Văn bản ngữ văn 7

NA

Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau:

                                            "Rừng mơ ôm lấy núi

                                        Mây trắng đọng thành hoa

                                          Gió chiều đông gờn gợn

                                           Hương bay gần bay xa"

DE
31 tháng 8 2016 lúc 21:48

Câu này trong đề thi HSG ngữ văn 6 năm ngoái đúng ko pan

Bình luận (5)
DT
3 tháng 3 2018 lúc 20:56

Đi du lịch! Đó là sở thích của nhiều người. Nhưng cùng với nhiều người, đó là thú vui xa xỉ, bởi vì không phải ai cũng có đủ tiền bạc về thời gian để tận hưởng thứ vui ấy. Nhưng đối với em, việc du lịch lại không hoang phí nhiều thứ như vậy, em thích đi du lịch qua những bài thơ nói về các địa danh, đi thăm “rừng mơ” trên núi Thơm, Hương Sơn, tỉnh Bình Định. Đó là một trong những trải nghiệm thú vị và gây cho em nhiều xúc động nhất!

“Rừng mơ ôm lấy núi

Mây trắng đọng thành hoa

Gió chiều đông gờn gợn

Hương bay gần bay xa.”

Điều thú vị ở từng “chuyến đi” của em là luôn có những “hướng dẫn viên du lịch” khá nỗi tiếng trên diễn đàn văn chương và lần nay là nhà thơ Nam Trân đáng mến!

May mắn cho em là “chuyến viếng thăm” của em vào đúng mùa hoa mơ nở rộ. Em thật sự ấn tượng với cảnh núi non hùng vĩ, với những đài hoa trắng muốt hương thơm quyến rủ lạ kì của loại hoa rừng trong trắng!

Rừng mơ ôm lấy núi

Mây trắng đọng thành hoa!

Thật không ngoa khi tác giả sử dụng động từ “ôm” một cách tự nhiên như vậy! Đúng là ngọn núi đầy những cảnh mơ trắng, chúng đan vào nhau nở rộ khắp nơi…Chúng tạo thành một tấm áo khoác lên với họa tiết tinh sảo mà chỉ có bàn tay thiên nhiên mới tạo nên được. Chiếc áo khoác đó tạo nên sự ấm áp cho ngọn núi trong buổi chiều đông vắng lặng này! Và với biện pháp nhân hóa rừng mơ biết “ôm” như thế đã tạo nên sự gần gũi, thân mật và cả một tấm lòng yêu và cảm nhận thiên nhiên dạt dào của tác giả!

Câu thứ hai của đoạn thì đã khá rõ. Với độ cao hàng trăm mét so với mực nước biển thì việc những đám mây lẫn quất đầu cành, cuối ngọn cũng là hiển nhiên. Nhưng ý tác giả muốn nói hoa mơ trắng như những đám mây trên bầu trời kết lại vậy! Cách nói cường điệu này làm cho khoảng cách giữa trời và đất như được thu hẹp và trong một lúc tay ta cảm nhận dư vị của trời đất như hòa tan làm một!

Gió trời đông gờn gợn.

Gió gợn nhẹ từng cơn hay lòng người gợn lạnh vì gió? Sự tinh tế khi tác giả chọn “gờn gợn” đó là cơn gió nhẹ, mỏng, mơ hồ như những đám mây mà có lúc cũng giống sóng trên một dòng sông, không mạnh, không dồn dập…nhưng lại khiến người ta chạnh lòng.

Cũng vì cơn gió ấy mà hương thơm của hoa mơ cứ thoang thoảng

Hương bay gần bay xa.

Hương hoa mơ được gió mang đến và mang đi một cách vô tình và hữu ích, hương hoa cứ quấn lấy ta lúc chặt, lúc hờ hững nhưng sao lại khiến ta sao xuyến một cách lạ kỳ, đó chính là một trong những đạc trưng của loại hoa rừng danh tiếng! Thật sự em rất cảm động khi đọc đoạn thơ này, nó gieo vào lòng em những mầm cảm xúc khác lạ. Em như đã trông thấy một bức tranh thiên nhiên với cả trời và đất hòa quyện làm một. Đó là hoa nắng, núi tím, cả hương thơm từ những cơn gió báo hiệu đông sắp tàn, xuân lại đến vạn vật sinh sôi. Với tất cả bút pháp tinh tế: nhân hóa, cường điệu và tình yêu thiên tác giả đã truyền cho em một cảm xúc mãnh liệt với ý nghĩa: Việt Nam quê hương ta đâu đâu cũng đẹp, rồi một ngày không xa em sẽ thăm “Rừng mơ” theo đúng nghĩa đen của nó. Yêu sao tổ quốc xinh đẹp này, thật đáng tự hào em là một người con của đất việt trù phú.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
PR
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
SA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết