Tập làm văn lớp 7

NH

Một nhà văn nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích câu nói trên.

Hãy giải thích câu: :"Người không học như ngọc không mài".

LV
26 tháng 3 2018 lúc 22:26

Đề 1 : Tham khảo đây nha ! https://hoc24.vn/hoi-dap/question/582501.html

Đề 2 :Hãy giải thích câu: :"Người không học như ngọc không mài".

Bài Làm :

Sống trong một xã hội đang ngày một phát triển thì vấn đề học tập, tiếp thu tri thức để hoàn thiện bản thân, để phục vụ cho công việc. Không một ai ngay từ khi sinh ra đã mang tri thức trong đầu, đã giỏi ngày được mà còn cần phải trải qua thời gian học tập, rèn luyện. Điều đó đã được ông cha ta thể hiện trong câu tục ngữ: “Người không học như ngọc không mài”.

Câu tục ngữ hình thành dựa trên sự ví von, so sánh giữa “Người không học” với hình ảnh “Ngọc không mài”. “Không học” tức là bỏ qua quá trình tiếp thu tri thức ở cả trường học và xã hội. Khi ấy trong đầu ta sẽ có những gì? Họa chăng là những kí tự hỗn độn giống như một loại mật mã nào đó. Tại sao ta nói vậy? Bởi, không học chúng ta sẽ không biết đến ý nghĩa của ngôn ngữ, biết những lý lẽ, lí luận không những của khoa học mà còn ngay ở đời sống thực tiễn. Việc ấy giống như một viên ngọc thô không được mài giũa, đẽo gọt thì chúng cũng chỉ là một viên đá bình thường, không thể hiện được vẻ đẹp cũng như giá trị của nó. Muốn thấy được giá trị đó thì mỗi viên ngọc khi lấy từ tự nhiên cần trải qua bàn tay mài giũa, gọt đẽo tạo thành hình khối. Giống như vậy, mỗi chúng ta khi sinh ra giống như một trang giấy trắng tinh và trang giấy sẽ mang những nét vẽ nghệch ngoạc hay những bức tranh đầy màu sắc về cuộc sống thì còn tùy thuộc vào quá trình học tập, rèn luyện mở mang kiến thức của mỗi người.

Với con người, ngay từ nhỏ chúng ta đã nhận được sự giáo dục của gia đình, rồi ở trường lớp và cả trong xã hội. Hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp còn do sự cố gắng rèn luyện của bản thân. Quá trình này cần diễn ra liên tục bởi nếu chúng ta dừng lại, đứt quãng một thời gian thì rất dễ bị những cái xấu ảnh hưởng. Điều đó giống như viên ngọc khi đã mài giũa toát lên vẻ đẹp nhưng sau đó lại không được bảo quản tốt, vứt xó vạ vập đâu đó thì chúng sẽ bị hư hỏng, bị bao phủ bởi lớp bụi của thời gian. Con người cũng như vậy, không một ai có thể khẳng định khi nhỏ chúng ta chăm ngoan, học giỏi thì lớn lên cũng vậy, hay nắm chắc về những người từ bé lười biếng, tiếp thu chậm thì lớn lên họ không thành công, thành tài được cả.

Có câu nói: “Thiên tài chỉ có một phần trăm là trời phú còn chín mươi chín phần trăm còn lại là mồ hôi nước măt”. Nhưng tài năng trời phú đấy cũng còn phải có điều kiện, có sự tu dưỡng rèn luyện, tài năng đi đôi với phẩm chất đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội, trở thành thiên tài được mọi người thừa nhận, tung hô. Ngược lại khi dựa vào tài năng của mình để ỷ lại, coi thường những người xung quanh, cho rằng như thế là quá đủ mà không cần rèn luyện thêm khi ấy chắc chắn một ngày nào đó thì cái thiên phú ấy cũng sẽ bị quên lãng, lụi tàn. Ngoài một phần trăm bẩm sinh thì những thiên tài còn lại họ đạt được danh xưng này nhờ điều gì? Đó chính là nhờ mồ hôi nước mắt, nhờ siêng năng học hỏi, nghiên cứu, là sự tư duy, sáng tạo. Nhờ những vấp ngã, thất bại để đúc rút kinh nghiệm để thành công. Tài phải đi liền với đức có như vậy mới bền lâu và có vị thế trong xã hội, được mọi người tin yêu.

Đứng ở vai trò của một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần tích cực, ham học hỏi, tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt. Nếu ta có đủ sự kiên trì cần mẫn, có đủ lòng quyết tâm thì ắt hẳn có một ngày chúng ta sẽ trở thành viên ngọc sáng của gia đình, trường lớp và cả xã hội. Nếu muốn thành công, muốn tương lai trên đường đời đỡ vất vả thì học tập, mài giũa bản thân là điều vô cùng cần thiết.

“Người không học như ngọc không mài” là bài học rất đúng đắn và sâu sắc cho thế hệ ngày nay và mai sau. Mỗi chúng ta nguyên bản đều là viên ngọc quý nếu muốn phát huy được giá trị, vẻ đẹp cần phải có ý thức rèn luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi để phát huy những cái tốt sẵn có, bổ sung cho những khiếm khuyết. Từ đó trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PL
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết