Ôn tập ngữ văn 12

GJ

Phân tích chất lãng mạn và chất bi tráng trong bài thơ Tây Tiến. Từ đó liên hệ với lý tưởng sống của thanh niên ngày nay

NH
4 tháng 10 2018 lúc 14:34

1. Chất lãng mạn và bi tráng được thể hiện qua hình tượng thiên nhiên

- Thiên nhiên Tây Bắc không chỉ hoang sơ hùng vĩ mà còn thơ mộng trữ tình:

+ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Câu thơ toàn vần bằng tạo nên âm điệu du dương và như một cái thở phào nhẹ nhõm, sự nghỉ chân của người lính sau mỗi chặng đường hành quân.

+ "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi": thiên nhiên ấm cúng bởi làn khói từ căn bếp, đó là dấu hiện của sự sống và hơn nữa còn thể hiện tình quân dân gắn bó keo sơn.

- Thiên nhiên Tây Bắc cũng rất bi tráng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" => hành khúc đơn độc khóc thương sự mất mát hi sinh của những người lính Tây Tiến.

2. Chất lãng mạn và bi tráng được thể hiện qua hình ảnh con người.

a. Đồng bào Tây Bắc mang vẻ đẹp lãng mạn.

- Chất lãng mạn được thể hiện qua những kỉ niệm về đêm liên hoan ấm áp tình quân dân.

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ".

- Chất lãng mạn còn được thể hiện qua cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc với cán bộ:

"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa".

b. Hình ảnh người lính Tây Tiến vừa mang vẻ hào hùng hào hoa, vừa lãng mạn lại vừa bi tráng

- Lãng mạn, hào hoa mà hào hùng:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc...

Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm".

Người lính Tây Tiến cả một đoàn binh "không mọc tóc" vì sốt rét rừng hoành hành. Vậy mà câu thơ mang cái ngạo nghễ, dường như không thể mọc mà không thèm mọc tóc. Hình ảnh này cũng khiến ta liên tưởng tới hình ảnh những người lính trong đồng chí:

"Sốt run người vừng chán ướt mồ hôi"

Hay:

"Giọt giọt mồ hôi rơi

Trên má anh vàng nghệ

Anh giải phóng quân ơi

Sao mà yêu anh thế".

(Tố Hữu)

Đi kèm với hình ảnh không mọc tóc là hình ảnh "quân xanh màu lá". Đây vừa là hình ảnh tả thực vừa gợi vẻ lãng mạn với nhiều tầng nghĩa. Đó có thể là những người lính Tây Tiến bị sốt rét rừng làm cho nước da xanh xao. Đó cũng có thể là những lá ngụy trang trên ba lô và áo người lính để đánh lạc hướng địch trên những chặng đường hành quân. Câu thơ như làm tái hiện lên cả một thời hào hùng oanh liệt, vừa làm hiện lên chất lạc quan, nụ cười vượt lên hoàn cảnh của người lính.

"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới" là câu thơ đậm chất lãng mạn. Bởi hình ảnh "mắt trừng" đã gợi ra những đêm trực gác của người lính để xét đoán bước đi của địch, nhưng trong cái gió đại ngàn của núi rừng, trong những giờ phút đón đánh địch hay đầy cô độc, họ vẫn nhớ về "mộng biên giới", vẫn nhớ tới những điệu múa, lời ca trong đêm liên hoan thuở nào. Đặc biệt hơn hình ảnh "dáng Kiều thơm" là một hình ảnh độc đáo. Bởi câu thơ đã cho thấy "cái tôi", nỗi lòng của những người lính. Dáng kiều thơm là bóng hồng diễm lệ, là những cô gái Hà Thành thanh lịch mà những chàng trai thủ đô thương nhớ và lưu giữ hình bóng. Có nhà thơ cũng từng viết:

"Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa

Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng

Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng

Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm".

Hay Nguyễn Đình Thi cũng từng viết:

"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá vơi đầy".

(Đất nước)

Ẩn sau cái ra đi dứt khoát hay bóng kiều thơm đều cho thấy một bóng hình, một điểm tựa để người lính vững tay súng chiến đấu. Bởi vậy hành trang mà họ mang theo là người thương, là gia đình, là những điểm tựa tinh thần. Câu thơ một thời từng bị đánh giá là buồn rớt mộng rớt cái tôi tiểu tư sản. Nhưng không phải như vậy. Mà câu thơ đã cho thấy sự thấu hiểu của QuanG Dũng về những người lính Tây Tiến. Hoàng Trung Thông cũng cho rằng: "Câu thơ như chứa đựng cả hai thế giới". Đó là sự hòa quyện giữa cái chung với cái riêng, giữa con người cá nhân và con người cộng đồng.

- Bi tráng:

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ...

Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

3. Liên hệ với lí tưởng của thanh niên hiện nay.

- Lí tưởng của thanh niên thời đó đều quyết ra đi vì nghĩa lớn. Họ vốn là những người nông dân, người trí thức tài hoa nhưng đều quyết cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

- Bởi vậy tiếp nối mạch lí tưởng ấy, thế hệ trẻ hiện nay cũng cần vững vàng tinh thần để "chiến đấu" với nhiều "kẻ thù" mới. Đó là việc làm sao để nước ta được giàu mạnh và "sánh vai được với các cường quốc năm châu", vươn xa ra thế giới. Muốn vậy, thế hệ trẻ cần xác định cho mình mục tiêu vững vàng, từng bước hành động để đạt được mục tiêu ấy. (Em nêu ra những biện pháp cụ thể như nỗ lực học tập, học hỏi, trau dồi kiến thức kĩ năng, phát triển bản thân,....nữa nhé!)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết