Trái đất

MH

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 LẦN 2

I. Trắc nghiệm: Chọn ý đúng nhất ở các câu sau:

Câu 1: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường:

A. kinh tuyến.

B. kinh tuyến gốc.

C. vĩ tuyến.

D. vĩ tuyến gốc.

Câu 2: Bản đồ là:

A. hình ảnh chụp từ vệ tinh về một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thực tế khá chính xác về một quốc gia, khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng.

C. Hình vẽ thực tế chính xác về một quốc gia hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

D. Hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu 3: Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ

A. độ lớn của bản đồ so với ngoài thực địa.

B. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít so với quả Địa cầu.

C. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.

Câu 4: Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là:

A. 10km

B. 12km

C. 16km

D. 20km

Câu 5: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết thấp nhất?

A. 1: 7.500 C. 1: 200.000

B. 1: 15.000 D. 1: 1.000.000

Câu 6: Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào?

A. Tây C. Bắc

B. Đông D. Nam

Câu 7: Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 60oT. Cách viết tọa độ địa lí của điểm đó là:

Câu 8: Khi đọc hiểu nội dung bản đồ thì bước đầu tiên phải làm là:

A. xem tỉ lệ.

B. đọc độ cao trên đường đồng mức.

C. tìm phương hướng.

D. đọc bản chú giải.

Câu 9: Nội lực tạo ra hiện tượng gì?

A. Động đất, núi lửa

B. Sóng thần

C. Lũ lụt

D. Phong hóa

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?

A. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.

B. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống.

C. Xâm thực, xói mòn các loại đá.

D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.

Câu 11: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình ngoại lực?

A. Xói mòn. C. Nâng lên hạ xuống.

B. Xâm thực. D. Phong hoá.

Câu 12: Núi trẻ là núi có đặc điểm:

A. đỉnh tròn, sườn dốc.

B. đỉnh tròn, sườn thoải.

C. đỉnh nhọn, sườn dốc.

D. đỉnh nhọn, sườn thoải.

Câu 13: Núi già là núi có đặc điểm:

A. đỉnh tròn, sườn thoai thoải.

B. đỉnh nhọn, sườn thoai thoải.

C. đỉnh tròn, sườn dốc.

D. đỉnh nhọn, sườn dốc.

Câu 14: Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

A. mực nước biển.

B. chân núi.

C. đáy đại dương.

D. chỗ thấp nhất của chân núi.

Câu 15: Bình nguyên (đồng bằng) có độ cao tuyệt đối thường dưới

A. 200 m.

B. 300 m.

C. 400 m.

D. 500 m.

II. Tự luận:

Câu 1. Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

Câu 2. Kể tên một số địa mảng lớn cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất? Các địa mảng di chuyển như thế nào và ảnh hưởng của chúng đến lớp vỏ Trái Đất ?

LF
4 tháng 3 2020 lúc 16:24

Vẫn câu 2 tự luận:

Việc xác định các ranh giới mảng giúp người ta phân chia vỏ thạch quyển của Trái Đất thành 8 mảng kiến tạo chính:

Mảng châu Phi gồm toàn bộ châu Phi - mảng lục địa Mảng Nam Cực gồm toàn bộ châu Nam Cực - mảng lục địa Mảng Australia gồm toàn bộ Australia - mảng lục địa Mảng Ấn Độ gồm toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ và một phần của Ấn Độ Dương - mảng lục địa Mảng Á-Âu gồm toàn bộ châu Á và châu Âu - mảng lục địa Mảng Bắc Mỹ gồm toàn bộ Bắc Mỹ và đông bắc Siberi - mảng lục địa Mảng Nam Mỹ gồm toàn bộ Nam Mỹ - mảng lục địa Mảng Thái Bình Dương gồm toàn bộ Thái Bình Dương -mảng đại dương

Bên cạnh đó còn có các mảng nhỏ như mảng Ả Rập, mảng Caribe, và mảng Juan de Fuca, mảng Cocos, mảng Nazca, mảng Philippin và mảng Scotia.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LF
4 tháng 3 2020 lúc 16:16

7.

Kinh độ = 60oT (viết trên); vĩ độ = 0o (viết dưới)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LF
4 tháng 3 2020 lúc 16:17

1.A
2.D
3.A
4.B
5.A
6.B

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LF
4 tháng 3 2020 lúc 16:18

Câu 9:
Nội lực: Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. Tác động: Nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mật đất thành hiện tượng núi lửa, động đất. Kết quả: làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn.

Chọn: A.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LF
4 tháng 3 2020 lúc 16:19

Câu 10:

Nội lực: Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. Tác động: Nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mật đất thành hiện tượng núi lửa, động đất. Kết quả: làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn.

Chọn: C.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LF
4 tháng 3 2020 lúc 16:20

Câu 11:

Ngoại lực: Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Tác động: thông qua phong hóa, xâm thực. Kết quả: san bằng, hạ thấp địa hình. Nâng lên hạ xuống là tác động của nội lực.

Chọn: C.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LF
4 tháng 3 2020 lúc 16:20

Câu 12:

Hình tái núi trẻ: có các đỉnh cao nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.

Chọn: C.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LF
4 tháng 3 2020 lúc 16:21

Câu 13:

Hình tái núi già: đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

Chọn: A.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LF
4 tháng 3 2020 lúc 16:21

Câu 14:

Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến mực nước biển.

Chọn: A.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LF
4 tháng 3 2020 lúc 16:22

Câu 15:

Bình nguyên (đồng bằng) có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m

Đáp án: A.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LF
4 tháng 3 2020 lúc 16:23

Câu 1, tự luận:

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn . ... -Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033' trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LF
4 tháng 3 2020 lúc 16:24

Câu 2, tự luận:

Kiến tạo mảng (tiếng Anh: plate tectonics; tiếng Hy Lạp: τέκτων tektōn, nghĩa là "người xây dựng", "thợ nề") mô tả các chuyển động ở quy mô lớn của thạch quyển Trái Đất. Học thuyết này hoàn thiện các quan niệm trước đây về trôi dạt lục địa do Alfred Wegener đề xuất trong các thập niên đầu thế kỷ 20 và tách giãn đáy đại dương trong thập niên 1960.

Phần ngoài cùng nhất của Trái Đất được cấu tạo bởi thạch quyển nằm trên và quyển mềm bên dưới. Thạch quyển bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng nhất của quyển manti. Quyển mềm thuộc manti ở trạng thái rắn, nhưng có độ nhớt và ứng suất cắt tương đối thấp nên có thể chảy giống như chất lỏng nếu xét theo thời gian địa chất. Phần sâu nhất của manti bên dưới quyển mềm thì cứng do chịu áp suất lớn hơn.

Thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo và chúng trượt trên quyển mềm. Các mảng này di chuyển tương đối với nhau theo một trong ba kiểu ranh giới mảng: hội tụ hay va chạm; tách giãn, cũng được gọi là trung tâm tách giãn; và chuyển dạng. Các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình thành các dãy núi, và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo các ranh giới này. Sự dịch chuyển sang bên của các mảng vào khoảng 50–100 mm/năm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
MH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
CH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết