Văn bản ngữ văn 7

PHẦN TẬP LÀM VĂN:

Câu 1:

Trình bày các đặc điểm của văn bản nghị luận.

- Cho biết luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh). Nhận xét về sức mạnh thuyết phục của bài văn ấy.

Câu 2: Nê các bước lập ý cho bài văn nghị luận.

Câu 3: Tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Chớ nên tự phụ.

Helppppp meeeee!!!

buithianhthoVũ Minh TuấnHoàng Minh Nguyệtkhongbietem!Thảo PhươngThinh NguyễnMinh AnHồ Bảo TrâmPhạm Phương LinhNguyễn Anh Thơ giúp e vs ạ !!! cả ông anh già giúp em vs nhaaaaaaaa >.<

TP
16 tháng 3 2020 lúc 20:40

Câu 1: Đặc điểm của văn nghị luận:

- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

Câu 2: Cách lập dàn ý :

-Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài, từ đó tiến hành các bước: tìm hệ thống luận điểm, luận cứ; sắp xếp, triển khai hệ thống ý đó theo một trật tự hợp lí, có trọng tâm.

-Dàn ý của một bài văn nghị luận cũng được triển khai thành ba phần:

+ Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.

+ Thân bài: Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ.

+ Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa hoặc mở rộng vấn đề.\

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TP
16 tháng 3 2020 lúc 20:45

Câu 3: -Tìm hiểu đề :

+Đề nêu nên vấn đề gì ?

+Đối tượng và phạm vi bàn luận ở đây là gì ?

+Khuynh hướng của đề là khẳng định hay phủ định ?

+Để có thể làm tốt đề này , người viết cần chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng gì ?

-Tìm hiểu đề văn chớ nên tự phụ:

+Vấn đề: khuyên con người không nên tự phụ vì tính tự phụ mang lại rất nhiều tác hại.

+Đối tượng và phạm vị bàn luận: tính tụ phụ cũng những tác hại của nó.

+Khuynh hướng của đề là phủ định.

+Để có thể làm tốt đề này người viết cần có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng khẳng định vốn ham học hỏi, biết người biết ta.

=>Để làm một bài văn nghị luận cần xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận để không làm sai đề

-Dàn ý:

1. Xác định luận điểm:
Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.
Em tán thành ý kiến tự phụ là một thói xấu của con người. Chúng ta không nên tự phụ mà nên khiêm tốn, thật thà, tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người.

Những luận điểm phụ tương đồng:

-Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.

-Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.

-Tự phụ khiến cho mọi người xa lánh, chê trách.

2. Tìm luận cứ:
Tự phụ tức là tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.

Người ta khuyên chớ nên tự phụ bởi làm như vậy:

-Mình không biết mình.

-Bị mọi người khinh ghét.

Tự phụ có hại:

-Cắt đứt quan hệ của mình với người khác.

-Việc làm của mình không có sự hợp tác của mọi người dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả.

-Gây nên nỗi buồn cho chính mình.

-Khi thất bại thường tự ti.

Tự phụ có hại cho:

-Chính người tự phụ.

-Với mọi quan hệ khác.

Các dẫn chứng:

-Nên lấy từ thực tế trường lớp, hoàn cảnh quanh mình.

-Tự xét những lúc mình đã tự phụ.

-Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo. Chẳng hạn, ở truyện cổ tích:

-Đại phú Thạch Sùng thiếu mảnh vỡ của nồi đất kho cá bát sành mà cơ nghiệp lẫn thân xác đi đời. Chưa đậu ông Nghè đã đe hàng tổngcho nên biến thành cọp dữ...

3. Xây dựng lập luận:

Nên bắt đầu tự việc định nghĩa tự phụ là gì. Tiếp đó làm nổi bật một số nét tích cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TP
16 tháng 3 2020 lúc 20:45

Câu 3: Dàn ý (Tham khảo )

I.Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là phải trở thành một người biết khiêm tốn. Mỗi chúng ta từ ngày bé đều đã được dạy rằng “chớ nên tự phụ”. Dù chỉ có bốn chữ ngắn gọn xúc tích, nhưng đây quả thực là một bài học quý giá đối với mỗi người.

II.Thân bài:

1.Giải thích vấn đề cần bàn luận:

Tự phụ là một thói xấu mà nhiều người mắc phải Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác, kể cả những người ở trên mình Như vậy, câu nói là một lời khuyên nhắc nhở chúng ta không nên quá tự cao, tự đại về bản thân mình

2. Bàn luận về tính đúng đắn của ý kiến:

a.Tự phụ khiến chúng ta không biết được bản thân mình là ai

Khi chúng ta quá coi trong bản thân mình, chúng a sẽ cho rằng bản thân mình là nhất, là số một, cái gì cũng giỏi hơn người khác Thực tế, kiến thức là một đại dương bao la, rộng lớn, và những gì chúng ta có trong tay chỉ như một giọt nước trong đó mà thôi Chúng ta có thể giỏi hơn người này nhưng sẽ luôn luôn có và thậm chí là có rất rất nhiều những người khác tài giỏi hơn chúng ta, và cũng chẳng có ai trở thành người giỏi nhất, bởi mỗi người có một tài năng riêng Quá coi trọng bản thân mình khiến chúng ta không tự ý thức được những hạn chế, những khuyết điểm của chính mình bởi sự tự cao đã che mờ mắt ta rồi. Chính vì thế mà chúng ta không biết được vị trí thực sự của mình, sẽ trở thành một cái “thùng rỗng kêu to”, giống như con ếch trong truyện ngụ ngôn “ếch ngồi đáy giếng”, nó nghĩ rằng ông trời chỉ bé bằng cái vung và nó là kẻ lớn nhất, quyền lực nhất bởi vì tầm nhìn của nó quá hạn hẹp và nó đã phải trả giá đắt cho sự tự phụ của mình

b. Tự phụ khiến ta có thói xấu coi thường người khác:

Trong mắt kẻ tự phụ, người khác luôn thấp kém hơn họ bởi họ cho mình là hơn người, là giỏi giang không ai có thể sánh được Quá tự tin vào khả năng của bản thân khiến chúng ta coi thường những khả năng, tài năng của người khác, không dễ dàng chấp nhận việc mình kém hơn họ Trong những cuộc thi, những kẻ tự phụ thường coi thường đối thủ, chắc mẩm rằng mình sẽ giành phần thắng, sinh ra chủ quan và kết cục thất bại

c. Tự phụ khiến chúng ta bị mọi người xa lánh, không nhận được sự tôn trọng từ mọi người:

Quá tự cao, tự đại không coi ai ra gì khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy bị xúc phạm, bị coi thường. Chính vì thế, mọi người thường xa lánh những kẻ tự phụ Do đó, những kẻ tự phụ thường bị cô lập trong xã hội, không anh muốn hợp tác, muốn chia sẻ, làm việc gì cũng sẽ chỉ có một mình, không có sự hỗ trợ giúp đỡ của người khác khi cần thiết dẫn đến công việc sẽ không thể thành công và đạt được kết quả tốt nhất

III.Kết bài:

Nêu bài học của bản thân rút ra từ câu nói:

“Chớ nên tự phụ” là bài học đắt giá mà mỗi cúng ta cần khắc ghi, không chỉ là để trở thành một người tốt, dễ dàng hơn trên con đường đi đến thành công mà còn là để tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với người khác.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
16 tháng 3 2020 lúc 20:51

Câu 1:

Trình bày các đặc điểm của văn bản nghị luận.

Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có nhiều luận điểm chính và các luận điểm phụ.

- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

- Cho biết luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh). Nhận xét về sức mạnh thuyết phục của bài văn ấy.

* Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

* Luận cứ:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiếc sĩ

+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến

Trình tự lập luận của những văn bản trên:

* Nhận định chung về lòng yêu nước

- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, nồng nàn, chân thành và luôn sục sôi

- Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

⇒ Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước

* Những biểu hiện của lòng yêu nước

- Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

- Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta:

+ Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc

+ Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc

+ Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội

+ Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải

+ Những bà mẹ yêu thương bộ đội như con đẻ của mình

+ Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất

+ Những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ…

⇒ Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ lòng yêu nước

* Nhiệm vụ của mọi người

- Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Thêm vào đó và viecj sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như :

Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,... Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
KK
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
PK
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
JN
Xem chi tiết
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết