Luyện tập tổng hợp

TN

mấy bạn viết giúp mình 2 đoạn văn về 2 đất nước khác nhau nhé

 mình cảm ơnhihi

NN
16 tháng 4 2016 lúc 14:42
Đoạn văn về đất nước Việt Nam:

Từ bao đời nay, lòng yêu nước và tinh thần từ hào dân tộc đã ngấm sâu vào huyết quản của mỗi con người đất Việt, đã trở thành 1 tình cảm rất đỗi tự nhiên. Ngày còn học cấp 1, lần đầu tiên nghe lời Bác dặn: “Dân tộc Việt Nam bước lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, một phần lớn ở công học tập của các cháu”, trong lòng tui đã dâng lên 1 niềm tự hào lớn lao – mình là hi vọng của đất nước! Vì thế tui cũng băn khoăn câu hỏi “Năm châu như thế nào nhỉ? Nước Việt Nam mình so với năm châu thì thế nào? Đang đứng ở đâu?” Lớn dần lên tui vẫn luôn tìm kiếm những giải đáp cho câu hỏi của mình, nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Nước Việt Nam ta thực tế không nhỏ, diện tích đứng thứ 65 trên thế giới – Việt nam lợi thế hơn cả trăm dân tộc khác. Ta có thể dễ dàng nhìn thấy dáng hình Tổ quốc dầy kiêu hãnh trên bản đồ thế giời. Việt nam nhỏ hơn Trung Quốc, Mĩ, Nga và nhỏ hơn 60 nước kia, nhưng sự thực về địa lí, chúng ta không hề quá nhỏ bé.

Lịch sử mấy ngàn năm dựng và giữ nước khiến Việt nam được cả thế giới biết đến như 1 biểu tượng của tinh thần đấu tranh bảo vệ hòa bình, độc lập. Từ thời phong kiến, các triều đại Việt nam đã nhiều lần đánh bại quân xâm lược Trung Hoa – 1 nước lớn hơn ta rất nhiều lần. Quân dân thời Trần đã 3 lần đánh đuổi quân xâm lược Mông – Nguyên ra khỏi bờ cõi – đạo quân hùng phát triển nhất thời bấy giờ. Trong “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi cũng đã khẳng định :

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cói đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu , Đinh , Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán , Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế 1 phương”…

Vậy chẳng phải vấn đề lịch sử, dân tộc, Việt Nam ta có thể tự hào sánh ngang với 1 Trung Hoa rộng lớn hay sao? Và thế kỉ XX, dân tộc ta đã kiên cường đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, giành lại độc lập, tự do, tuyên bố với năm châu về một Việt nam dân chủ cộng hòa. Cả thế giới biết đến Việt Nam – tượng đài bất tử về 1 anh hùng dân tộc anh hùng – 1 dân tộc chưa lớn bằng 1 bang của nước Mỹ nhưng đã đánh bại 1 đế quốc hùng mạnh số một thế giới. Một Việt nam với bề dày lịch sử hào hùng như vậy sao có thể là nhỏ được.

Nhà bác học Lê Quí Đôn đã viết về dân tộc mình đầy tự hào “Nước Việt nam ta nổi tiếng văn hiến…”, “văn vật điển chương rất đẹp, không kém gì Trung Quốc”. Quả thực, Việt Nam ta có 1 kho tàng băn hóa dân tộc đặc sắc, 1 nền văn hiến lâu đời. Chúng ta cũng có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được xếp hạng thế giới. Bao thế hệ Việt Nam đã giữ gìn và phát huy được những truyền thống quý báu: yêu nước, đoàn kết, tự hào dân tộc, nhân đạo, uống nước nhớ nguồn… Đó là những giá trị tinh thần to lớn làm nên 1 Việt nam lớn về văn hóa, văn hiến.

Việt Nam ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiều tài nguyên , rất nhiều thuận lợi tự nhiên: Đứng thứ 13 thế giới về dân số, tiềm năng con người của Việt Nam ta thực sự không nhỏ. Tố chất trí tuệ người Việt Nam rất thông minh, nhanh nhạy, điều đó đã được chứng minh qua lịch sử. Tất cả tiềm lực chúng ta đều nói lên rằng: Việt Nam không hề nhỏ bé.

Thế nhưng , hiện nay vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, trong khu vực thì sao?

So với nhiều nước trên thế giời, ngay cả những nước trong khu vực, Việt Nam ta còn thua kém, tụt hậu về khoa học công nghệ, chỉ số GDP , tiềm lực kinh tế, tiếng nói chính trị…Ta chưa làm chủ được công nghệ mà vẫn phải nhập từ nước ngoài, rồi thậm chí phải thuê chuyên gia nước khác về vận hành…Ta đi sau các nước bạn về cả kinh tế, về chỉ số con người … trong khi tiềm lực chúng ta lớn. Chúng ta vẫn là 1 nước lạc hậu so với thế giới bên ngoài tiên tiến, hiện đại, không ngừng phát triển từng giờ. Tại sao 1 nước như Việt Nam không nhỏ như chứng ta đã thấy lại trở nên bé nhỏ đến vậy khi sánh vai với các cường quốc năm châu? Và tại sao, chúng ta phải đối diện với con số khủng khiếp rằng 197 năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Singapo – 1 quốc đảo thậm chí còn nhỏ hơn tp. Hồ Chí Minh?

Một lí do có thể thấy ngay là vì chiến tranh. Chiến tranh để lại những mất mát rất nặng nề, những tàn phá về vật chất, những di chứng cho con người mà chúng ta đã, đang và sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục hết. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta lấy chiến tranh ra làm lá chắn. tránh né nhìn thẳng vào sự thật rằng chính yếu tố con người mới là lí do chủ yếu. Hãy nhớ đến Nhật Bản – 1 nước châu Á – đang đứng nhất nhì thế giới về kinh tế, đã vươn lên từ 1 đống đổ nát của chiến tranh. Vậy tại sao chúng ta vẫn mãi nằm ở nhóm nước đang phát triển mà đôi khi còn bị nhắc đến với cái tên “thế giới thứ 3”?

Chúng ta cần có dũng khí để bước vào cuộc chiến tranh nhưng cũng cần dũng khí để bước ra khỏi cuộc chiến tranh. Từ khi chiến tranh kết thúc, chúng ta đã nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước. Thế nhưng công cuộc đổi mới của chúng ta vẫn còn chưa triệt để và hiệu quả. Ta chưa phát huy được trí tuệ - tiềm năng chất xám của con người . Một phần bởi nền giáo dục của chúng ta còn nặng về lí thuyết, còn nặng về biểu dương, ca ngợi, còn nhắc quá nhiều đến thành công, nặng về thành tích. Những khả năng trí tuệ chưa được phát huy hết mức cho mục đích thực tế.

Một phần bởi chúng ta còn chưa dám nhìn thẳng vào những nhược điểm giờ của mình như dễ thỏa mãn , có tinh thần hưởng thụ, trì trệ, thiếu tầm tư duy dài hạn , thiếu chủ động, còn mắc bệnh thành tích, bệnh thiếu trách nhiệm cá nhân và tác phong công nghiệp… Thực tế là, nhiều truyền thống quý báu cuat dân tộc đang có nguy cơ mai một, chính nó khiến Việt Nam dường như nhỏ bé dần theo thời cuộc. Một phần cũng bởi chúng ta chưa có sách lược cho hành trình bước vào thời đại mới – thời đại hội nhập, chưa sẵn sàng đổi mới tư duy , hoàn thiện bản thân và hết mình học hỏi.

Quá khứ là niềm tự hào dân tộc Việt Nam , thế nhưng chúng ta không thể sống mãi với quá khứ được. Thế giới thay đổi từng ngày, muốn không lạc hậu ta phải theo kịp thời gian học lấy những bài học từ quá khứ và đối mặt với thực tại, hướng tương lai với nỗ lực hết mình . Nước Việt Nam không hề nhỏ. Thế nhưng vị thế của chúng ta đang nhỏ, 1 phần rất lớn bởi tâm thế chúng ta nhỏ, bới chúng ta chưa lớn trong khát vọng “là một Việt Nam lớn”.

Cho nên, trước hết, để nước ta không nhỏ, cần đánh thức ý thức dân tộc, để niềm tự hào và ý thức trách nhiệm lớn dần lên trong lòng mỗi người. Chúng ta cần tăng cường giao lưu học hỏi với các nước khác, xây dựng một chiến lược toàn diện để phát triển giáo dục , phát triển khoa học công nghệ, khắc phục hiện tượng chảy máu chất xám, tính bảo thủ, thiếu tư duy toàn diện hay sức ì lớn trong việc tiếp thu khoa học tiến tiến… Ta cũng cần chú trọng đến sách lược giữ gìn , bảo vệ và phát huy những truyền thống , giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc, để không còn cảnh đạo đức đi xuống nghiêm trọng của 1 bộ phận không nhỏ những người dân Việt. Và cũng cần đưa ra những chính sách động viên tinh thần hăng say học tập, lao động sáng tạo, dám nghĩ dám làm – những yếu tố tiên quyết trong kỉ nguyên công nghệ.

Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ? Câu trả lời cuối cùng chính là ở thế hệ thanh niên chúng ta. Vậy nên, chúng ta, tuổi trẻ của đất nước, hãy ra sức học tập, trau dồi hiểu biết, tích cực tìm tòi, sáng tạo, học hỏi từ bạn bè quốc tế. Hãy sống xứng đáng với những người đi trước, những thế hệ đã cống hiến và hi sinh cho chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay. Việt Nam ta vốn không nhỏ, và khi chúng ta phấn đấu hết mình để nó thực sự không nhỏ, cũng chính là chúng ta đnag lớn lên. Mỗi bạn trẻ đều là 1 phần của đất nước. So với Châu Âu hay nhiều nước phát triển , Việt Nam có lợi thế vô cùng lớn là sức trẻ. Sự bứt phá chính là ở thanh niên. Hãy mang khát vọng lớn vì một Việt Nam lớn.

Lời dạy của Bác hồ từ ngày thơ ấu đã luôn trong trái tim tôi, nhắc nhở tui ý thức về trách nhiệm của mình trong việc trả lời cho câu hỏi “Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” tui nghĩ , có lẽ, không chỉ tui mà tất cả chúng ta – tuổi trẻ Việt Nam – đều luôn trăn trở và nỗ lực hành động vì câu trả lời: Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

 

Bình luận (0)
NN
16 tháng 4 2016 lúc 14:44

Còn đoạn văn nước ngoài thì mình không biết

Bình luận (0)
NH
16 tháng 4 2016 lúc 18:17

Nguyễn Trang Như ơi đoạn văn mà sao bạn lại viết dài thế?

Bình luận (0)
DH
16 tháng 4 2016 lúc 20:13

Việt Nam là đất nước nhiệt đới tươi đẹp và giàu lòng mến khách. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chính nó đã đem lại cho Việt Nam nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng phong phú. Việt Nam là một trung tâm đặc hữu của thế giới với 87 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó nổi bật có 11 vườn Quốc gia đại diện cho hầu hết các dạng cảnh quan, các hệ sinh thái.

Bình luận (0)
DH
16 tháng 4 2016 lúc 20:15

Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng AnhUnited States of America viết tắt là U.S hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Hoa Kì có 14 bang.

Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 316 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ 3 về tổng diện tích (xem phần địa lý để biết thêm chi tiết) và thứ 3 về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới.[8] Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới (tính trên giá trị thực tế, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2015 là trên 18,1 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương).[5] GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ là 56.421 đô la, đứng hạng 5 thế giới theo giá trị thực và hạng 10 theo sức mua tương đương.[5]

 

Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc", cả 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các tiểu bang nổi loạn đã đánh bại Đế quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên thành công trong lịch sử.[9] Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9 năm1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm có mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791.

Theo tư tưởng Vận mệnh hiển nhiên, Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ trong thế kỷ 19.[10]Sự kiện này bao gồm việc thay thế các dân tộc bản địa, sát nhập đất đai mới, và từng bước thành lập các tiểu bang mới.[10] Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự chia xé quốc gia. Đến cuối thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã mở rộng đếnThái Bình Dương,[11] và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.[12] Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Đệ nhất Thế chiến đã xác định vị thế cường quốc quân sự toàn cầu của Hoa Kỳ. Đệ nhị Thế chiến đã xác định vị thế siêu cường toàn cầu của Hoa Kỳ, là quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân, và là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hóa, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.[13]

Bình luận (0)
HQ
2 tháng 11 2017 lúc 20:43

câu b

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
RJ
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết