Văn bản ngữ văn 7

TN

Nêu nội dung và nghệ thuật của câu: Đói cho sạch rách cho thơm"

Mình đang cần gấp.

LN
5 tháng 3 2017 lúc 19:04

. Nội dung: Dù có thiếu vật chất, khó khăn thì phải giữ gìn phầm chất trong sạch, trong sáng của mình. Con người phải có lòng tự trọng.
. Nghệ thuật: Đối ý: Đói-Sạch - Rách-Thơm.

Bình luận (0)
ML
5 tháng 3 2017 lúc 19:26

Nghệ thuật : Đối ý: Đói - sạch Rách - Thơm

Nội dung: Cần giữ gìn phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm và đạo đức

Bình luận (0)
LP
5 tháng 3 2017 lúc 19:51

Nội dung: Dù sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, khó khăn như thế nào thì chúng ta cũng phải giũ cho được sự trong sạch, cao đẹp của tâm hồn. trong bất cứ hoàn cảnh sống nào ta cũng phải giữ cho được nhân cách, lòng tự trọng của con người, đừng làm điều xấu xa để làm tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự cgia đình. Ta phải biết kiềm chế, sáng suốt và bình tĩnh, đừng vì một khức quanh co trong cuộc đời nghèo túng mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình.

Nghệ thuật: đối lập ý nghĩa với nhau: rách - thơm ; đói - sạch

Bình luận (0)
H24
5 tháng 3 2017 lúc 20:01

Trong câu tục ngữ, cảnh tượng đầu tiên mà ta bắt gặp là “đói” và “rách”. Nhưng đối lập với cảnh đói và rách là tính chất “sạch” và “thơm”. Vậy ta cần phải hiểu rõ từng chi tiết để thấm nhuần lời dạy của ông cha. Thường thì “đói” tức là không đầy đủ, phải thiếu thốn. Và đã nghèo thì khó mà lành lặn, tức là phải rách. Câu tục ngữ ấy đã đặt con người vào tình huống thiếu thốn, cơ cực. Ấy vậy mà khi nghèo, khi thiếu thốn như vậy ta phải làm sao cho thơm tho, tức là không có mùi hôi. Đã có biết bao người nghèo được như thể? Trên thực tế xã hội, nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây, ông cha mượn những tính chất “sạch thơm” để nhằm giáo dục con người.


Bình luận (0)
TP
5 tháng 3 2017 lúc 21:46

-Nội dung:

Đúng như vậy các bạn ạ, truyến thống, nhân cách, phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta từ bao đời nay thật đáng trân trọng và tấm gương để cho con cháu đời sau noi theo. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cái truyền thống ấy vẫn mãi mãi trường tồn vĩnh cửu.

Lời dạy trên thật là một bài học sâu sắc có giá trị giáo dục về nhân cách, đạo đức cho con người. thấm nhuần và hiểu rõ giá trị của câu tục ngữ, mỗi người trong chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời giáo huấn trên. Và ngày nay, phẩm chất, nhân cách con người là một vấn đề càng được coi trọng. trong hoàn cảnh xã hội phức tạp nhưng ta luôn giữ được sạch, thơm là điều đáng quý vô ngần.

-Nghệ thuật:Trong câu tục ngữ, cảnh mở ra đầu tiên là “đói” và “ rách”. Nhưng đối lập với cảnh “đói” và “rách” lại là tính chất “sạch” và “thơm”. Thường thì đói là không đầy đủ, phải thiếu thốn và đã nghèo thì khó mà có thể lành lặn được, tức là phải rách. Câu tục ngữ đã nêu lên hoàn cảnh của con người lúc ở vào tình huống thiếu thốn, cơ cực. Ấy vậy mà khi nghèo đói khi thiếu thốn như vậy ta vẫn phải làm sao cho sạch sẽ, quần áo không lành lặn nhưng cũng phải làm sao cho thơm tho, tức là không có mùi hôi. Đã có bao nhiêu người nghèo đã làm được như vậy? Trên thực tế, neus theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây, ông cha ta mượn những tính chất sạch và thơm để nhằm giáo dục con người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MV
Xem chi tiết
SS
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết