Văn bản ngữ văn 7

H24

Phat bieu cam nghi cua em ve

Thuong nguoi nhu the thuong than

Khog thay do may lam nen

Rau tom nau voi ruot bau

Chong chan vo hup gap dau khen ngon

Dung chep tren mang nha

NL
19 tháng 1 2018 lúc 8:04

- Phát biểu cảm nghĩ về câu " Thương người như thể thương thân "

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.

- Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”

- II. THÂN BÀI

l. Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?

- Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.

- Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.

- Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.

2.Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?

- Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

- Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh.Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng

tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.

- Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thíaa giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.

- Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Ọuả bầu mẹ”,..

- Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...

- Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lôi sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sổng, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.

- Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,...Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.

3.Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẽ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh

- Những ké này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.

- Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.

- Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.

III.KẾT BÀI

- Ọua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

- Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

- Tôi nguyện hứa rằng sẽ luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh minh.


Bình luận (0)
NL
19 tháng 1 2018 lúc 8:05

- Phát biểu cảm nghĩ về câu " Thương người như thể thương thân "

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

"Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

"Con cò chết rũ trên cây

Cò con mở lịch định ngày làm ma

Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

Bình luận (0)
NL
19 tháng 1 2018 lúc 8:07

- Phát biểu cảm nghĩ về câu " Không thầy đố mày làm nên "

Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Theo quan niệm "Quân, sư, phụ" thì người thầy luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó tục ngữ mới có câu "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở con cháu phải biết ơn, biết trọng thầy.


Ngày nay, với một thời đại mới mà khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.

Câu tục ngữ tuy giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" ở dây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như

vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thể nào thành đạt duợc. Câu tục ngữ như một lời thách thức "đố mày", đồng thời cũng là lời răn dạy mạng tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay, điều lạ. Lúc còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần, đọc chữ... Dần dần ta mới có được những kiến thức, những hiểu biết cao hơn, rộng hơn như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn cua người thầy quá là to lớn. Công ơn ấy có thể thành công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ ; bởi cha mẹ có công sinh ta ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, còn người thầy có công "khai hóa" trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

Trước kia theo lối học khoa bảng, người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người học trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ (học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Phạm Sư Mạnh (học trò cua thầy Chu Văn An)... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy "không thầy đố mày làm nên" là không sai.

Ngày nay, để phù hợp với thời đại tiến bộ của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò học nhiều môn học và được nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn học. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiên thức, hướng dẫn cho người học trò học tập, nghiên cứu. Và kiên thức ấy có được tiếp thu và áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ dộng. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó cho liên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức mà người thầy đã cung cấp và biến nó thành "vốn riêng" riêng của bản thân để thực hành áp dụng cho có kết quả. "Thầy dạy tốt, trò học tốt" chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành quả tốt dẹp. Như vậy, dẫu cho ngày nay vai trò của người thầy không còn quan trọng tuyệt đối như trước kia nữa nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng những kiên thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao cùa người thay bồi dưỡng vun đắp nên. Và những kiến thúc ấy là những viên gạch tiếp nổi, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Chiến luợc điều này ta càng thấm thía câu tục ngữ "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) mà ông cha tạ nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy bổn phận của người học trò là phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lí làm người, là hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt dẹp.

Thế nhưng, hiện nay trong xã hội ta còn biết bao kẻ "ăn cháo đá bát". Họ đã quên công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rén luyện nó nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xứ tệ bạc với thầy cô như chửi mang, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động biết nói của những hạng người vô liêm sĩ ?

Ngày nay, người "thầy" cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn những người "dạy nghề". Bởi lẽ đâu phải nhất thiết sự thành đạt "làm liều" của người học trò đều phải là "mảnh bằng" là "học vị", mà mỗi người học sinh phải tự hướng mình, tương lai mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có rực rỡ vinh quang hay không là do bản thân nỗ lực của ngươi học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng để góp phần vào việc "làm nên" ấy.

Biết ơn thầy, yêu kinh thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tinh cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. "Không thầy đố mày làm nên" mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

Bình luận (0)
BH
19 tháng 1 2018 lúc 16:06

Phát biểu cảm nghĩ về câu " Không thầy đố mày làm nên "

 

Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Theo quan niệm "Quân, sư, phụ" thì người thầy luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó tục ngữ mới có câu "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở con cháu phải biết ơn, biết trọng thầy.


Ngày nay, với một thời đại mới mà khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.

Câu tục ngữ tuy giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" ở dây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như

vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thể nào thành đạt duợc. Câu tục ngữ như một lời thách thức "đố mày", đồng thời cũng là lời răn dạy mạng tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay, điều lạ. Lúc còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần, đọc chữ... Dần dần ta mới có được những kiến thức, những hiểu biết cao hơn, rộng hơn như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn cua người thầy quá là to lớn. Công ơn ấy có thể thành công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ ; bởi cha mẹ có công sinh ta ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, còn người thầy có công "khai hóa" trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

Trước kia theo lối học khoa bảng, người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người học trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ (học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Phạm Sư Mạnh (học trò cua thầy Chu Văn An)... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy "không thầy đố mày làm nên" là không sai.

Ngày nay, để phù hợp với thời đại tiến bộ của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò học nhiều môn học và được nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn học. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiên thức, hướng dẫn cho người học trò học tập, nghiên cứu. Và kiên thức ấy có được tiếp thu và áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ dộng. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó cho liên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức mà người thầy đã cung cấp và biến nó thành "vốn riêng" riêng của bản thân để thực hành áp dụng cho có kết quả. "Thầy dạy tốt, trò học tốt" chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành quả tốt dẹp. Như vậy, dẫu cho ngày nay vai trò của người thầy không còn quan trọng tuyệt đối như trước kia nữa nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng những kiên thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao cùa người thay bồi dưỡng vun đắp nên. Và những kiến thúc ấy là những viên gạch tiếp nổi, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Chiến luợc điều này ta càng thấm thía câu tục ngữ "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) mà ông cha tạ nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy bổn phận của người học trò là phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lí làm người, là hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt dẹp.

Thế nhưng, hiện nay trong xã hội ta còn biết bao kẻ "ăn cháo đá bát". Họ đã quên công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rén luyện nó nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xứ tệ bạc với thầy cô như chửi mang, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động biết nói của những hạng người vô liêm sĩ ?

Ngày nay, người "thầy" cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn những người "dạy nghề". Bởi lẽ đâu phải nhất thiết sự thành đạt "làm liều" của người học trò đều phải là "mảnh bằng" là "học vị", mà mỗi người học sinh phải tự hướng mình, tương lai mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có rực rỡ vinh quang hay không là do bản thân nỗ lực của ngươi học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng để góp phần vào việc "làm nên" ấy.

Biết ơn thầy, yêu kinh thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tinh cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. "Không thầy đố mày làm nên" mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

Bình luận (0)
BH
19 tháng 1 2018 lúc 16:07

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

"Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

"Con cò chết rũ trên cây

Cò con mở lịch định ngày làm ma

Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết