Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tập làm văn lớp 6

NH

Miêu tả 1 phiên chợ ở quê em. (ko cop mạng nhé!)

Mọi người ơi giúp e với!!

LV
14 tháng 4 2017 lúc 18:30

_ Dàn bài _

1. Phần Mở bài

- Em sinh ra và lớn lên ở thành phố. Vì vậy, chưa bao giờ em được đi một phiên chợ quê.

- Qua những bài văn, bài thơ viết về chợ quê, em nghĩ phiên chợ quê chắc là vui và có nhiều điều thú vị mà chợ ở thành phố không có được.

- Em cứ ngồi mà tưởng tượng ra rằng em đang cùng mẹ đi một phiên chợ quê vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

2. Phần Thân bài

a). Cảnh trước khi họp chợ

- Hình như thiên nhiên cũng ủng hộ người dân que có một cái Tết vui vẻ nên thời tiết hôm đó thật đẹp.

- Khí hậu ngày Tết không rét đến cắt da, cắt thịt như ngày mùa đông. Trời bỗng trở nên ấm áp.

- Từng đoàn người gồng gồng, gánh gánh, bưng, khiêng, vác,... đủ thứ hàng đến chợ để bán.

- Nhiều người đến chợ để mua những thứ mặt hàng cần thiết phục vụ cho ngày Tết.

- Chẳng mấy lúc, chợ đông nghịt...

b). Cảnh họp chợ

- Hàng hóa ngày Tết nhiều vô kể.

- Các khu hàng hóa được sắp xếp riêng biệt.

- Mỗi khu dành cho một loại hàng khác nhau: Khu dành cho mua bán các loại con vật ***** (heo), gà, ngan, ngỗng,... Khu dành để mua bán tôm, cá, cua, mực,... Khu dành để mua bán các loại nông sản như gạo, vừng (mè), đậu, lạc (đậu phộng),... Người mua người bán đông nhất vẫn là khu bán lá dong, thịt heo, đậu xanh... Mọi người đều chuẩn bị cho việc gói bánh chưng. Ngày Tết mà không có bánh chưng thì đâu còn là Tết.

- Tiếng lợn kêu eng éc, tiếng vịt kêu cạp cạp, tiếng mèo kêu meo meo...

- Tiếng người bán, người mua đòi giá, trả giá ồn ào, náo nhiệt.

- Em lại rất thích khu bán đồ chơi cho trẻ em. Em cứ đứng ngẩm mãi những con tò he chỗ người bán hàng. Chỉ vài cái nặn nặn, bóp bóp là một con vật bằng bột xanh đổ hoặc một nhân vật hoạt hình hiện lên dưới bàn tay tài hoa của người bán. Trẻ em bu quanh để chọn mua những con tò he mà mình yêu thích.

c). Cảnh chợ tan

- Những người đã mua sắm đủ lần lượt ra về. Trên quang gánh hoặc trên tay mỗi người đều có những thứ hàng cần thiết cần mua sắm. Nét mặt ai cũng tươi vui. Tiếng hỏi nhau, tiếng cười nói ồn ã trên con đường từ trong chợ ra ngoài cổng chợ.

- Người bán hàng vãn dần. Những hàng hóa còn lại cũng vơi đi.

- Trong chợ còn lại những dãy quần áo trẻ em treo đủ màu sặc sỡ. Những bà, những cô bán hàng xén bày đủ loại hàng. Mọi người cố gắng ngồi lại mong bán thêm được chút nào hay chút đó.

3. Phần Kết bài

- Trong trí tưởng tượng của em, chợ quê vào ngày đẹp trời là như thế đó.

- Nhất định, em sẽ xin ba mẹ cho em được ăn Tết ở quê một lần để em được đi chợ quê vào ngày Tết, để em xem chợ quê có giống như trong tương tượng của em.

Bình luận (1)
NM
14 tháng 4 2017 lúc 18:32

Các bạn đã đi chợ phiên bao giờ chưa? Tôi đã được đi một lần khi còn nhỏ nhưng cho đến bây giờ hình ảnh của phiên chợ ấy vẫn còn đọng mãi trong tôi với những dòng ký ức ngọt ngào về miền quê thơ ấu thanh bình và yên ả.

Đó là một nhày mùa thu dịu dàng. Bầu trời rất xanh và trong với những dải mây hồng đang lững thững dạo chơi. Đàn chim nhạn là đám mây trắng mỏng lướt qua mọi vật. Bà tôi đã dậy lừ lúc nào. Khi tôi rửa mặt thì bà đang cặm cụi nhóm bếp lửa đun nước. Sáng nay, tôi sẽ cùng bà đi chợ phiên. Tôi vô cùng háo hức.

Bà cháu tôi bắt đầu đi khi sương vẫn còn đọng trên những vòm lá. Bà tôi đội chiếc thúng tre trên đầu, bên trong là mấy bó rau vườn nhà. Từ nhà ra chợ đi một lát là đến. Bà tôi ngồi bán rau ngay đầu chợ còn tôi vào trong xem. Khu chợ này nhỏ thôi, nhưng có rất nhiều gian hàng. Mái chợ được lợp bằng những tấm cọ. Dãy hàng đầu tiên chỉ có bốn gian. Gian thứ nhất bán bánh mì. Những chiếc bánh mì dài, nóng hổi. Vài em bé vừa chỉ tay vào gian bánh vừa vùng vằng đòi mẹ mua. Gian thứ hai bán bánh rán, loại bánh rán mật chỉ bé bằng ba ngón tay chập lại nhưng bọn trẻ chúng tôi mê vô cùng. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm thấy vị ngọt ngào của mật đường, vị dẻo thơm của bột nếp và vị thơm bùi của đỗ xanh. Và có một loại bánh không thể không nói đến: bánh hú tai mèo. Miếng bánh dẻo thơm làm từ bột gạo, một thứ bánh quen thuộc mà sao lần nào ăn tôi cũng thấy nó ngon lạ kỳ. Hai đầu bánh nhọn như tai mèo nên có tên gọi là bánh hú tai mèo. Và gian thứ tư: gian này không bán bánh mà bán cốm. Cái hương lúa dịu dàng hoà quyện trong hương lá sen thơm mát ấy đã níu bước chân tôi lại bên gánh cốm. Bác hàng cốm tuy đang bận gói cốm cho khách nhưng vẫn ngẩng lên tươi cười với tôi:

- Mua cốm đi cháu! Cốm thơm ngon đấy!

Thấy tôi cứ đứng tần ngần không nói, bác bán cốm cười:

- Không có tiền chứ gì? Cứ lấy đi, bác với bà mày là hàng xóm với nhau cả, có gì đâu!

Rồi bác dúi vào tay tôi một gói cốm nho nhỏ. Tôi cảm ơn bác bán cốm tốt bụng và đi tiếp. Cốm ngon quá! Vui thì ăn càng ngon. Tôi nhúp vài hạt một lên ăn, cái miếng cốm ấy bây giờ tôi vẫn nhớ. Vừa đi tôi vừa nghĩ: Hay thật! Đúng như bà mình nói "hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.

Chợ bây giờ đã đông hơn. Người người ra vào tấp nập. Những tiếng mời mua, mặc cả, những tiếng cười đùa, hỏi thăm vang lên ồn ã. Tôi bước sang dãy bán thịt, cá. Đây là dãy đông nhất. mọi người kín lại, chẳng còn lối đi. Tôi lách qua một cách khó nhọc, lại bị chen kín nên chỉ nhìn thấy những chú cá béo tròn, nào rô, nào trắm đang lượn đi lượn lại trong chậu, vài chú cố sức trườn ra ngoài rơi "bẹp" xuống đất, giãy đành đạch trước khi được đưa trở lại chậu; những tảng thịt lợn, thịt bò hồng tươi, săn chắc, nhìn rất ngon lành, những chú gà, mụ vịt đang cãi nhau "quác, quác", "cạc, cạc" ầm ĩ. Rồi những tiếng tranh mua miếng thịt ngon, tiếng mặc cả. Tất cả tạo nên một bản hoà tấu sống động.

Dãy thứ tư bán hoa quả và rau. Những trái dưa vàng, dưa hấu tròn như những chú heo con. Những trái thanh long đỏ hồng và tròn căng. Những trái cam tròn trịa, mập mạp, nhìn đã ứa nước miếng. Lại thêm cô bán hàng xởi lởi nên chàng ai mặc cả làm gì. Rồi còn có bao nhiêu rau: rau cải, rau muống, xà lách, mùi, húng đủ loại. Những mớ rau tươi, non, xanh mơn mởn vẫn còn long lanh sương đêm. Những ngọn rau phất phơ trước cơn gió buổi sớm như mời gọi. Chợt tôi nghe tiếng gọi:

- Trang ơi!

Ồ! Bà tôi đã vào đây tự lúc nào, mấy mớ rau đã hết. Giờ dây, trong thúng là thịt, trứng, bánh và đậụ phụ. Bà tôi nói:

- Bà thấy cháu từ ngoài kia, gọi mãi mà cháu không nghe thấy. Cháu đi nhanh thế!

Tôi được bà khen đi nhanh, cười tít cả mắt mà không để ý trán bà lấm tấm mồ hôi.

Mặt trời đã lên cao, chợ đã vãn. Dòng người đổ ra đường, chảy mãi trong không gian bao la. Tôi với bà cũng hoà vào dòng chảy ấy. Ra cổng, tôi lại thấy thêm một thứ mà lúc nãy vào tôi không để ý. Dưới gốc cây đa, một bà già tóc bạc phơ, miệng móm mém nhai trầu đang ngồi bên một tấm bạt bày vài gói kẹo lạc, kẹo bi, những cái bánh vừng, kẹo hồ lô..., những thứ bánh kẹo rẻ tiền nhưng là cả một mơ ước với chúng tôi thuở ấy. Bây giờ thì chẳng còn những cụ già tóc bạc ngồi bên gánh hàng đơn sơ như vậy nữa.

Tôi đã xa quê lâu rồi và cũng chẳng còn có dịp trở lại phiên chợ năm xưa nữa. Cho dù tôi về quê thì quê hương cũng đã đổi thay. Sẽ chẳng có một chuyến tàu nào đưa tôi về được với miền quê và phiên chợ ấu thơ. Nhưng mãi mãi hình ảnh về phiên chợ ấy sẽ là ký ức đẹp trong tôi. Dàn đồng ca của bầy chim trên cao đang hót sao mà tha thiết quá!

Bình luận (0)
TP
31 tháng 10 2019 lúc 12:11

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về phiên chợ quê em.

- Địa điểm họp chợ? Thời gian họp chợ?

- Quang cảnh họp chợ như thế nào?

2. Thân bài: Tả cảnh phiên chợ quê theo một thứ tự nhất định.

- Miêu tả bao quát:

+ Ồn ào, đông đúc.

+ Nhiều màu sắc.

- Miêu tả cụ thể (Chú ý đến những đặc sản của chợ quê em)

+ Các dãy hàng bán trong chợ: Các mặt hàng, màu sắc, hình dáng của các loại hàng, các mùi vị đặc biệt của chợ.

+ Cảnh mua bán trong chợ: Tả một vài hàng tiêu biểu.

+ Các hoạt động khác ngoài hoạt động mua bán: Ăn uống, trò chuyện,…

3. Kết bài:

- Cảm nghĩ , tâm trạng của em mỗi lần đến chợ.

- Tình cảm của em với chợ quê, với quê mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
PT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DY
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết