Suất điện động của một pin quang điện có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có giá trị rất lớn.
B. Có giá trị rất nhỏ.
C. Có giá trị không đổi, không phụ thuộc điều kiện bên ngoài.
D. Chỉ xuất hiện khi pin được chiếu sáng.
Suất điện động của một pin quang điện có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có giá trị rất lớn.
B. Có giá trị rất nhỏ.
C. Có giá trị không đổi, không phụ thuộc điều kiện bên ngoài.
D. Chỉ xuất hiện khi pin được chiếu sáng.
Điện trở của một quang điện trở có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có giá trị rất lớn.
B. Có giá trị rất nhỏ.
C. Có giá trị không đổi.
D. Có giá trị thay đổi được.
Điều nào dưới đây sai khi nói về những kết quả rút ra từ thí nghiệm với tế bào quang điện ?
A.Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của tế bào quang điện luôn có giá trị âm khi dòng quang điện triệt tiêu.
B.Dòng quang điện vẫn còn tồn tại ngay cả khi hiệu điện thế giữa anốt và catôt của tế bào quang điện bằng không.
C.Cường độ dòng quang điện bão hoà không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích.
D.Giá trị của hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích.
Hãy ghép nửa câu ở phần trên với nửa câu ở phần dưới để thành một câu có nội dung đúng.
A. Pin hóa học...
B. Pin nhiệt điện...
C. Pin quang điện....
a) ... hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chặn.
b) ... hoạt động dựa vào sự hình thành các hiệu điện thế điện hóa ở hai điện cực.
c) ... hoạt động dựa vào sự hình thành hiệu điện thế khi các êlectron tự do khuếch tán từ đầu nóng sàn đầu lạnh của một dây kim loại.
Chiếu bức xạ có tần số f vào một kim loại có công thoát A gây ra hiện tượng quang điện. Giả sử một êlectron hấp thụ phôtôn sử dụng một phần năng lượng làm công thoát, phần còn lại biến thành động năng K của nó. Nếu tần số của bức xạ chiếu tới là 2f thì động năng của êlectron quang điện đó là
A.K – A.
B.K + A.
C.2K – A.
D.2K + A.
Trình bày cấu tạo và hoạt động của một pin quang điện.
Biết công thoát êlectron của các kim loại: canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là: 2,89 eV; 2,26eV; 4,78 eV và 4,14 eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,33 μm vào bề mặt các kim loại trên. Hiện tượng quang điện không xảy ra với các kim loại nào sau đây?
A.Kali và đồng.
B.Canxi và bạc.
C.Bạc và đồng.
D.Kali và canxi
Công thoát electron của một kim loại là A, giới hạn quang điện là λ0. Khi chiếu vào bề mặt kim loại đó bức xạ có bước sóng là λ = λ0/2 thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bằng
A.3A/2.
B.2A.
C.A/2.
D.A.
Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,20 μm vào một quả cầu bằng đồng, đặt cô lập về điện. Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μm. Điện thế cực đại mà quả cầu đạt được so với đất là
A.1,34 V.
B.2,07 V.
C.3,12 V.
D.4,26 V.
Động năng ban đầu cực đại của các êlectrôn quang điện
A.không phụ thuộc bước sóng ánh sáng kích thích.
B.phụ thuộc cường độ ánh sáng kích thích.
C.không phụ thuộc bản chất kim loại làm catốt.
D.phụ thuộc bản chất kim loại làm catôt và bước sóng ánh sáng kích thích.