Văn bản ngữ văn 7

SM

Lập dàn ý chi tiết cho đề giải thích câu nói của Lê-nin:học, học nữa, học mãi

H24
13 tháng 4 2016 lúc 20:50

I/ Mở bài 
- Trên con đường tiến tới đài vinh quang của nhân loại, chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng.
- Qua đó Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi.
II/ Thân bài

1)Giải thích ngắn ( là gì ? )
- “Học” là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta để lại.
- Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng các kiến thức đã thu nhân được từ thế giới xung quanh.
- “Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác.
- Nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào
- “Học mãi” có nghĩa là chúng ta phải không ngừng học tập.
- Phải luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.
- Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng vào cuộc sống.
- Chỉ khi có học thức chúng ta mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh và tiến bộ.
- Như thế lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không ngừng và học suốt đời.

2)Lý giải cơ sở nảy sinh vấn đề (Tại sao?)
* LĐ1:
- Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả. 
+Chỉ có học tập mới giúp ta thỏa mãn sự hiểu biết và sự tò mò của con người.
+Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.

*LĐ2: 
- Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người
+nghĩa vụ: ai cũng phải học tập để có nền tảng kiến thức, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc
+ trách nhiệm: học tập phải là một quá trình nghiêm túc, góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta
+quyền lợi: ai cũng có quyền được học, được trở thành người văn minh, có tri thức

*LĐ3:
- Học tập đem lại lợi ích cho bản thân
+ bảo vệ bản thân 
+ tự nuôi sống bản thân 
- Và qua đó ta cũng có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.

3) Phương hướng vận dụng (Như thế nào?)
- Chúng ta phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.
- Với mỗi con người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành.
- phải luôn học tập không ngừng (qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có thêm một phát minh mới ra đời) 
- học ở nhà trường và tham khào thêm nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của mọi người xung quanh
- Nhân vật điển hình
+ nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn : “ Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.
+Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.
(Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta.)
- Qua đó đã góp phần nâng lên giá trị chân lí của Lê-nin.

4) Phê phán:
- Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức dở dang
- Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên không chịu tiếp tục học hỏi.

III/ Kết bài:
- Câu nói: “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin là câu nói mang ý nghĩa nhân văn lớn cho con người.
- Nó sẽ luôn là một ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối cho chúng ta bước tới đài vinh quang của nhân loại


*BÀI VĂN*

Trên con đường bước tới đài vinh quang của nhân loại, chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng. Qua đó Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói nổi tiếng: “ Học, học nữa, học mãi”.
Vậy “học” là gì? Học là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta đã để lại. Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng những kiến thức đã thu nhận được từ thế giới xung quanh. “ Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác, từ dễ đến khó. Nó giúp chúng ta nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào. “Học mãi” ở đây có nghĩa là phải học tập không ngừng, luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được. Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng vào cuộc sống. Chỉ khi có học thức chúng mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh giàu đẹp. Qua đó lời dạy của Lê-nin mang một hàm ý nhằm khuyên răng chúng ta phải học hỏi không ngừng và học suốt đời.

Tại sao chúng ta phải học? Như chúng ta đều biết kiến thức của nhân loại là bao la. Những điều ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả. Vậy chỉ có học tập mới có thể đáp ứng hết những nhu cầu và sự tò mò về thế giới xung quanh của con người và học chính là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức. Không những vậy học tập còn là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người. Học là nghĩa vụ vì mỗi một công dân của đất nước đều là phần tử quan trọng trong công cuộc góp phần xây dựng Tổ Quốc văn minh, giàu mạnh bằng tri thức và khả năng của mình. Học là trách nhiệm vì một khi đã học, đó là sự nghiêm túc , trân trọng thời gian và công sức bỏ ra, đồng thời góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta và đẩy cao trình độ nhận thức ở khắp mọi nơi. Cuối cùng, học là quyền lợi vì ai sinh ra đời cũng được quyền sống và sở hữu tri thức, tự do tìm tòi học hỏi, mở rộng sự hiểu biết của bản thân,nâng cao trình độ học vấn của mình. Tại sao phải học nữa và học mãi? Muốn việc học đạt hiệu quả thì phải xác định rõ động cơ của mình. Chỉ có tri thức mới có thể giúp ta bảo vệ và tự nuôi sống bản thân mình. Khi đó chúng ta mới có thể tự tin bước vào xã hội và tìm ra một công việc phù hợp. Và qua đó ta cũng có thể khẳng định được vị trí, giá trị bản thân của mình qua những kiến thức mà ta áp dụng.
Vậy chúng ta phải học như thế nào? Điều đầu tiên đó là phải kiên trì, chăm chỉ trong học tập. Với mỗi người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành. Chúng ta cần vận dụng những kiến thức mà mình đã học được vào trong cuộc sống. Qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có một sáng kiến, phát minh mới ra đời. Cũng giống như những gì ta vừa mới học, sau một thời gian những kiến thức ấy lại trở nên lạc hậu. Do đó chúng ta phải không ngừng học hỏi và trau dồi thêm những điều mà ta chưa biết. Điều thứ hai đó là không chỉ học thêm từ trường lớp, chúng ta cũng nên tham khảo thêm nhiều sách khác mang giá trị nhân văn lớn. Điển hình cho quá trình học tập lâu dài, không ngừng trau dồi thêm kiến thức đó là nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn. Ông đã từng nói một câu rằng: “ Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Kể cả những nhà bác học lừng danh như thế mà vẫn phải miệt mài tìm tòi và học hỏi. Vì thế chúng ta phải học mãi để theo kịp với tri thức của nhân loại. Nói đến Đác Uyn, cũng không thể không nói đến Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta. Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng, bôn bao suốt bao nhiêu năm trời để tìm tòi học hỏi và tìm ra chân lý để áp dụng vào công cuộc cách mạng ở nước ta. Qua những dẫn chứng ấy đã góp phần nâng cao giá trị trong câu nói của của Lê-nin.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến giá trị của sự học. Trong trường học có những bạn học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức nông cạn, có bạn còn quyết định từ bỏ con đường học vấn của mình vì những cái lợi trước mắt. Cũng như thế trong xã hội có những người tự kiêu, mãn nguyện với những gì mình đã đạt được, nên không cần học nữa.Qủa thật chuyện học như con thuyền đi ngược nước nếu không tiến thì ắt nó sẽ lùi.
Câu nói: “ Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin mang đến giá trị nhân văn lớn cho con người. Và nó luôn là ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối chúng ta bước đến đài vinh quang của nhân loại.

Bình luận (0)
NM
13 tháng 4 2016 lúc 20:51

Chiều nay cô vừa giảng đề này

Bình luận (0)
SY
13 tháng 4 2016 lúc 21:06
Đề bài : Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.

 

Dàn ý

I/ Mở bài 
- Trên con đường tiến tới đài vinh quang của nhân loại, chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng.
- Qua đó Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi.
II/ Thân bài

1)Giải thích ngắn ( là gì ? )
- “Học” là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta để lại.
- Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng các kiến thức đã thu nhân được từ thế giới xung quanh.
- “Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác.
- Nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào
- “Học mãi” có nghĩa là chúng ta phải không ngừng học tập.
- Phải luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.
- Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng vào cuộc sống.
- Chỉ khi có học thức chúng ta mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh và tiến bộ.
- Như thế lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không ngừng và học suốt đời.

2)Lý giải cơ sở nảy sinh vấn đề (Tại sao?)
* LĐ1:
- Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả. 
+Chỉ có học tập mới giúp ta thỏa mãn sự hiểu biết và sự tò mò của con người.
+Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.

*LĐ2: 
- Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người
+nghĩa vụ: ai cũng phải học tập để có nền tảng kiến thức, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc
+ trách nhiệm: học tập phải là một quá trình nghiêm túc, góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta
+quyền lợi: ai cũng có quyền được học, được trở thành người văn minh, có tri thức

*LĐ3:
- Học tập đem lại lợi ích cho bản thân
+ bảo vệ bản thân 
+ tự nuôi sống bản thân 
- Và qua đó ta cũng có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.

3) Phương hướng vận dụng (Như thế nào?)
- Chúng ta phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.
- Với mỗi con người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành.
- phải luôn học tập không ngừng (qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có thêm một phát minh mới ra đời) 
- học ở nhà trường và tham khào thêm nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của mọi người xung quanh
- Nhân vật điển hình
+ nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn : “ Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.
+Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.
(Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta.)
- Qua đó đã góp phần nâng lên giá trị chân lí của Lê-nin.

4) Phê phán:
- Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức dở dang
- Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên không chịu tiếp tục học hỏi.

III/ Kết bài:
- Câu nói: “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin là câu nói mang ý nghĩa nhân văn lớn cho con người.
- Nó sẽ luôn là một ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối cho chúng ta bước tới đài vinh quang của nhân loại

Bình luận (0)
SM
13 tháng 4 2016 lúc 21:07

không đc cóp mạng

 

Bình luận (2)
SM
13 tháng 4 2016 lúc 21:10

viết hộ mk 1 đoạn văn trong phần MB,TB,KB càng tốt

Bình luận (0)
CD
28 tháng 4 2017 lúc 18:00

Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”

a. Mở bài:

- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.

- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?

- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.

b. Thân bài:

1/Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?

- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.

Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:

+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.

+ Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.

+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.

2/Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.

- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.

- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.

- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.

3/ Học ở đâu và học như thế nào?

- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....

- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...

4/ Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)

c. Kết bài:

- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.

- “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.



Bình luận (0)
SY
20 tháng 3 2019 lúc 14:58

1.Mở bài:
- Kho tàng kiến thức là vô cùng phong phú (Bể học khôn lường)
- Cuộc sống đang ngày càng phát triển, cho nên chúng ta càng phải nỗ lực học tập hơn nữa
- Lên nin khuyên:Học, học nữa, học mãi
2.thân bài
a) Ý nghĩa của lời khuyên
- Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người.
- Phải thường xuyên luyện tập để nâng cao kiến thức
b) Giải thích vì sao ta cân phải học tập?
+ có học tập thì mới tiếp thu được kiến thức
- học để nâng cao tầm hiểu biết, làm việc hiệu quả hơn
- Nếu ko chịu khó học tập thì sẽ ......
+ Việc học không giới hạn về tuổi tác, không gian và thời gian:
Nêu các dẫn chứng (Cái này tự tìm nha)
c) Mở rộng vấn đề
- 1 số người hiện nay ít quan tâm đến việc học tập -> Đất nước kém phát triển
- Học, học nữa, học mãi là mục tiêu của thanh niên ....
- học trong sách, học ngoài đời, học ở khắp mọi nơi
3.Kết bài:
Ngày nay, tuổi trẻ cần phải cố gắng học tập để hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích......

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PH
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
SM
Xem chi tiết