Tổng hợp kiến thức chuyên đề: Các nước Đông Bắc Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi

QL

Muốn câu hỏi mình xuất hiện trong chuyên mục? Gửi ngay câu hỏi tới: https://forms.gle/PBruN2d3LXicucxu6. Chúng mình sẽ duyệt những câu hỏi hay nhất!

Hãy tương tác với page Facebook nữa nha! Cuộc thi Trí tuệ VICE | Facebook

(2-4 điểm thưởng/1 ý làm, 1GP/1 ý làm)

| Lịch sử.C48 _ 14.8.2021 | Nguyễn Trần Thành Đạt (Hoc24) |

Câu 1: Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam thời điểm cuối năm 1929, đầu năm 1930 là gì? Yêu cầu đó đã được giải quyết như thế nào?

Câu 2: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 trên địa bàn Thủ Dầu Một – Bình Dương?

Câu 3: Khái quát chính sách đối ngoại của Mĩ trong thời kì chiến tranh lạnh (1947-1989). Nêu những  hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam từ năm 1995 đến nay?

Câu 4: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Câu 5: Nhận xét về tình hình chung của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

MH
14 tháng 8 2021 lúc 21:04

Anh Đạt cũng hỏi luôn à

Bình luận (0)
H24
14 tháng 8 2021 lúc 21:05

anh đăng toàn h thiêng :)

thank you

Bình luận (7)
H24
14 tháng 8 2021 lúc 21:10

coment cho zui chứ khăm có j để nói :)

Bình luận (1)
ND
14 tháng 8 2021 lúc 21:12

Các bạn ơi có ai trả lời hong nè? :D Mỗi câu 1 GP đó

Bình luận (2)
H24
14 tháng 8 2021 lúc 21:20

Câu 1:

- Cuối năm 1929: yêu cầu phải có đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Đã được giải quyết bằng cách: lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

- Đầu năm 1930: yêu cầu phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất. Đã được giải quyết bằng cách: từ ngày 6/1 đến đầu tháng 2 đại biểu của 2 đảng Đông Dương cộng sản và An Nam cộng sản Đảng đã nhất trí hợp nhất hai đảng này. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ngày 24/2 Đông Dương cộng sản Liên đoàn chấp nhận gia nhập. 3 đảng cộng sản riêng lẻ đã hợp nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam.

Bình luận (0)
MH
14 tháng 8 2021 lúc 21:21

1:

- Cuối năm 1929: yêu cầu phải có đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Đã được giải quyết bằng cách: lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

- Đầu năm 1930: yêu cầu phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất. Đã được giải quyết bằng cách: từ ngày 6/1 đến đầu tháng 2 đại biểu của 2 đảng Đông Dương cộng sản và An Nam cộng sản Đảng đã nhất trí hợp nhất hai đảng này. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ngày 24/2 Đông Dương cộng sản Liên đoàn chấp nhận gia nhập. 3 đảng cộng sản riêng lẻ đã hợp nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam.

Bình luận (10)
H24
14 tháng 8 2021 lúc 21:42

Câu 3:

- Khái quát chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kỳ chiến trang lạnh (1947- 1989):

   + Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, với nguồn kinh tế (thu được nhờ các chính sách mua bán và cho mượn trong chiến tranh thế giới thứ 2) và nhân lực to lớn, Mỹ bắt đầu triển khai chiến lược toàn cầu với mong muốn làm bá chủ thế giới. Tháng 3/1947, Tổng thống Truman đề ra "học thuyết Truman", mở ra một thời kỳ bành trướng thế giới, muốn lãnh đão thế giới tự do, chống lại chủ nghĩa cộng sản.

  + Gồm 3 mục tiêu (còn rất nhiều biện pháp và nội dụng khác nhau nhưng có coi đây là những mục tiêu chính): Ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt các nước chủ nghĩa XH. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, pt công nhân, pt hòa bình, dân chủ thế giới. Và khống chế, nô dịch các nước đồng mình.

  + Thực hiện "chính sách thực lực" và "chính sách gây chiến". Sau CTTG2 Mỹ thành lập các khối quân sự NATO (4/1949), SEATO (9/1954),... và phát động rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn thế giới. 

  + 1972, hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng...

  + 12/9/1989, Mỹ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh".

- Mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam từ 1995 đến nay: 

   + 5 - 8 - 1995, cờ Việt Nam tung bay trên nóc đại sứ quán đầu tiên của nước ta ở Washington, Mỹ. Chứng tỏ sự quan hệ giữa hai nước đã có phần tiến bộ.

   + 

Bình luận (0)
RH
14 tháng 8 2021 lúc 23:01

Câu 4: 
* Giống nhau:

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. 

- Đều thực hiện âm mưu là chống phá cách mạng miền Nam và nhân dân miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. 

- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ.

- Đều bị thất bại.
* Khác nhau:
- Về quy mô chiến tranh:
+ "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam.

+ "Chiến tranh cục bộ": Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Về âm mưu:

+ Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt": "Dùng người Việt đánh người Việt", "Thay màu da cho xác chết".

+ Chiến lược "Chiến tranh cục bộ": Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.

- Về thủ đoạn và hành động:

+ Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt": "Ấp chiến lược" được coi như "xương sống", là "quốc sách" nhằm tách Cách mạng ra khỏi dân để thực hiện cái gọi là "Tát nước bắt cá".

+ Chiến lược "Chiến tranh cục bộ": Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”.

- Về lực lượng tham gia:

+ Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt": Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mĩ.

+ Chiến lược "Chiến tranh cục bộ": Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mĩ và quân đồng minh, Mĩ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và thiết bị.

- Về tính chất ác liệt: "Chiến tranh cục bộ" ác liệt hơn, là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc.

Bình luận (0)
H24
15 tháng 8 2021 lúc 7:21

Câu 5:

- Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan, các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.- Các nước đế quốc đều thi hành chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã man.- Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, dành độc lập dân tộc.- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đều thất bại, song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này.
Bình luận (0)

và em không có ý kiến

Bình luận (0)
CH
15 tháng 8 2021 lúc 17:24

cho em 1 gp đi đại ka :))

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BL
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
VM
Xem chi tiết
PP
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết