Nguyên tắc xây dựng thực đơn
a. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn
Bữa ăn thường ngày có 3-4 món; Bữa cỗ, tiệc có từ 4-5 món trở lên
Bữa ăn thường ngày: canh, xào, mặn + nước chấm.
Bữa liên hoan, chiêu đãi gồm: Món canh, các món rau, củ, quả, món nguội, món xào, rán, món mặn, món tráng miệng.
Các món ăn được chia thành các loại sau: món canh (súp); các món rau, củ, quả tươi, trộn, muối; các món nguội; các món mặn; các món tráng miệng
b. Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn
Bữa ăn thường ngày gồm các món chính:
Món Canh
Món mặn
Món xào (hoặc luộc ) và nước chấm.
Bữa ăn liên hoan, chiêu đãi thường đủ các loại món.Bữa ăn có người phục vụ và dọn từng món lên bàn, các loại món ăn được cơ cấu như sau:
Món khai vị
Món sau khai vị
Món ăn chính ( món mặn )
Món ăn thêm
Tráng miệng
Đồ uống
c. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng
Thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau trong cùng một nhóm, cân bằng chất dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn
Chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
a) Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
- Bữa ăn thường ngày có 3 - 4 món.
- Bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay tiệc chiêu đãi có từ 5 món trở lên.
b) Thực đơn phải đầy đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.
c) Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.