Hướng dẫn soạn bài Đêm nay Bác không ngủ

ML

Nêu cảm nhận của em về khổ thơ số 5 trong bài thơ đêm nay Bác không ngủ bằng một đoạn văn 6-8 câu có sử dụng phép so sánh

làm nhanh giúp mình với ạ

SB
24 tháng 7 2021 lúc 18:37

BN THAM KHẢO

 Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đã biết bao đêm Bác không ngủ, Bác không ngủ vì trong lòng Bác còn nhiều điều trăn trở, lo việc nước, lo cho bộ đội, dân công và lo cho sự ấm êm hạnh phúc của đồng bào. Bởi là Bác nên nỗi lo ấy là thường tình, những đêm không ngủ ấy là lẽ tất nhiên, bơi chỉ có Bác mới dành trọn cả đời hi sinh vì nước, vì dân mà không màng đến bản thân mình.Cái “lẽ thường tình” mà Minh Huệ nói đến vừa đơn giản lại vừa thiêng liêng, đó chính là vì “Bác là Hồ Chí Minh”, là một vị lãnh tụ gần dân, lo cho dân và vì nhân dân. Bác là người còn lo trăm công nghìn việc to lớn của đất nước, lo cho kế hoạch tác chiến và đường đi nước bước của kháng chiến, hành trình chiến dịch khó khăn Bác cũng đã xông pha và nếm trải cùng chiến sĩ. Thế nhưng đêm đến Bác không nghỉ và không ngủ, nỗi lo còn đau đáu trong lòng Bác, làm sao Bác yên lòng khi việc nước chưa yên, dân và quân còn đang chịu khổ, chịu lạnh ngoài rừng. Trong đêm đông mưa lạnh, gió rét, Bác ngồi đốt bếp lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, đi dém chăn cho từng người một và nhón chân nhẹ nhàng để không ai bị giật mình thức giấc. Tình yêu thương và tấm lòng ân cần, hi sinh của Bác như một người cho già  khiến  không gì sánh nổi . chẳng ngọn lửa nào ấm hơn tình thương của Bác.Cái lẽ thường tình cũng chính là lẽ sống của Bác, Bác dành trọn vẹn đời mình cho nhân dân và cách mạng Việt Nam. Khổ thơ cuối như một câu bình luận trữ tình về cái “lẽ thường tình” trong con người Hồ Chí Minh. Như vậy, với “cái lẽ thường tình” mà tác giả Minh Huệ đã nói đến trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã được thấm nhuần hơn nữa về tình yêu thương, lòng nhân ái, đạo đức và nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh.

câu sử dụng BPTT : so sánh : phần bôi đen

Bình luận (0)
MN
24 tháng 7 2021 lúc 19:45

Tham khảo nha em:

Hình ảnh so sánh thứ nhất "Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng" để thể hiện việc anh đang đi vào giấc ngủ và gặp Bác trong mơ. Hình ảnh so sánh thứ hai là "Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng" là tác giả đã so sánh bóng hình của Bác vĩ đại và có hơi ấm hơn ngọn lửa sưởi ấm cho nhân dân VN. So sánh bóng Bác ấm hơn ngọn lửa là tác giả đã muốn thể hiện tình yêu thương ấm áp của Bác dành cho nhân dân VN vĩ đại và bao la vô bờ. Nhân dân ta luôn coi Bác như người cha của mình.Nhờ có Bác soi đường chỉ lối mà Cách mạng VN mới có thể đi đến thắng lợi cuối cùng.

Câu chứa phép so sánh: In đậm nghiêng

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VP
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết