Văn bản ngữ văn 7

HA

lập dàn ý cho đề văn:chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

TQ
10 tháng 2 2017 lúc 20:43

Mở bài:
_ Sở dĩ con người khác với con vật ở chỗ … dùng lời nói…suy nghĩ, cảm xúc …
_ Đó là những ý nghĩa…mà câu nói… gửi gắm…
_ Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về…
II. Thân bài:
Đoạn luận 1:
_ Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ…
_ Mỗi người đều có thể nói ra điều mình muốn, điều đó gọi là…
_ Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ
diễn đạt cho phù hợp…
_ Chẳng những thế, trong câu nói
“Lời nói gói vàng”, lời nói còn được ví như
vàng…một vật có giá trị về
vật chất, đựơc nâng niu, gìn giữ,
nghĩa là lời nói cũng…
_ Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng
định rằng nếu biết chỉnh chu lời nói…tôn trọng,
yêu mến…đạt được tình cảm khi giao tiếp ….
2. Đoạn luận 2:
_ Sở dĩ, ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì…
_ … lời nói thể hiện tác phong đạo đức lẫn như trình độ văn hóa của từng người…
_ Nếu biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo …thu đựơc sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của …
_ Ngược lại, nếu ăn nói quá thô lỗ … mất lòng mọi người, gây ra hiểu lầm…
_ Thế mới biết, lời nói quả là …. vừa có thể có sức mạnh hơn cả thời gian…vừa có thể như con dao làm…
_ Và đã có một lời nói làm lắng đọng lòng người, tạo cảm xúc đẹp trong giao tiếp…Bác Hồ đã nói: “Tôi nói, đồng bào có nghe rõ không?”…
_ Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật, sự thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta cảm giác tươi đẹp…
_ Ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới…
_ Mặt khác, ở đời sẽ có những lời nói khó nghe, mất lòng người khác … có ý tốt, muốn ta sửa sai, thấy đựơc lỗi lầm của mình…đó là những “lời thật mất lòng”…
_ Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai…xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt đẹp nào cả, đấy là những “lời thật mất lòng”của…



_ Giả sử nếu thế giới không có lời nói, lại càng không có âm nhạc…sẽ như chìm vào băng giá của sự lạnh lùng, sòng phẳng, khô khốc…
_ Vì thế, mỗi ngày được sống, ta phải biết chọn những lời hay ý đẹp mà nói…làm phong phí thêm cho nét đẹp văn hóa của nhân loại…
3. Đoạn luận 3:
_ Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói …kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng giận, quát mắng…nhất là đối với…
_ Và một điều nữa là ta nên suy nghĩ thật cẩn
thận trước khi nói, xem điều đó có phù hợp… tránh làm tổn thương người khác, điều đó có nghĩa là “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”…
_ Cần tránh lối nói cộc lốc, thô kệch … tạo ra định kiến xấu về ta.
_ Cũng không nên sử dụng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ … mục đích giao tiếp là sự đồng tình quan điểm với người khác chứ không phải…
_ Thế nên, ta cần luyện cho mình
cách nói đúng cách, giản dị, sáng suốt…
học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh,
một người có tác phong giản dị
trong lời nói, bài viết…


_ Và trên hết, ta cần phải tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác, ngôn ngữ mạng, tiếng lóng khi giao tiếp bằng tiếng Việt vì nó làm hoen ố nét đẹp trong sáng của tiếng Việt và đây là…
_ Vì thế, nếu biết “lựa lời mà nói” thì ta sẽ giành được…
III. Kết bài:
_ Nét đẹp ngôn ngữ …. Khuyên ta rằng: lời nói có giá trị quyết định …
_ Vì thế, để học tập những kinh nghiệm quý báu ấy, em sẽ…
Bước 3: Viết bài

Bình luận (0)
LV
10 tháng 2 2017 lúc 20:29

1. Mở bài:

- Lời nói là phương tiện giao tiếp quan trọng và cần thiết.

- Ông cha ta khuyên bảo con cháu về cách sử dụng lời nói sao cho có hiệu quả cao nhất.

2. Thân bài:

- Lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người cụ thể.

- Để đạt được hiệu quả giao tiếp, ta phải tùy từng đối tượng, hoàn cảnh mà vận dụng lời nói cho phù hợp.

- Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp, lời nói hay cần có quá trình học tập, rèn luyện thường xuyên, lâu dài.

3. Kết bài:

- Mỗi người phải biết nói lời đúng, nói lời hay.

Bình luận (0)
PT
10 tháng 2 2017 lúc 20:32

Mở bài:
_ Sở dĩ con người khác với con vật ở chỗ … dùng lời nói…suy nghĩ, cảm xúc …
_ Đó là những ý nghĩa…mà câu nói… gửi gắm…
_ Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về…
II. Thân bài:
Đoạn luận 1:
_ Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ…
_ Mỗi người đều có thể nói ra điều mình muốn, điều đó gọi là…
_ Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ
diễn đạt cho phù hợp…
_ Chẳng những thế, trong câu nói
“Lời nói gói vàng”, lời nói còn được ví như
vàng…một vật có giá trị về
vật chất, đựơc nâng niu, gìn giữ,
nghĩa là lời nói cũng…
_ Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng
định rằng nếu biết chỉnh chu lời nói…tôn trọng,
yêu mến…đạt được tình cảm khi giao tiếp ….
2. Đoạn luận 2:
_ Sở dĩ, ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì…
_ … lời nói thể hiện tác phong đạo đức lẫn như trình độ văn hóa của từng người…
_ Nếu biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo …thu đựơc sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của …
_ Ngược lại, nếu ăn nói quá thô lỗ … mất lòng mọi người, gây ra hiểu lầm…
_ Thế mới biết, lời nói quả là …. vừa có thể có sức mạnh hơn cả thời gian…vừa có thể như con dao làm…
_ Và đã có một lời nói làm lắng đọng lòng người, tạo cảm xúc đẹp trong giao tiếp…Bác Hồ đã nói: “Tôi nói, đồng bào có nghe rõ không?”…
_ Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật, sự thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta cảm giác tươi đẹp…
_ Ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới…
_ Mặt khác, ở đời sẽ có những lời nói khó nghe, mất lòng người khác … có ý tốt, muốn ta sửa sai, thấy đựơc lỗi lầm của mình…đó là những “lời thật mất lòng”…
_ Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai…xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt đẹp nào cả, đấy là những “lời thật mất lòng”của…



_ Giả sử nếu thế giới không có lời nói, lại càng không có âm nhạc…sẽ như chìm vào băng giá của sự lạnh lùng, sòng phẳng, khô khốc…
_ Vì thế, mỗi ngày được sống, ta phải biết chọn những lời hay ý đẹp mà nói…làm phong phí thêm cho nét đẹp văn hóa của nhân loại…
3. Đoạn luận 3:
_ Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói …kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng giận, quát mắng…nhất là đối với…
_ Và một điều nữa là ta nên suy nghĩ thật cẩn
thận trước khi nói, xem điều đó có phù hợp… tránh làm tổn thương người khác, điều đó có nghĩa là “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”…
_ Cần tránh lối nói cộc lốc, thô kệch … tạo ra định kiến xấu về ta.
_ Cũng không nên sử dụng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ … mục đích giao tiếp là sự đồng tình quan điểm với người khác chứ không phải…
_ Thế nên, ta cần luyện cho mình
cách nói đúng cách, giản dị, sáng suốt…
học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh,
một người có tác phong giản dị
trong lời nói, bài viết…


_ Và trên hết, ta cần phải tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác, ngôn ngữ mạng, tiếng lóng khi giao tiếp bằng tiếng Việt vì nó làm hoen ố nét đẹp trong sáng của tiếng Việt và đây là…
_ Vì thế, nếu biết “lựa lời mà nói” thì ta sẽ giành được…
III. Kết bài:
_ Nét đẹp ngôn ngữ …. Khuyên ta rằng: lời nói có giá trị quyết định …
_ Vì thế, để học tập những kinh nghiệm quý báu ấy, em sẽ…

Bình luận (0)
H24
10 tháng 2 2017 lúc 21:24
Trong cuộc sống, lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm sống với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt đối với mỗi người. Để khuyên mọi người có cách nói năng sao cho có hiệu quả giao tiếp cao nhất, ông cha ta đã từng căn dặn:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.


Thật vậy, lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người. Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn những lời nói thích hợp, con người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả tốt hơn. Mỗi con người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều mà cũng có lời hay, lời đẹp, cũng có lời thô, lời tục. Người khôn phải biết lựa chọn để nói lời hay, lời đẹp. Lời nói là một thứ công cụ, nhưng có thể lựa chọn được tuỳ theo ý định và trình độ văn hoá của người nói. Ví thế, ông cha ta hình dung lời nói như một thứ sản phẩm, một thứ công cụ dễ kiếm, dễ tìm trong tầm tay của mỗi người. Nếu chọn đúng lời nói sẽ gây hiệu quả lớn, còn lựa sai thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

Vậy muốn lời nói làm vừa lòng nhau thì chúng ta cần phải chọn lời nói thích hợp với đối tượng, hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm. Mỗi lời nói hợp với người, hợp với cảnh sẽ làm cho quan hệ tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói thô vụng sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc “lựa lời”. Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp cần phải có quá trình học tập và rèn luyện liên tục, lâu dài. Chúng ta phải biết nói những lời nói chân thật và sau đó là lựa chọn những lời nói đẹp, nói hay để hiệu quả giao tiếp được tốt hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng lựa lời đẻ nói, để xuê xoa mọi chuyện mà có lúc chúng ta cần nói thật.

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Vì vậy chúng ta cần tự rèn luyện cách nói năng văn minh lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.
Bình luận (0)
TQ
10 tháng 2 2017 lúc 20:42

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

- Lời nói là phương tiện giao tiếp quan trọng và cần thiết.

- Ông cha ta khuyên bảo con cháu về cách sử dụng lời nói sao cho có hiệu quả cao nhất.

2. Thân bài:

- Lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người cụ thể.

- Để đạt được hiệu quả giao tiếp, ta phải tùy từng đối tượng, hoàn cảnh mà vận dụng lời nói cho phù hợp.

- Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp, lời nói hay cần có quá trình học tập, rèn luyện thường xuyên, lâu dài.

3. Kết bài:

- Mỗi người phải biết nói lời đúng, nói lời hay.

Bình luận (0)
TQ
10 tháng 2 2017 lúc 20:43

Lời nói là phương tiện đế con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau (bao gồm cả kinh nghiệm xử thế, lao động sản xuất, học tập...). Vì thế, nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, ông cha ta đã từng căn dặn:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả sẽ cao hơn. Mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cũng có lời thô, lời vụng. “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Ta có thể chọn lựa được lời nói tùy theo ý định và trình độ văn hóa của mình. Ông cha ta nhận thấy lời nói như một thứ công cụ dễ kiếm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng, lời nói sẽ tạo hiệu quả lớn, còn lựa sai, thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lời nói đẹp tạo ra sự cảm thông, sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Đó là cơ sở đểcon người đạt được mục đích trong giao tiếp. Để cho vừa lòng nhau, cần phải biết lựa chọn lời nói thích hợp với đối tượng, với hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm.

Cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau: sư già đã viên tịch; người chiến sĩ ấy đã hisinh vì Tổ quốc; ông cụ mới khuất núi... Người có văn hóa khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói thích hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời.

Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng đểlại rất nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”; “Học ăn, học nói, học gói, học mở”...

Tuy chú ý đên việc lựa lời đểđạt được hiệu quả giao tiếp nhưng người xưa không bao giờ cho rằng mục đích giao tiếp chỉ là sự vừa lòng nhau.

Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng- đắn chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. “Nói gần nói xa chẳng qua nói thật”, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thật, sau đó mới là lời nói đẹp.

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự đểđạt được mục đích như mong muốn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DL
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
TS
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết