Văn bản ngữ văn 7

MH

Lập dàn ý phân tích giá trị nhân đạo trong bài thơ"Bài ca nhà tranh bị gió thu phá"của Đỗ Phủ.

DT
10 tháng 8 2017 lúc 14:26

Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ hiện thực vĩ đại của văn học Trung Hoa với những sáng tác chạm sâu vào trái tim người đọc. Thơ ông là những bức tranh sinh động, chân thực về xã hội phong kiến, về những mảnh đời cơ cực và về những khát khao có cuộc sống bình dị nhất. Ông hiểu và thấu nỗi đau của muôn kiếp vì chính bản thân mình cũng đã trải qua. “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được sáng tác khi ông đã nếm trải biết bao nhiêu cay đắng ở đời, phản ánh được hiện thực khốc liệt và tình yêu thương đồng loại của Đỗ Phủ.

Những năm tháng Đỗ Phủ phải sống trong cảnh nghèo khó, cơ cực. Cuộc sống gia đình ông túng thiếu, sông trong một mái nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa phía Tây Thành Đô.

Những ngày mưa mùa thu gió lùa đã khiến cho mái nhà tốc mái. Có lẽ đây chính là cảm hứng, cũng chính là hiện thực để cho ông viết lên những dòng thơ này.

Đoạn thơ đầu tiên viết về một trận cuồng phong tháng tám:

Tháng tám, thu cao, gió thét gào

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

Tranh bay sang sông rải khắp bờ

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

Mảnh thấp quay lộn vào mương xa

Chỉ với mấy câu thơ nhưng đã khái quát được hiện thực tàn khốc từ thiên nhiên, những cơn gió tháng tám đã lật tung mái nhà tranh nghèo. Thật cảm cảnh cho mái nha ftranh rách nát của Đỗ Phủ, ông đành bất lực nhìn thiên nhiên tàn phá. Một hiện thực đầy xót xa mà người đọc nhận ra chính là thiên nhiên cứ vô tình với cuộc đời nhiều đắng cay của một người vẫn mải miết cống hiến cho đời những vần thơ thật đẹp.Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Đỗ Phủ

Đây cũng chính là thời điểm loạn lạc mà nhân dân Trung hoa phải đối mặt và trải qua. Binh biến loạn lạc, người dân mất nhà mất cửa, mất người thân, đạo đức suy thoái nghiêm tròng. Đỗ Phủ bất lực nhìn xã hội đnag rơi vào ngõ cụt:

Môi khô, miệng cháy gào chẳng được

Quay về chống gậy lòng ấm ức

Nhà thơ già dẫu có “gào” khô cả môi cũng không ai thấu, không ai hiểu, đành ngậm ngùi “chống gậy lòng ấm ức”. Nỗi xót xa hiển hiện ngay trong từng câu từng chữ càng khiến người đọc không kìn được cảm xúc. Xã hội tàn khốc, lòng người lạnh lẽo làm sao cứu vãn nổi.

Và tác giả như trào ra sự căm tức và oán hận:

Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ

Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ

Hiện thực chiến tranh tàn khốc đang phô bày ra trước mắt nhưng nhà vua nào đâu có thấu, có hiểu. Những năm tháng chinh phạt đã khiến cho cuộc sống của nhân dân thêm lầm than và rơi vào ngõ cụt không thể cứu vãn.

Cảnh mưa gió ngày thu tàn phá căn nhà khiến cho Đỗ Phủ không thể chợp được mắt, thương vợ, thương con và thương chính bản thân mình:

Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

Đêm dài ướt át sao cho trót

Câu thơ như cứa vào lòng người nỗi khắc khoải, xót xa cho một kiếp người, kiếp nghèo long đong lận đận.

Nỗi đau đớn, tủi nhục của một người tài giỏi nhưng lận đận, tù tùng, cái nghèo cứ bám riết lấy. Ông tự trách bản thân mình vô dụng không thể đỡ dần, giúp đỡ cho vợ con. Đất nước chiến tranh loạn lạc, nhân dân lầm thân. Một bức tranh hiện thực xã hội trung hoa nhiều xót xa và nước mắt. Bằng ngòi bút chân thực, ông đã vẽ lên trước mắt người đọc hiện thực xã hội nhiều ám ảnh.

Và rồi ông càng mong muốn, càng khát khao được ấm no và mong và nhân dân qua khỏi cơ cực, nhọc nhằn:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

Gió mưa chẳng núng vững vàng như thạch bàn

Than ôi bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được.

Đây là một khổ thơ giàu giá trị nhân đạo, là tấm lòng cao cả, vị tha và đầy yêu thương của nhà thơ nghèo Đỗ Phủ dành cho nhân dân Trung Hoa.Niêm ao ước có căn nhà rộng “muôn ngàn gian” để giúp cho nhân dân đỡ lạnh, đỡ khổ trong những ngày mưa gió. Ước muốn nhỏ nhoi ấy đã nói lên tấm lòng yêu thương vô bờ bến của ông dành cho những người nghèo khổ như ông. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là ông không “ước’ cho mình, chỉ ước cho mọi người. Câu thơ cuối thực sự khiến người đọc nghẹn ngào:

Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được

Dù nghèo đói, dù cơ cực nhưng ông vẫn tràn đầy lòng vị tha. Dù chịu cánh “chết rét” ông cũng can tâm để mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.

Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ đã phản ánh được hiện thực của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, đồng thấy người đọc thấy được tấm lòng nhân ái, vị tha của ông đối với cuộc đời, với mọi người.

Bình luận (0)
DC
10 tháng 8 2017 lúc 12:13

*Dàn ý:

Mở bài:

- Giới thiệu nhà thơ Đỗ Phủ:nhà thơ nổi tiếng có cuộc sống vât vả,nghèo khổ nhưng giàu tình thương yêu.

-Bài thơ"Baif ca nhà tranh bị gió thu phá đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà thơ.

Thân bài:

-Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:Xuất phát từ câu chuyện có thực trong cuộc đời của tác giả...

-Qua hoàn cảnh riêng,Đỗ Phủ đau xót,đồng cảm trước nỗi khổ cực của người dân trong hoàn cảnh gió bão;

+Hình ảnh ngôi nhà tranh tan hoang khi bị gió thu cuốn bay mất mái-)Cuộc sống nghèo khổ.

+Tâm trạng của nhà thơ:đau xót,bất lực(trước cảnh bị cướp mất mái nhà tranh);buồn vì nghèo đói đã làm thay đổi tính cách hồn nhiên,lương thiện của những đứa trẻ.

+Nỗi đau xé lòng của nhà thơ khi chứng kiến cảnh khốn khổ của gia đình trong đêm mưa lạnh,nhà dột,chăn mền rách...

+Cả đêm trằn trọc,thao thức không ngủ được vì lo cho cảnh hoạn lạc,binh đao của đất nước

=)Đau lòng khi nghĩ đến bao nhiêu người nghèo đói cũng lâm vào cảnh ngộ như mình.

+ƯỚC mơ cao cả xuất phát từ tấm lòng nhân ái của nhà thơ:ƯỚC có được ngôi nhà rộng muôn ngàn gian để che chở cho họ dù mình phải chịu cảnh"riêng lều ta nát,chịu chết rét cx đc"-)Tấm lòng quên mình vì người dân-lòng nhân ái cao cả của nhà thơ.

Kết bài

-Đánh giá về bài thơ:là tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ

-Đỗ Phủ được tôn vinh là bậc"thi thánh"của nền thơ ca Trung Quốc.

Bình luận (0)
KM
10 tháng 8 2017 lúc 13:09

LẬP DÀN Ý

I. Mở bài:

Những năm cuối đời, Đỗ Phủ phải trải qua nhiều đau khổ: nghèo túng mắt bị mù, già yếu bệnh tật, hoạn nạn xảy ra liên tiếp...Bài thơ “Mao ốc vị thu phong sởphá ca” nói lên một trong những hoạn nạn, bi kịch của Đỗ Phủ. Bài thơ viết theo thể “ca”, lối thơ cổ tự do, câu dài, ngắn xen kẽ, câu ngắn nhất bốn chữ,câu dài nhất mười chữ, phần lớn là câu thất ngôn.Bài thơ đã thể hiện tấm lòng cao đẹp của Đỗ Phủ: ông ước mơ về hạnh phúc cho nhữngkẻ sĩ gần xa khắp thế gian.

II. Thân bài:

1. Năm câu thơ đầu nói về thiên tai. Trận bão tố “gió thét gào” trong tháng 8. Ngôi nhà lá của Đỗ Phủ bị gió thu phá nát. Ba lớp tranh bị gió thu.cuốn bay đi. Thủ pháp liệt kê kết hợp với miêu tả làm hiện lên ngôinhà tranh bị gió thu pha nát:

“Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,

Mảnh thấp quay lộn vào mương sa”

2. Năm câu thơ tiếp theo cho thấy tai họa giáng xuống dồn dập. Sau trận gió thu hét là cuộc ăn cướp của lũ “quần đồng” hạ lưu tham lam. Chúng coi khinh nhà thơ già yếu, xô đến “cướp giật” từng chiếc tranh. Nhà thơ vô cùng “ấm ức” đau khổ. Câu thơ tự sự và biểu cảm nói lên một nỗi đau riêng về nhân tình thế tháitrong xã hội loạn lạc:

“Môi khô miệng cháy gào chẳng được. Quay về, chông gậy lòng ấm ức”

3. Tám câu trong đoạn ba ghi lại bao cảnh đau khổ trong trận mưa thu. Nỗi đau chồng chất. Mây đen bao phủ đất trời, đêm thu tối mịt, mưa tầm tã thâu canh. Nhà bị dột tứ tung:

“Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu,

Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt”

Mền vải mỏng, lâu năm bị đàn con thơ “đạp lót nát”. Mưa thu phương Bắc”lạnh tựa sắt” lạnh thấu xương. Đó là nỗi khổ cơ hàn xưa nay. Chi tiết nghệ thuật rất cụ thể cảm động:

“Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,

Còn nằm xấu nết đạp lót nát”

Đêm như dài ra. Nhà thơ thao thức ngồi trong mưa lạnh. Lo nghĩ về thời loạn, buồn vì gia cảnh nghèo đói. Vừa thương mình, vừa thương vợ con. Đằng sau câu thơ là những tiếng thở dài trong hoạn nạn:

“Từ trải Cơn loạn ít ngủ nghê,

Đêm dài ướt át sao cho trót ?”

4. Năm câu thơ cuối bài bừng sáng lên một ý thơ rất tốt đẹp. Đỗ Phủ mước có một ngôi nhà “rộng muôn ngàn gian”, vững chắc “như thạch bàn” làm nơi ăn chốn ở cho kẻ sĩ gần xa. Ngôi nhà “muôn ngàn gian” ấy là biểu tượng về ấm no hạnh phúc mà Đỗ Phủ mơ ước, không chỉ cho riêng mình mà là cho tất cả những hàn sĩ trong thiên hạ.Ước mơ đẹp, khát vọng cháy bỏng về hạnh phúc đã nói lên đức hi sinh to lớn, nỗi lo đời chứa chan tinh thần nhân đạo:

“Than ôi ! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”.

III. Kết bài:

“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” rất giàu giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo. Tác giả vừa sử dụng vần bằng kết hợp với vần trắc, trong đó vần trắc là âm điệu chủ đạo đã diễn tả bao nỗi đau và cay cực như uất kết lại trong lòng nhà thơ.Tự sự, miêu tả, liệt kê kết hợp với trữ tình, Đỗ Phủ đã tạo nên những vần thơ vô cùng xúc động, cổ nhân có nói: “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”, đó là sự thật xưa nay. “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” là tấm lòng của kẻ sĩ chân chính. Bài thơ của Đỗ Phủ đã cho ta hiểu thêm những ý tưởng ấy…

Bình luận (0)
NN
10 tháng 8 2017 lúc 13:49

I. Mở bài

- Đỗ Phủ (712 - 770) là nhà thơ hiện thực lớn nhất, không chỉ của đời Đường mà của cả lịch sử thi ca cổ Trung Quốc. Ông để lại hàng nghìn bài thơ tuyệt tác, được người đời mệnh danh là “thi thánh”.

- Cuộc đời ông lưu lạc lênh đênh, nếm trải nhiều đau khổ, nên tâm hồn ông chan hòa với nhân dân lầm than trong xã hội loạn lạc. Ông là “nhà thơ dân đen” (Phan Ngọc).

- Bài ca nhà tranh bị gió thu phálà một kiệt tác của Đỗ Phủ. Năm câu thơ cuối là những câu thơ đẹp nhất trong bài thơ, lấp lánh tư tưởng nhân đạo sâu sắc của thi hào Đỗ Phủ:

“Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,

Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!

Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”.

II. Thân bài

1. Để thấy được cái hay, cái đẹp của năm câu thơ cuối ta cần phải biết qua một vài nét của phần đầu bài thơ. Những dòng thơ tự sự chân thật, cảm động kể chuyện “gió thu tốc nhà”. Tai họa dồn dập trút lên gia đình nhà thơ trong một ngày đêm. Gió thu thổi tốc nhà “tranh bị rải khắp ven sông...”. Bao nhiêu tranh bị trẻ con xóm Nam cướp sạch. Nhà thơ “khản tiếng, rát hầu, đành chịu mất”. Thời loạn lạc đạo lí suy đồi. Tai họa dồn dập, nỗi khổ tưởng chừng không thể nào chịu đựng nổi. Mưa gió suốt đêm, nhà dột, chăn cũ mỏng và rách, rét lạnh thấu xương, thêm tuổi già bệnh tật.

Đoạn thơ như cuốn phim làm sông lại cảnh lầm than cực khổ của một nhà thơ tài ba mà bất hạnh trong xã hội loạn li.

2. Trước nỗi đau ấy, con người gục xuống khóc than? Không! Tâm hồn nhà thơ sáng ngời. Quên hết nỗi đau của riêng mình, lòng ông hướng về bao người cần lao trong xã hội. Ông mơ ước, khát khao: có ngôi nhà ngàn vạn gian “Che khắp thế gian dân rét mừng. Vững như núi, gió mưa chẳng chuyển”. Thật vô cùng cảm động, nhà thơ nguyện quên mình cho hạnh phúc của nhân dân.

Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”.

- Cái hay, cái sâu sắc của đoạn thơ là bằng bút pháp tương phản: cảnh đời và tấm lòng, nỗi khổ và niềm mong ước. Đoạn thơ như một lời tâm sự, chân thực và cảm động được diễn tả qua hình ảnh ngôi nhà to lớn trong ước mơ của tác giả... Yếu tố hiện thực, yếu tố trữ tình lãng mạn kết hợp một cách hài hòa làm sáng lên tư tưởng, tình cảm nhân ái, lí tưởng nhân đạo bao la của Đỗ Phủ.

- Ở năm dòng cuối bài thơ, ước vọng nhân đạo chân thành thấm đượm tình người của Đỗ Phủ sáng mãi cùng thời gian. Giả sử nếu bài thơ dừng lại ở câu thơ tả thực ở phần trên thì có lẽ không phải là tác phẩm của bậc “thi thánh” nữa. Thi pháp cổ gọi năm câu thơ ấy là loại câu “cảnh cú” (làm rung chuyển cả bài thơ). Câu thơ để lại dấu ấn một hồn thơ, một tấm lòng, đi dọc thời gian từ đó đến nay đã 13 thế kỉ mà ta đọc lên vẫn xiết bao cảm động!

III. Kết luận

- Đọc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, ta như thấy hiện lên trước mắt hình ảnh một ông già gầy yếu ngồi trong một gian nhà bị dột dưới mưa gió tầm tã, tấm chăn mỏng ướt sũng, đôi mắt đăm chiêu, tư lự nhìn xa xăm... Hình ảnh ấy như một ám ảnh chập chờn mãi trong lòng ta.

- Năm dòng thơ cuối vừa đẹp về tư tưởng, vừa đẹp về hình ảnh, bừng sáng tấm lòng nhân đạo của tác giả. Khát vọng che chở cho dân lành đói khổ đã chắp cánh cho thơ Đỗ Phủ đến với mọi tâm hồn nhân ái và làm cho con người nhân ái hơn. Chữ “tâm” trong thơ ông đã giúp cho chữ “tài” trở nên bất tử. Đọc bài thơ, ta khâm phục và kính yêu một hồn thơ vĩ đại, một trái tim nhân hậu bao la.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PT
Xem chi tiết
VG
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
LS
Xem chi tiết