Bài 1. Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng, vật sáng

NL

Pha một ít nước mực xanh loãng rồi đổ vào hai cốc thuỷ tinh như nhau,đáy trong suốt. Một cốc đổ rất ít, một cốc đổ khá đầy. Đặt hai cốc trên mặt bàn có trải khăn trắng.

a) Mô tả màu của nước trong mỗi cốc khi :

- nhìn theo phương ngang thành cốc.

- nhìn theo phương thẳng góc với mặt nước.

b) - giải thích thí nghiệm

PT
23 tháng 11 2016 lúc 11:00

Ta giải thích hiện tượng này như sau. Mỗi lớp nước màu coi như một tấm lọc màu. Ánh sáng truyền qua lớp nước màu càng dày thì coi như truyền qua tấm lọc màu càng dày, nên màu của nó càng thẫm.Nếu nhìn theo phương ngang thì lớp nước màu mà ánh sáng truyền qua trong hai cốc là như nhau và ta thấy nước trong hai cốc xanh như nhau.

Nếu nhìn theo phương thẳng đứng thì ánh sáng truyền từ trên xuống, gặp tờ giấy trắng, bị tán xạ trở lại, qua lớp nước rồi vào mắt coi như truyền qua một lớp nước màu có bề dày bằng hai lần bề dày lớp nước trong cốc. Do đó, ở cốc đầy nước thì ánh sáng phải truyền qua một lớp nước rất dày, nên màu của nó thẫm. Ở cốc nước vơi thì ánh sáng truyền qua lớp nước mỏng hơn nhiều, nên màu của nó nhạt.Mỗi lớp nước biển vừa có khả năng tán xạ rất yếu ánh sáng xanh vừa đóng vai trò của một tấm lọc màu xanh rất nhạt. Lớp nước biển đựng trong một cái cốc không đủ để làm cho chùm ánh sáng truyền qua nó có màu xanh, coi như không màu. Tuy nhiên, khi truyền qua một lớp nước biển dày hàng kilômet rồi trở lại thì ánh sáng sẽ có màu xanh thẫm. Hiện tượng này tương tự như hiện tượng ánh sáng truyền qua lớp nước màu mỏng hay dày đựng trong hai cốc trên

Bình luận (2)
IM
21 tháng 12 2016 lúc 19:27

bạn ghi rõ phần a,b,c ra đc hk

 

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
27
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
GL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
QV
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết