Nỗi nhớ Tây Tiến ở đoạn cuối được thể hiện một cách ám ảnh:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấyHồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Cách diễn đạt theo lối cổ, dùng để diễn tả tâm trạng người anh hùng: “Người đi không hẹn ước” tức là người ra đi không hẹn ngày về: “một chia phôi” tức là một phần chia phôi không trở lại. Giữa nhà thơ và những ngày ở Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm (Đường lên thăm thẳm một chia phôi)
Nhưng hồn người Tây Tiến thì vẫn gắn với Tây Tiến mùa xuân ấy. Nhà thơ viết Hồn về sầm Nứa chẳng về xuói, nghĩa là những người lính Tây Tiến đã dành tất cả trái tim mình cho Tây Tiến, gắn với những ngày tháng đẹp nhất của đoàn quân Tây Tiến – Một đoàn quân đã đi vào lịch sử của dân tộc như một chứng tích không thể nào quên.
- Cả bài thơ là dòng hồi tưởng của Quang Dũng, nhà thơ nhớ về vùng núi tây bắc, nhớ về những người đồng đội cùng mình vào sinh ra tử, nhớ về những mối tình quân dân ấm áp, thấm đượm nghĩa tình. Giữa hiện thực ở Phù Lưu Chanh, và quá khứ nơi Tây bắc tổ quốc ấy là một nối nhớ thăm thẳm, là cả một khoảng thời không không dễ gì xóa nhòa.
- Những người lính đã từng gắn tuổi trẻ mình với Tây tiến, đã từng trải qua biết bao gian khổ thì “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” cũng là một điều dễ hiểu. Binh đoàn Tây tiến không chỉ in dấu trong trái tim mỗi người lính mà còn ghi vào một trang vàng trong lịch sử dân tộc.
https://toploigiai.vn/soan-van-12-tay-tien-ban-2