Ôn tập lịch sử lớp 6

TN

Ngày mai là thi sử rồi bạn nào giúp mình với khocroi

1.những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây?

2.nghề nông trồng lúa nước ra đời tầm quan trọng của nghề nông trồng lúa

3.hoàn cảnh ra đời của những nét tiêu biểu với đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ?

4.so sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây ?

5.những điểm mới trong đời sống vật chất của người nguyên thủy ?

6.những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nước Văn Lang ?

7.tổ chức và đời sống xã hội của các quốc gia cổ đại phương đông ?

8.hãy miêu tả đời sống tinh thần của người tinh khôn ở giai đoạn phát triển ?

9.đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta ?

10.xã hội thời Văn Lang ?

11.vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang ?

12.những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nghề nông lúa nước ?

13.nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 và nêu bài học kinh nghiệm ?

Các bạn giúp mình với yeu

TN
29 tháng 12 2016 lúc 15:26

Bạn nào giúp mình với khocroi

Bình luận (0)
ND
29 tháng 12 2016 lúc 17:53

- thật sự là bài của bạn dài thật đấy =))) mình chỉ trả lời hộ một câu cuối thôi nhé bởi nó dễ , không khó mấy =)))
Câu 13 :
- Nguyên nhân : Bởi An Dương Vương quá chủ quan , tin vào kế xin hòa của Triệu Đà hơn nữa lại đánh mất tướng giỏi như Cao Lỗ , Nồi Hầu phải về quê , cậy có thành chắc , lực lượng quốc phòng tốt và có nỏ thần
- Bài học : Không nên chủ quan mà dẫn đến thất bại mà phải suy nghĩ cặn kẽ , cần biết đoàn kết , có cảnh giác cao trước kẻ thù

Bình luận (0)
BT
29 tháng 12 2016 lúc 19:04

1.- Phương Đông :
+ Sáng tạo ra lịch Âm ( mỗi năm có 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày )
+ Đồng hồ đo thời gian
+ Chữ tượng hình viết trên giấy Pa-pi-rút, thẻ tre, mai rùa hoặc những phiến đất sét nung khô
+ Về toán học, phát minh ra phép đếm đến 10, các số từ 1 đến 9 và số 0
+ Tính ra số pi bằng 3,16
+ Về kiến trúc, xây dựng nên Kim Tự Tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà...
- Phương Tây
+ Làm ra lịch Dương ( một năm có 365 ngày 6 giờ, chưa thành 12 tháng )
+ Sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c gồm 26 chữ gái
+ Các nghành khoa học : Phát triển cao và đặt nền móng cho nghành khoa học sau này
+ Một số nhà khoa học nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-gô, Ơ-cơ-lít ( Toán học ), Ác-si-mét ( Vật Lí học ), Pla-tôn, A-ri-xtốt ( Triết học ), Hê-rô-rốtm Tu-xi-dis ( Sử học ), Stơ-ra-bôn ( Địa Lí học ), v.v...
+ Về kiến trúc, có đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở A-ten, đấu trường Cô-li-đê ở Rô Ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ ở Mi-lô...

Bình luận (0)
BT
29 tháng 12 2016 lúc 19:05

2.Theo các nhà khoa học, nước ta là một trong những quê hương của cây lúa hoang xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm. Với nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thủy sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Họ đã trồng được nhiều loại cây, củ và đặc biệt là cây lúa. Việc phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ở các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên... đã chứng tỏ điều đó. Người ta còn tìm thấy ở đây gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn. Nghề nông trồng lúa đã ra đời. Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa nước dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Cây lúa cũng được trồng ở vùng thung lũng, ven suối.
Việc trồng các loại rau, đậu, bầu, bí... và việc chăn nuôi gia súc, đánh cá... cũng ngày càng phát triển. Cuộc sống của con người được ổn định hơn và vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cà, sông Thu Bồn, sông cửu Long ... dần dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người ở đây.

Bình luận (0)
BT
29 tháng 12 2016 lúc 19:05

2.tầm quan trọng của nghề nông trồng lúa nước :

- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.

Bình luận (0)
BT
29 tháng 12 2016 lúc 19:07

4.Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...

Bình luận (0)
BT
29 tháng 12 2016 lúc 19:08

4. Quốc gia cổ đại phương Đông:
* Mặt tự nhiên
+Thời gian: thiên niên kỉ IV - III TCN
+Vị trí: trên các lưu vực con sông lớn: sông Nil, Lưỡng Hà, Ấn - Hằng, Hoàng Hà, ...
+Đất đai: màu mỡ, phí nhiêu, dễ cày cấy ; đồng bằng rộng lớn
+Khí hậu: nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều
=> Phù hợp cây lương thực
* Mặt kinh tế: nghề nông (chăn nuôi, trồng trọt), thủ công nghiệp (làm gốm, dệt vải) ; sử dụng công cụ bằng đồng, đá, gỗ, tre
* Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Quý tộc (Vua, quan lại, tăng lữ, chủ đất, quý tộc), Nông dân công xã , Nô lệ
* Mặt chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế - quân chủ trung ương độc quyền
* Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày, gồm 12 tháng), thiên văn học ; toán học ; kiến trúc

Quốc gia cổ đại phương Đông:
* Mặt tự nhiên
+Thời gian: thiên niên kỉ I TCN
+Vị trí: trên đồi núi ven Địa Trung Hải
+Đất đai: ít màu mỡ, khô cằn, khó cày cấy ; đất canh tác ít
+Khí hậu: ôn đới, trong lành, mát mẻ
=> Phù hợp cây lưu niên (nho, ô-liu, ...)
* Mặt kinh tế: thủ công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải ; đã có tiền tệ ; sử dụng công cụ bằng sắt
* Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Chủ nô, Bình dân, Nô lệ
* Mặt chính trị: chế độ dân chủ chủ nô
* Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày 1/4, tháng 2 có 28 ngày, có năm nhuận năm thường), thiên văn học (mặt trời hình cầu) ; khoa học tự nhiên (phát triển thành nhiều trường phái, là tiền đề cơ sở khoa học sau này); văn (sử thi, diễn xướng) ; kiến trúc

Bình luận (0)
BT
29 tháng 12 2016 lúc 19:08

5.Đời sống vật chất :
+ Biết thường xuyên cải tiến công cụ lao động và sử dụng nhiều loại nguyên
liệu làm công cụ và làm đồ gốm.
+ Biết trồng trọt, chăn nuôi.
+ Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều bằng cỏ, cây để ờ. làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.

Bình luận (0)
BT
29 tháng 12 2016 lúc 19:09

6.

Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.

Cùng với sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp giàu, nghèo và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

Sự chuyển biến kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.



Bình luận (0)
BT
29 tháng 12 2016 lúc 19:13

8.So với đời sống của Người tối cổ, đời sống của Người tinh khôn tiến bộ hơn :
- Sống theo từng thị tộc, làm chung, ăn chung.
- Biết chăn nuôi gia súc, trồng lúa, trồng rau, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức... Đã bước đầu biết sản xuất, chinh phục tự nhiên,

Bình luận (0)
BT
29 tháng 12 2016 lúc 19:14

9.Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy :
+ Biết sử dụng đồ trang sức.
+ Hình thành một số phong tục, tập quán.

Bình luận (0)
BT
29 tháng 12 2016 lúc 19:45

10 . Trong xã hội Văn Lang có các tầng lớp : vua, quý tộc ; dân tự do ; nô tì.

Bình luận (0)
BT
29 tháng 12 2016 lúc 19:45

11.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
AC
Xem chi tiết
HI
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
MC
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
LK
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết