Văn bản ngữ văn 7

VC

mọi người ơi cần gấp gấp mai THI rồi !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!khocroi

          Giá trị nhân đạo trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Sau phút chia ly !!!!!!!!huhugianroi

(cần mở bài và kết bài mà thêm thân bài cũng được thanks mọi người nhìu nhìu !!!!!!!!!!)

NGHIÊM CẤM CHÉP TRÊN MẠNG !uccheCỰC GẤP GIÚP NGAY TRONG TỒI NAY !!MK TÍCH CHOOOO!!!!!!!!!!!

NT
28 tháng 3 2016 lúc 17:32

cô giáo mình dạy rồi mình làm cho :

giải :

Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm của ngươi vợ có chồng ra trận. Từ việc diễn tả một cách xúc động và đầy cảm thông nỗi sầu chia li của người vợ trẻ, tác phẩm đã có một giá trị tư tưởng sâu sắc, thể hiện ở cả hai nội dung: tố cáo chiến tranh và tình cảm nhân đạo.

Từ thế kỉ XVI, giai cấp phong kiến thống trị đâ liên tiếp phát động nhiều cuộc chiến tranh để tranh giành, xâu xé quyền lợi. Các cuộc chiến tranh Nam- Bắc Triều rồi lại Trịnh - Nguyễn kéo dài hàng trăm năm gây ra không ít thảm cảnh. Biết bao cảnh chia li đầy máu và nước mắt vì chiến tranh loạn lạc. Đối với những cặp vợ chồng trẻ thì sự chia li càng trở nên đau xót. Cuộc sống vợ chồng đương độ mặn nồng mà đành phải dứt áo tiễn biệt nhau, hỏi còn gì chua xót hơn? Người chồng dấn thân vào chốn binh đao khói lửa đã bi thương lắm rồi, nhưng làm sao sánh được với nỗi sầu muộn buồn đau ngóng trông vô vọng của người vợ trẻ cô đơn vò võ nơi buồng the. Dường như trái tim nhạy cảm của người phụ nữ đã phần nào dự cảm được số phận bi thảm của người chồng ngay từ phút chia li tâm trạng thương đau của người vợ, chiến trận hiện ra thật thảm khốc:

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi

Mặt chinh phụ trăng dõi dõi theo

 Chinh phu tử sĩ bao người

Nào ai mạc mặt, nào ai liệm hồn?.

Vì thế mà ngay sau phút chia li, cả một núi sầu đã đè nặng lên người vợ trẻ:

 

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

 Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Hình bóng người chồng cứ xa dần, xa dần rồi mất hút vào không gian thăm thẳm, mênh mông, để rồi chỉ còn lại là tâm trạng sầu thương của người vợ trẻ. Bao nhiêu tình cảm âu yếm chỉ còn là hoài niệm. Bao nhiêu ước vọng về hạnh phúc lứa đôi trở thành vô vọng. Ai làm cho lứa đôi chia lìa? Ai làm cho cuộc sống của người vợ chỉ còn là một chuỗi sầu muộn, mòn mỏi ngóng trông đến hoá đá? Chiến tranh thật là tàn nhẫn! Nhà thơ không một lời phê phán chiến tranh, chỉ để người chinh phụ bày tỏ nỗi sầu chia li chất chồng, và dường như sự phẫn uất của tác giả cũng tăng dần theo nỗi sầu ấy. Giá trị tố cáo của đoạn thơ chính là ở đó.

Không chỉ có ý nghĩa tố cáo chiến tranh, Sau phút chia li còn là một đoạn thơ có giả trị nhân đạo sâu sắc. Bản thân ý nghĩa tố cáo đã là một khía cạnh của tinh thần nhân đạo. Song giá trị nhân đạo của đoạn thơ còn sâu sắc hơn nhiều. Tinh thần nhân bản ấy chính là sự đồng cảm sâu sắc, sự chia sẻ đầy tình người với nỗi sầu chia li và khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ. Dường như nhà thơ đã hoá thân thành người chinh phụ. Nếu không, làm sao có thể cảm nhận được trùng trùng lớp lớp sầu thương đang dâng lên trong lòng nàng và nhuộm màu sắc chia li lên cảnh vật:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

Bến Tiều Tương thiếp hãy trông sang

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt, một màu

Lòng chàng ỷ thiếp ai sầu hơn ai?

Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời là đầu thế kỉ XVIII (Cái thời mà tư tưởng phong kiến Nam quyền chi phối đời sống tinh thần cả xã hội, ít ai quan tâm tới tâm trạng và nỗi lòng của người phụ nữ) mới thấy hết giá trị nhân bản của đoạn thơ.

Với những ý nghĩa như trên, Sau phút chia li trở thành đoạn thơ được nhiều người nhớ đến và yêu mến.


 

 

Bình luận (0)
NT
28 tháng 3 2016 lúc 18:38

Bánh trôi nước .

giải :

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền - thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nừ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm về số phận éo le, bạc bẽo của mình đồng thời chính là sự đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội nói chung. Viên bánh trôi trắng mịn, xinh xắn là hình ảnh tượng trưng cho số phận người phụ nữ. Người phụ nữ với hình thể xinh dẹp khoẻ mạnh:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Điệp từ vừa ở đây như muốn nhấn mạnh sự tự hào, kiêu hãnh của cô gái về mình: vừa trắng lại vừa tròn nhưng

Bảy nổi ba chìm với nước non

Cuộc đời của người phụ nữ không yên ả mà số phận chìm nổi lênh đênh. Câu thơ tả hình dạng chiếc bánh trôi và hình dạng ấy tròn méo thế nào là do người nặn. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng thế, được may mắn hay bất hạnh, sống sung sướng hay đau khổ là do những kẻ có quyền thế trong xã hội “thần quyền” nhào nặn. Cảnh chồng chúa vợ tôi trong xã hội phong kiến nó tồn tại hàng nghìn năm, cuộc sống của người phụ nữ xưa là như vậy. Sinh ra là một con người nhưng họ không làm chủ được cuộc đời mình. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là nột trong những người chịu nhiều cay nghiệt như vậy, yêu Chiêu Hổ rồi bị phụ tình, làm vợ lẽ Tổng Cóc, làm lẽ Phủ Vĩnh Tường... Cuộc đời không chỉ dừng lại ở bảy nổi ba chìm mà có lẽ là hàng chục, hàng trăm điều cay đắng. Không riêng gì nữ sĩ  mà chính Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương cũng đức hạnh, nết na, hiếu thảo, thuỷ chung nhưng vẫn phải chịu kết cục trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Nguvễn Du đã từng chia sẻ, cảm thông với Thuý Kiều hồng nhan bạc phận. Mười lăm năm lưu lạc còn gì là thân phải chăng lời thơ sau đây cũng là lời của mọi người đàn bà trong xã hội cũ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời ràng bạc mệnh cũng là lời chung

Thương người như thể thương thân, thương cho số phận của mình, thương cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng lời thơ tự bạch nữ sĩ đã nói lên những điều bức xúc nhất về cuộc đời của những người phụ nữ. Lời thơ cũng chính là lời phản kháng, lên án xã hội bất công. Đồng thời nữ sĩ còn lên án chế độ nam quyền độc đoán làm cho cuộc đời của họ là những chuỗi ngày đau khổ.

Không những đại diện cho phụ nữ nói lên số phận của mình. Hồ Xuân Hương còn khẳng định phẩm giá của chính họ. Dù cuộc đời chao đảo ra sao nhưng:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự thuỷ chung, đức hạnh, nhân phẩm, tài năng dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn giữ trọn, vẫn sáng ngời, sáng chói như những hạt ngọc long lanh. Hơn thế nhà thơ còn hoàn toàn tin vào bản thân mình, tin vào phụ nữ, bởi họ đã chứng tỏ phẩm chất đáng quý đó.

Như vậy ta thấy rằng bài thơ này không chỉ đơn thuần tả chiếc bánh trôi mà còn tượng trưng cho thân phận người phụ nữ. ẩn trong những dòng thơ đó là tiếng nói phản kháng lại cả một hệ thống chính trị xã hội, cả một ý thức hệ tư tưởng cổ hủ lạc hậu. Đồng thời là tiếng nói cảm thông chia sẻ. Ta nghe trong lời thơ của bà là những “tiếng lòng chung” đầy phẫn nộ. Lời thơ khảng khái, cứng cỏi nhưng tràn đầy tính nhân đạo cao cả.


 
Bình luận (0)
NT
28 tháng 3 2016 lúc 18:43

Bạn gắn 2 bài vào nhau nhé vì mình học lỉa

Bình luận (0)
NT
28 tháng 3 2016 lúc 18:47

tick mình nha eoeo

Bình luận (0)
NT
28 tháng 3 2016 lúc 18:48

học lỉa nghĩa là học từng bài một nghĩa khác tách ra học từng bài một

Bình luận (0)
NT
28 tháng 3 2016 lúc 18:49

Cảm ơn bạn nhiều

Bình luận (0)
HH
28 tháng 3 2016 lúc 20:10

nguyễn thắng tùng à, sao bạn lại chép trên mạnghiu

Bình luận (0)
SM
28 tháng 3 2016 lúc 20:44

tóm lại GTNĐ trong 2 bài thơ là;

+ Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ thời kì phong kiến: cả về ngoại hình và phẩm chất
+ Bày tỏ niềm cảm thương trước số phận bất hạnh của người phụ nữ mà tiêu biẻu là Vũ nương
+ Lên tiếng tố cáo XH bất công
+ Tố cáo chiến tranh phi nghĩa

Bình luận (0)
VC
28 tháng 3 2016 lúc 18:32

còn bài Bánh trôi nước thì sao hả Tùng ?????gianroi

Bình luận (0)
VC
28 tháng 3 2016 lúc 18:40

phải ghép cả hai bài với nhau chứ sao lại tách riêng ra hả trời ??????????bucminh

Bình luận (0)
VC
28 tháng 3 2016 lúc 18:46

HẢAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAbatngo

bạn nghĩ sao mà bảo mk gắn 2 bài với nhau cơ chứ vì 2 bài bạn viết chả có zì liên quan đến giá trị nhân đạo cả !!!!!!!!!!!!!!!!!bucqua

Bình luận (0)
VC
28 tháng 3 2016 lúc 18:47

mà học lỉa là học gì cơ chứ !gianroi

Bình luận (0)
VC
28 tháng 3 2016 lúc 18:48

 mk tích rồi !!!!!!!!!!gianroingoam

Bình luận (0)
VC
28 tháng 3 2016 lúc 18:51

Rồi ko có zì !!~leu~

 

Bình luận (0)
SM
28 tháng 3 2016 lúc 19:34

bạn nói rõ đây là văn nghị luận chứng minh hay giải thích

Bình luận (0)
VC
28 tháng 3 2016 lúc 19:42

nghị luận kết hợp giải thích và chứng minh

 

Bình luận (0)
SM
28 tháng 3 2016 lúc 20:31

TB:

-Giải thích (Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản nhất của tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người; đồng thời tác phẩm cũng đã đứng về phía các nạn nhân mà lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc, quyền sống và phẩm giá của con người.)

-Dẫn dắt Đối với tác phẩm Bánh trôi nước :Tác phẩm còn thể hiện sâu sắc sự đồng cảm, tình thương yêu của nhà văn đối với con người. Hồ Xuân Hương đồng cảm với số phận của những người phụ nữ qua hình ảnh chiếc bánh trôi

Tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm.Bánh trôi nước (dẫn chững từ hình ảnh ng phụ nữ xinh đẹp đến cuốc sống chìm nổi.....,như tham khảo bài bạn Tùng)

-tương tự tác phẩm sau phút chia li..

đại khái là vậy chỗ nào ko hiểu mk ghi chi tiết ra cho

Bình luận (0)
LD
31 tháng 3 2016 lúc 21:32

tick giùm với

 

 

Bình luận (0)
VC
1 tháng 4 2016 lúc 21:25

bạn nghĩ sao mà bảo mình tick hả lê đình đạt !!!!!!!!!lolang

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NA
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
SL
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết