Unit 2I. Culture

ND

Read the text. What solution did the British government suggest for a problem in the 18th century? Was it successful? (Đọc văn bản. Chính phủ Anh đã đề xuất giải pháp gì cho một vấn đề ở thế kỷ 18? Giải pháp đó có thành công không?)

loading...

On a stormy night in 1707, four ships struck rocks off the south coast of England and sank. One thousand, four hundred sailors were drowned. The ships had crashed because they had no way of knowing how far they had travelled in a particular direction; they could not calculate their longitude, which required accurate time measurement. It was the most serious in a series of accidents at sea, and a stunned British government decided to act. In such difficult circumstances, they believed that the best response to the disaster was a competition: the Longitude Prize.

The Longitude Prize was no ordinary competition. To win it, someone had to find a way of calculating how far a ship had travelled east or west from its point of departure. Geniuses such as Sir Isaac Newton had failed to find a solution, so to ensure the interest of Britain’s greatest scientific minds, the government offered a prize of £20,000 - the equivalent of £2.6 million in today’s money. But to everyone’s surprise, it wasn’t a famous academic who solved the problem, but an unknown carpenter.

When John Harrison wasn’t working with wood, he was making clocks. An accurate clock would allow sailors to calculate their position, but at the time it was thought impossible to create a mechanical clock that could work on a ship. The movement of the sea and the changes in temperature destroyed the delicate parts. However, after three frustrated attempts, Harrison’s fourth sea clock, H4, finally triumphed. Its mechanics were so good that the H4 worked better than most clocks on land.

The Longitude Prize and Harrison’s success generated a lot of interest in the 18th century, but it was soon forgotten. However, in 2013, the British government created a new Longitude Prize, offering £10 million to the person who could solve a great challenge to humanity. An enthralled public then took part in a TV programme where viewers chose one challenge from a list of six for scientists to focus on. The question now is, will someone be able to solve it just as well as Harrison solved the challenge presented to him?

ND
15 tháng 10 2024 lúc 1:24

Gợi ý:

 - In the 18th century, the British government suggested a competition to win the Longtitude Prize as a way to find a solution for a marine disaster.

- The solution proved to be successful since it had attracted John Harrison, a relatively unknown carpenter and clockmaker, to take part in. Eventually, he invented the marine chronometer called H4, helping his government solve the difficult problem.

Dịch:

- Ở thế kỷ 18, chính phủ Anh đã đề xuất tổ chức một cuộc thi giành Giải thưởng Longtitude nhằm tìm ra giải pháp cho một thảm họa đường biển.

- Giải pháp đã cho thấy sự thành công khi thu hút được John Harrison, một thợ mộc và thợ đồng hồ không mấy tên tuổi, tham gia. Cuối cùng, ông đã phát minh ra chiếc đồng hồ hàng hải có tên H4, giúp chính phủ Anh giải quyết bài toán khó.

Hướng dẫn dịch:

Thiết bị GPS đầu tiên trên thế giới

Vào một đêm giông bão năm 1707, bốn con tàu va phải đá ngầm ngoài khơi bờ biển phía nam nước Anh và chìm xuống. 1400 thủy thủ đã bỏ mạng. Bốn con tàu chịu kết cục bi thảm vì không có cách nào biết được quãng đường họ đã đi bao xa và theo hướng nào; họ không xác định được vị trí kinh độ vì việc này đòi hỏi phải có phương pháp đo thời gian chính xác. Đây là thảm kịch thương vong nhất trong hàng loạt tai nạn trên biển thời điểm đó, khiến một chính phủ Anh choáng váng quyết định phải hành động. Trong thời điểm khó khăn như vậy, họ tin rằng cách ứng phó tốt nhất đó là tổ chức một cuộc thi để trao Giải thưởng Longitude.

Đây không phải là một cuộc thi bình thường. Để giành được Giải thưởng Longitude, người chiến thắng phải tìm được cách tính quãng đường tàu đi trên biển về phía đông hay phía tây từ điểm xuất phát. Những thiên tài như Isaac Newton đã thất bại trong việc tìm ra giải pháp, vì vậy để khích lệ những bộ óc khoa học vĩ đại nhất nước Anh tham gia cuộc thi, chính phủ Anh đã đưa ra giải thưởng trị giá 20.000 bảng Anh - tương đương 2,6 triệu bảng theo thời giá ngày nay. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, cuối cùng người đã tìm ra giải pháp không phải là nhà khoa học nổi tiếng nào cả mà là một người thợ mộc vô danh.

Khi John Harrison không làm việc với gỗ thì ông ấy làm đồng hồ. Một chiếc đồng hồ chính xác sẽ cho phép các thủy thủ tính toán vị trí trên biển, nhưng thời điểm đó người ta cho rằng không thể nào tạo ra một chiếc đồng hồ cơ có thể hoạt động được trên tàu. Chuyển động của biển và nhiệt độ hay thay đổi được cho là sẽ phá hủy các bộ phận dễ vỡ của đồng hồ. Tuy nhiên, sau ba lần thất vọng, chiếc đồng hồ đi biển thứ tư của Harrison ra đời, đặt tên là H4, cuối cùng đã thành công. Cơ chế của H4 tốt đến mức nó có thể hoạt động còn tốt hơn hầu hết đồng hồ trên đất liền.

Giải thưởng Longitude và thành công của ông Harrison đã thu hút rất nhiều sự quan tâm ở thế kỷ 18, nhưng rồi rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, vào năm 2013, chính phủ Anh đã tạo ra Giải thưởng Longitude mới để trao 10 triệu bảng cho người nào có thể tìm ra giải pháp cho một thách thức lớn của nhân loại. Sau đó, công chúng bị mê hoặc bởi giải thưởng đã tham gia vào một chương trình truyền hình trong đó người xem chọn một thách thức từ một danh sách gồm sáu thách thức lớn để các nhà khoa học tập trung tìm cách giải quyết. Câu hỏi bây giờ đó là liệu có ai đó có thể tìm ra một giải pháp hay như giải pháp của ông Harrison năm xưa hay không?

Bình luận (0)