Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

SK

Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến trường với niềm tự hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. H hãnh diện khoe: “Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé. Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ gạch và bỏ vào thùng phiếu luôn”.

Em có chia sẻ với H niềm tự hào đó không? Vì sao?

TT
2 tháng 4 2017 lúc 11:28

- H. tự hào vì lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân là rất chính đáng. Tuy nhiên, việc H. hãnh diện vì không chỉ bỏ một phiếu của mình mà còn bỏ phiếu thay cả bà và mẹ lại là một việc làm sai, cần phải phê phán.

- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi mỗi công dân phải tự mình lựa chọn các đại biểu xứng đáng mà mình tin cậy, tự mình thể hiện sự tính nhiệm đó trên lá phiếu và tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu.

- Để đảm bảo nguyên tắc này được thực thi, ngày bầu cử ở nước ta thường được tổ chức vào ngày chủ nhật để mọi người dân đều có điều kiện trực tiếp bỏ phiếu. Đối với những người tàn tật, những người ốm nặng không đến được địa điểm bỏ phiếu, Tổ bầu củ phải cử người mang hòm phiếu đến tận nơi để giúp họ trực tiếp thực hiện quyền công dân của mình.

- Việc H. làm thay bà và mẹ quyền bỏ phiếu trực tiếp, thực chất là vi phạm luật bầu cử.

Bình luận (0)
CL
12 tháng 4 2017 lúc 21:12

- H. tự hào vì lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân là rất chính đáng. Tuy nhiên, việc H. hãnh diện vì không chỉ bỏ một phiếu của mình mà còn bỏ phiếu thay cả bà và mẹ lại là một việc làm sai, cần phải phê phán.

- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi mỗi công dân phải tự mình lựa chọn các đại biểu xứng đáng mà mình tin cậy, tự mình thể hiện sự tính nhiệm đó trên lá phiếu và tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu.

- Để đảm bảo nguyên tắc này được thực thi, ngày bầu cử ở nước ta thường được tổ chức vào ngày chủ nhật để mọi người dân đều có điều kiện trực tiếp bỏ phiếu. Đối với những người tàn tật, những người ốm nặng không đến được địa điểm bỏ phiếu, Tổ bầu củ phải cử người mang hòm phiếu đến tận nơi để giúp họ trực tiếp thực hiện quyền công dân của mình.

- Việc H. làm thay bà và mẹ quyền bỏ phiếu trực tiếp, thực chất là vi phạm luật bầu cử


Bình luận (0)
DT
16 tháng 4 2017 lúc 21:42

Em sẽ không chia sẻ niềm vui đó với H, ngược lại e sẽ giải thích rõ cho H biết về hành vi mà H cùng bà và mẹ đã làm đó đã sai với nguyên tắc bầu cử.
Theo pháp luật hiện hành, nguyên tắc của quyền Bầu cử là: " Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín"
Đối với trường hợp trên, bà, mẹ và H đã vi phạm vào nguyên tắc" trực tiếp" khi đã giao phiếu bầu của mình cho người khác bầu cử thay.
Những điều này đã quy định rất rõ trong các Điều 58,59 Luật bầu cử, trong luật có quy định: mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu; Cử tri phải tự mình đi bầu, ......
Vì vậy, hành vi của bà, mẹ, H là hoàn toàn sai, đã vi phạm vào luật Bầu cử đại biểu Quốc hội!

Bình luận (0)