Văn bản ngữ văn 7

NA

phân tích bài buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

TP
22 tháng 10 2016 lúc 20:57

Trần Nhân Tông nổi tiếng là một vị vua anh minh hiền đức khoan dung. Bên cạnh đó ông còn là một nhà thơ một nhà văn hóa tiêu biểu của nhà Trần. Ông đã để lại một số lượng tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn. Trong số đó ta không thể không kể đến tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra. Tác phẩm được sáng tác trong thời điểm ông về thăm quê nhà. Bài thơ tả cảnh buổi chiều ở Thiên trường tuy vắng lặng nhưng lại có rất nhiều cảnh vật khiến lòng người xốn xang

Hai câu thơ đầu tiên tả thời điểm và vị trí khi mà tác giả có mặt

"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên "
(trước xóm sau thôn tựa khói hồng
Bóng chiều man mác có dường không)

Đọc câu thơ ta thấy xuất hiện thời gian đó là thời điểm cảnh hoàng hôn. Chọn thời điểm như vậy dường như cũng là một dụng ý của tác giả bởi cảnh vật khi đã hoàng hôn trên thôn quê thì vô cùng vắng lặng hiếm có hình ảnh con người nhưng khi ấy cảnh vậy lại đang chuyển giao màu sắc nên cảnh vật sẽ vô cùng phong phú khiến cho thi nhân ngỡ ngàng. Địa điểm mà tác giả nói đến ở đây chính là trước xóm nhưng lại sau thôn và cảnh tượng ấy như đang chìm dần vào làn khói mờ giăng mắc khiến cho tầm mắt thi nhân khó quan sát hơn. Đó là làn khói từ trong bếp của các ngôi nhà đang chuẩn bị cơm tối. Hình ảnh này gợi cho chúng ta cảm giác về tình cảm ấm cúng của gia đình, đó là một hình ảnh quen thuộc mà quê hương ai cũng có để rồi đi xa ai cũng nhớ cái hương vị của bếp củi đó. Cụm từ "bán vô bán hữu" nửa như có lại nửa như không có khiến cho chúng ta thấy được khung cảnh ấy vừa thực lại vừa ảo không rõ thực hư. Tâm hồn người đang lâng lâng trước cảnh hay chính lòng người đang lâng lâng mơ mộng nhìn về xóm nhà tranh quê hương với bếp củi ấm áp. Bức tranh quê với những màu sắc que thuộc của ánh dương vàng còn rớt lại trên ngọn tre chỗ đậm chỗ nhạt cùng tiếng sáo véo von gợi cho ta cảm giác về cuộc sống thanh bình và dường như đây cũng là một mong ước giản đơn với những người dân bình thường nhưng nó lại thật khó khăn đối với một ông vua của dân tộc. Hình ảnh trong bài thơ không có gì đặc biệt nhưng lại gây xúc động lạ lùng. Bởi nhân dân ta đã đổ xương máu đau thương tan tóc mới có thể giành lại được cuộc sống yên ấm từ tay lũ giặc ngoại xâm. hai câu thơ cuối là bức tranh đơn sơ của cảnh thôn quê.

“Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền. ”
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).

Nhà thơ lựa chọn hai hình ảnh thơ đó là cánh cò và hình ảnh lữ trẻ đang chăn trâu. Tác gải chọn hai hình ảnh ấy làm hai hình ảnh kết bài thơ chính bởi đây là những hình ảnh đặc trưng nhất tiêu biểu nhất của quê hương mỗi người. Đó là hình ảnh tiếng sáo đang văng vẳng bên tai của những cậu bé chăn trâu khiến nhà thơ cảm thấy xốn xang lạ thường. Dường như ta đang được về quê cùng tác giả để ngửi hơi khói bếp để nghe tiếng sáo du dương để ngắm đàn trâu đang nhai những ngọn cỏ cuối cùng để về nhà. Đó còn là hình ảnh những cánh cò trắng đang chao liệng. Nói đến quê hương sao có thể không nhắc đến những đàn cò trắng đã đi vào trong tâm hông người dân thôn quê và cánh cò ấy cũng chao nghiêng trên bao bài thơ câu thơ thân thương của người dân. Đã là một người con của quê hương ta không thể quên được những hình ảnh thân thương ấy. Có lẽ tác giả không thực nhìn thấy những hình ảnh đó nhưng đối với một người con của quê hương mà nói những hình ảnh đó vốn là những hình ảnh quen thuộc đến nỗi mỗi khi nhắc đến là họ không thể quên được. Qua đó ta thấy tác giả cũng là một người sinh ra trên một mảnh đất quê hương và chịu cảnh chân lấm tay bùn, có thể tác giả mới có thể hiểu cảm nhận và viết lên những âu thơ về quê hương da diết đến như thế.

Cho đến nay bài thơ đã vượt qua rất nhiều những bài thơ viết về quê hương và trở thành bài thơ gây được nhiều ấn tượng lớn trong lòng người đọc. Tác phẩm đã gợi được cái hồn cái cốt cũng như con người của làng quê Việt Nam. Bài thơ sâu sắc nhưng lại vô cùng giản dị thể hiện khí chất của bậc hiền tài

Bình luận (1)
LP
22 tháng 10 2016 lúc 21:18
Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông. Sau khi lên ngôi, ông tỏ ra là một vị vua nổi tiếng khoan hòa, nhân ái và yêu nước. Ông đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi vẻ vang (1285, 1288). Vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm theo hướng Việt Nam hóa đạo Phật, cuối đời, vào năm 1298, ông đi tu và trụ trì ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Vua Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của đời Trần. 

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ta được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này. Ngày tháng sáng tác không thấy ghi cụ thể nhưng chắc chắn bài thơ ra đời sau chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba không lâu, vào giai đoạn cuộc sống yên lành của nhân dân đang được khôi phục lại (nghĩa là vào khoảng những năm 90 của thế kỉ XIII).

Phiên âm chữ Hán: Thiên Trường vãn vọng
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền. Dịch nghĩa: Buổi chiều ở phủ Thiên Trường trông ra
Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,
Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không.
Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von
Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng. Dịch thơ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Ngô Tất Tố dịch) Bài thơ tả cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường. Đây là khung cảnh một vùng quê tĩnh lặng như muôn vàn cảnh quê khác lúc chiều buông. Chỉ đếm được vài đường nét: mấy mái nhà tranh thấp thoáng trong làn sương mờ mờ như khói; dăm trẻ mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, dẫn trâu về chuồng; vài đôi cò trắng chao nghiêng cánh chấp chới liệng xuống đồng… Hai câu thơ đầu: Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
(Trước xóm, sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có dường không). Đây là cảnh hoàng hôn, sự vật trước xóm, sau thôn chìm dần vào màn sương đang từ từ buông xuống, hòa lẫn với những làn khói tỏa ra từ mái bếp. Trong bóng chiều man mác, mọi vật thấp thoáng ẩn hiện, dường như có, dường như không. Bức tranh quê với những sắc màu quen thuộc của ánh tà dương vàng còn rớt lại trên ngọn tre, của sương tím, cò trắng, lúa xanh… chỗ đậm, chỗ nhạt cùng tiếng sáo véo von gợi cảm giác về một cuộc sống thanh bình đã trở lại sau bao năm binh lửa. Hình ảnh trong bài thơ không có gì đặc biệt, rất giản dị, bình thường nhưng lại gây xúc động lạ lùng. Tại sao như vậy? Bởi dân ta đã phải đổ xương máu, phải chịu bao đau thương, tang tóc mới giành lại được cuộc sống yên ấm từ tay lũ giặc dữ xâm lược. Hai câu thơ cuối: Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng). 

Nhà thơ đã lựa chọn được hai hình ảnh tiêu biểu cho cảnh đồng quê lúc chiều về : trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trầu về chuồng và cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng đã vắng bóng người.

Lời thơ không đơn thuần là kể và tả mà nó còn biểu hiện một xúc cảm kì lạ và một niềm vui đang xốn xang, rạo rực trong lòng nhà thơ. Ngắm đàn trâu no căng đang chậm rãi nối đuôi nhau về làng, trên lưng vắt vẻo mấy chú mục đồng ung dung thổi sáo; phóng tầm mắt ra xa (vọng), thấy trên thảm lúa xanh, dăm ba cánh cò trắng muốt đang chao liệng, thử hỏi lòng nào không xao xuyến, bâng khuâng, không dạt dào yêu mến?!

 Cảnh tượng buổi chiều ở nông thôn được tác giả phác họa rất đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê, hồn quê. Điều đó chứng tỏ tác giả là vị vua xuất thân từ nông dân, đã cùng lăn lộn, cùng vào sinh ra tử với dân để đánh đuổi ngoại xâm, giành lại cho đất nước cảnh sống thanh bình. Dù có địa vị tối cao nhưng tâm hồn nhà vua – thi sĩ vẫn gắn bó máu thịt với quê hương và dân chúng. Bài thơ tuy ngắn nhưng nó xứng đáng là thơ của mọi thời bởi cho dù mấy trăm năm đã trôi qua mà sức mạnh rung cảm và chinh phục lòng người của nó vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu.Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!
Bình luận (2)
CU
27 tháng 9 2017 lúc 14:00

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiền Trường trông ra được vua Trần Nhân Tông sáng tác trong một dịp về thăm lại kinh đô Thiên Trường ở Nam Định. Bằng đôi nét chấm phá, nhà vua - nhà thơđã vẽ nên một bức tranh đẹp huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn về miền quê thôn dã, xứng đáng là một bức tranh đầy nghệ thuật vẽ cảnh chiều nơi thôn dã.

Cảnh chiều tà từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi sĩ, bởi không gian chiều tà thường gợi cho con người nhiều cảm xúc đặc biệt. Bà Huyện Thanh Quan miêu tả cảnh Đèo Ngang vào một buổi chiều tà. Cô gái trong câu ca dao Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều cũng nhớ mẹ vào thời gian đó. Cảnh chiều tà có khi gợi lên trong tâm hồn thi sĩ nỗi suytư về kiếp người ngắn ngủi, có khi lại gợi lên nỗi niềm nhớ nước, nhớ quê hương, có khi lại gợi lên sự đồng điệu trong tâm hồn thi sĩ với thiên nhiên, cảnh vật.

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra chính là sự giao hòa giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật nơi miền quê thôn dã.

Mở đầu bài thơ, Trần Nhân Tông đã vẽ nên một không gian mờ ảo của cảnh chiều để làm nền cho bức tranh mà nhà vua sắp vẽ:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Vùng quê trong thôn phía trước và sau đều chìm trong làn sương mờ mờ như khói phủ. Chính không gian đó làm cho cảnh vật hiện lên trong miền quê trở nên huyền ảo, cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Chính không gian đó đã tạo cho tác giả một cảm nhận khác lạ:

Bóng chiều man mác có dường không

Tác giả nhìn bóng chiều và cảm nhận như nửa có, nửa không, vừa thực, vừa mơ. Không gian và lòng người như hòa quyện vào nhau và tạo ra cảm giác hư ảo khó diễn tả. Đó là một phần của bức tranh phong cảnh hiện ra trong những phần sau.

Hai câu thơ đầu chúng ta chưa thấy bóng dáng con người xuất hiện nên cảnh vật khá tĩnh lặng và đìu hiu. Sự bao la của không gian được tô thêm bởi những mảng khói chiều khiến lòng người như thực, như mơ. Câu thơ tiếp theo mới là thực tại của một miền quê vốn yên bình, vắng lặng: Mục đồng sáo vẳng trâu về hết.

Con người xuất hiện không làm cho không khí bài thơ sinh động hơn. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu với hai tay cầm sáo đang thổi vi vu là hình ảnh thường thấy trong thơ cổ. Quê cũ của nhà vua cũng có nhữnghình ảnh như thế, và tác giả đã rất khéo léo khi đưa hình ảnh này vào trong bài thơ. Hình ảnh mục đồng trên lưng trâu thổi sáo càng làm cho không gian thêm vắng lặng và yên tĩnh chứ không tạo ra một âm thanh nào khác có thể làm thay đổi cảm nhận của tác giả. Hình ảnh này như một nét chấm phá làm cho bức tranh vốn có hồn, gợi cảm trở nên có hồn và gợi cảm hơn. Hình ảnh những chú bé chăn trâu không hề lẻ loi trong bức tranh mênh mông mà trái lại càng chiếm một vị trí quan trọng, giúp diễn tả hết tâm trạng của tác giả.

Bức tranh càng đẹp hơn, gợi cảm hơn khi tác giả “vẽ” vào đó một đôi cò trắng:

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Hình ảnh Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng vừa làm tăng thêm sức sống cho bức tranh, vừa gợi nên một khung cảnh thiên nhiên thanh bình, một không khí nhẹ nhàng của miền quê yên tĩnh.

Trần Nhân Tông đã thể hiện sự nhạy cảm trước thiên nhiên, tinh thần yêu thiên nhiên và sông hòa quyện với thiên nhiên qua bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. Bài thơ đã thể hiện một tâm hồn, một tình cảm cao đẹp của nhà vua. Ông đã chứng tỏ tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương của mình qua bài trơ trên.

Bình luận (0)
HA
17 tháng 10 2017 lúc 20:45

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiền Trường trông ra được vua Trần Nhân Tông sáng tác trong một dịp về thăm lại kinh đô Thiên Trường ở Nam Định. Bằng đôi nét chấm phá, nhà vua - nhà thơđã vẽ nên một bức tranh đẹp huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn về miền quê thôn dã, xứng đáng là một bức tranh đầy nghệ thuật vẽ cảnh chiều nơi thôn dã.

Cảnh chiều tà từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi sĩ, bởi không gian chiều tà thường gợi cho con người nhiều cảm xúc đặc biệt. Bà Huyện Thanh Quan miêu tả cảnh Đèo Ngang vào một buổi chiều tà. Cô gái trong câu ca dao Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều cũng nhớ mẹ vào thời gian đó. Cảnh chiều tà có khi gợi lên trong tâm hồn thi sĩ nỗi suytư về kiếp người ngắn ngủi, có khi lại gợi lên nỗi niềm nhớ nước, nhớ quê hương, có khi lại gợi lên sự đồng điệu trong tâm hồn thi sĩ với thiên nhiên, cảnh vật.

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra chính là sự giao hòa giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật nơi miền quê thôn dã.

Mở đầu bài thơ, Trần Nhân Tông đã vẽ nên một không gian mờ ảo của cảnh chiều để làm nền cho bức tranh mà nhà vua sắp vẽ:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Vùng quê trong thôn phía trước và sau đều chìm trong làn sương mờ mờ như khói phủ. Chính không gian đó làm cho cảnh vật hiện lên trong miền quê trở nên huyền ảo, cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Chính không gian đó đã tạo cho tác giả một cảm nhận khác lạ:

Bóng chiều man mác có dường không

Tác giả nhìn bóng chiều và cảm nhận như nửa có, nửa không, vừa thực, vừa mơ. Không gian và lòng người như hòa quyện vào nhau và tạo ra cảm giác hư ảo khó diễn tả. Đó là một phần của bức tranh phong cảnh hiện ra trong những phần sau.

Hai câu thơ đầu chúng ta chưa thấy bóng dáng con người xuất hiện nên cảnh vật khá tĩnh lặng và đìu hiu. Sự bao la của không gian được tô thêm bởi những mảng khói chiều khiến lòng người như thực, như mơ. Câu thơ tiếp theo mới là thực tại của một miền quê vốn yên bình, vắng lặng: Mục đồng sáo vẳng trâu về hết.

Con người xuất hiện không làm cho không khí bài thơ sinh động hơn. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu với hai tay cầm sáo đang thổi vi vu là hình ảnh thường thấy trong thơ cổ. Quê cũ của nhà vua cũng có nhữnghình ảnh như thế, và tác giả đã rất khéo léo khi đưa hình ảnh này vào trong bài thơ. Hình ảnh mục đồng trên lưng trâu thổi sáo càng làm cho không gian thêm vắng lặng và yên tĩnh chứ không tạo ra một âm thanh nào khác có thể làm thay đổi cảm nhận của tác giả. Hình ảnh này như một nét chấm phá làm cho bức tranh vốn có hồn, gợi cảm trở nên có hồn và gợi cảm hơn. Hình ảnh những chú bé chăn trâu không hề lẻ loi trong bức tranh mênh mông mà trái lại càng chiếm một vị trí quan trọng, giúp diễn tả hết tâm trạng của tác giả.

Bức tranh càng đẹp hơn, gợi cảm hơn khi tác giả “vẽ” vào đó một đôi cò trắng:

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Hình ảnh Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng vừa làm tăng thêm sức sống cho bức tranh, vừa gợi nên một khung cảnh thiên nhiên thanh bình, một không khí nhẹ nhàng của miền quê yên tĩnh.

Trần Nhân Tông đã thể hiện sự nhạy cảm trước thiên nhiên, tinh thần yêu thiên nhiên và sông hòa quyện với thiên nhiên qua bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. Bài thơ đã thể hiện một tâm hồn, một tình cảm cao đẹp của nhà vua. Ông đã chứng tỏ tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương của mình qua bài trơ trên.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
SS
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
GG
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết