Ôn tập lịch sử lớp 7

SS

Lập bảng hệ thống các giai đoạn tồn tại của chế độ phong kiến ở châu Âu

TT
27 tháng 11 2018 lúc 21:41

Lịch sử châu Âu thời tiền sử bắt đầu với công cuộc định cư của người vượn đứng thẳng, giống Neanderthal, và loài người hiện đại. Vào thời kỳ cổ đại, nền văn minh Cổ Hy Lạp nở rộ ở châu Âu, mở đầu với hai nền văn minh Minos và Mycenae, và phát triển hoàng kim từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, với chiến thắng của nhân dân Hy Lạp trước các cuộc xâm lược của Đế quốc Ba Tư, trong thời này thị quốc Athena giàu mạnh đã có nền dân chủ[1], cho đến khi một nước Hy hóa lân cận là Macedonia làm bá chủ Hy Lạp. Với vua Alexandros Đại Đế, người Macedonia đã mở mang nền văn minh Hy Lạp đến tận Á châu, mở ra thời kỳ Hy Lạp hóa.[2] Sau đó, vào năm 31 trước Công Nguyên, Hoàng đế Augustussau khi chiến thắng Vương triều Hy hóa của Ai Cập, đã lập nên Đế quốc La Mã.[3] với cương thổ rộng lớn trải dọc từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Tây Ban Nha, từ Bắc Phi tới Scotland. Sự bành trướng của đế chế La Mã đặt nền tảng cho sự ra đời của hàng loạt đế chế mà chưa bao giờ được thấy trước đó ở châu Âu. Sau sự thoái trào của Đế quốc Tây La Mã vào năm 476, lịch sử châu Âu bước vào thời kỳ đen tối, đánh dấu bằng sự tàn tạ trong giáo dục, trong tổ chức xã hội và bởi những sự xâu xé của rất nhiều quân xâm lược man di, đặc biệt là người Viking, Avar, Magyar và người Ả Rập.

Giai đoạn Trung Cổ được đánh dấu bằng sự tái thiết xã hội có tổ chức, chủ yếu là theo chế độ phong kiến, và sự thống trị ở phương Bắc của Giáo hội Công giáo Rôma. Ở phía đông, Đế quốc Đông La Mã hưng thịnh, với các Hoàng đế tài ba như Heraclius, là một chiến tướng kiệt xuất đánh bại quân Ba Tư vào thập niên 620. Song, chính ngay từ thời điểm này người Ả Rập Hồi giáo càn quét châu Âu và không ít khi đánh thắng Heraclius, dù rằng người Đông La Mã vẫn mạnh lên dưới triều Hoàng đế Basil II, và trong trận Tours (732), Vương quốc Frank (người German) đã đánh tan tác quân Ả Rập.[4] Vào năm 800, sau khi đã bành trướng nước Frank cường thịnh, chinh phạt các tộc German khác, vua Karl Đại đế được Giáo hoàng Lêô IIIphong làm Hoàng đế Công giáo ở phương Tây đối trọng với Đông La Mã. Tuy Đế quốc tan rã sau khi Karl Đại Đế mất, Vương quốc Đông Frank - nước Đức - dưới các triều vua Heinrich der Finkler và Otto Đại đế đã lớn mạnh, đánh tan tành quân Magyar điều này dẫn đến việc Otto Đại Đế lên làm Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh.[5] Trước sức mạnh của đạo Hồi, các cuộc Thập tự chinh bùng nổ, và cuối cùng Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ hưng thịnh lên và chinh phạt kinh thành Constantinopolis vào năm 1453, làm cho Đế quốc Đông La Mã diệt vong.[6] Trong khi đó, Anh Quốc kể từ đời vua Edward IIIđánh nhau với Pháp trong suốt cuộc Chiến tranh Trăm Năm tàn khốc.[7] Thời Trung Cổ được tiếp nối bởi công cuộc Phục hưng, một sự tái khám phá giá trị và tri thức cổ điển, với sự hồi sinh của hai nền văn hóa Hy Lạp cổ,[8] và làm bàn đạp cho phong trào Cải cách Kháng Cách, một phong trào tôn giáo và chính trị đã chứng kiến phần lớn Bắc Âu từ bỏ Giáo hội Công giáo Rôma đồng thời tái xác định văn hóa cũng như các khối liên minh ở khắp lục địa, trào lưu tôn giáo này mở đầu với nhà thần học Martin Luther người Đức khi ông lên án hệ thống Giáo hội Công giáo Rôma vào năm 1517. Ông kiên quyết bảo vệ luận điểm của mình,[9] Thời kỳ này cũng chính là nền tảng cho sự phát triển của bành trướng thuộc địa, củng cố sức mạnh ở các quốc gia thuộc Đại Tây Dương của Anh Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng của châu Âu tới châu Mỹ, châu Phi, Ấn Độ và phương Đông. Thời kỳ này là bước ngoặt cho cuộc cách mạng công nghiệp và một thời kỳ tri thức được gọi là trào lưu Khai sáng.

Nửa cuối thế kỷ 17 chứng kiến Vương quốc Pháp của vua Louis XIV vươn lên thành liệt cường quân sự hùng mạnh, với dã tâm xâm phãm các nước láng giềng, song ông ta bị vua William III nước Anh chặn đứng.[10] Song vào thế kỷ 18, ảnh hưởng của cả Anh Quốc và Pháp tại châu Âu suy sụp dần đi, và các Vương triều Đông Âu vươn lên thành các liệt cường.[11] Với vị Hoàng đế hùng mạnh Pyotr Đại Đế, Đế quốc Nga - nước rộng lớn nhất của Âu châu - đánh thắng Vương quốc Thụy Điển, và lên làm bá chủ của miền Bắc Âu. Bên cạnh đó, Vương quốc Phổ - một quốc gia bé nhỏ khi đó - cũng phát triển cường thịnh, với vị Quốc vương lỗi lạc Friedrich II Đại Đế, nhiều trận thắng của ông trước liên quân hùng hậu Áo - Nga - Pháp - Thụy Điển đã trở thành kinh điển, làm nước Phổ trở nên phi thường trong mắt người Âu.[12][13] Ngay từ thế kỷ 17, rất nhiều các quốc gia ở châu Âu thực hiện hàng loạt những cuộc cách mạng, trong đó nổi bật nhất là cách mạng Pháp, cuộc cách mạng mở đầu cho hàng loạt cuộc chinh phạt của Napoléon Bonaparte. Việc phá hủy các quốc gia đang tồn tại của Napoléon Bonaparte và sau đó tái tổ chức châu Âu với hội nghị Viên đã tiếp sức cho chủ nghĩa dân tộc đang phát triển, dẫn đến sự ra đời của đế quốc Áo-Hung sau đó, sự thống nhất của nước Đức, sự thống nhất của Ý và những căng thẳng tại vùng Balkan, cũng như những cải cách mạnh mẽ trong đế quốc Nga. Rồi Anh và Pháp, phần nào đó là Đế quốc Ottoman, những quốc gia được biết đến là cường quốc. Các căng thẳng không giải quyết được tại Balkan, và một hệ thống những khối đồng minh được gọi là Đồng minh ba nước (1882) và khối đồng minh ba nước chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bản thân nó cũng mở đường cho cách mạng Nga và chỉ kết thúc với sự tham gia của Hoa Kỳ. Hiệp ước đình chiến đã để lại cho Đức gánh nặng bồi thường thiệt hại, gánh nặng này, kết hợp với Đại suy thoái (Great Depression), đã tạo điều kiện để đảng Phát xít của Adolf Hitler cầm quyền, mở đầu cho sự ra đời của Đệ tam Quốc xã cũng như sự xuất hiện của những đảng Phát Xít tại Tây Ban Nha (xem Nội chiến Tây Ban Nha) và Ý. Cuộc xâm chiếm Ba Lan, Bỉ và Pháp của Hitler là tín hiệu cho sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Chiến thắng của Phe Đồng Minh tại châu Âu và sự đầu hàng của Nhật Bản đã chứng kiến việc quyền lực tại Trung Âu được chia sẻ giữa Liên bang Xô Viết, Anh Quốc, Hoa Kỳ và Pháp. Tuy nhiên, điều này nhanh chóng dẫn đến sự hình thành các khối Đông-Tây trong Chiến tranh Lạnh khi mà khối Warszawa do Liên Xô đứng đầu đối mặt với khối NATO do Mỹ cầm đầu và được ngăn cách qua cái gọi là Bức màn sắt, biểu tượng tiêu biểu là Bức tường Berlin. Tây Âu sau đó trải qua giai đoạn phát triển kinh tế ổn định và mạnh mẽ, thành lập ra Cộng đồng Kinh tế châu Âu và sau đó là Liên minh châu Âu. Trong khi đó, khối Warszawa tụt hậu, sau cùng dẫn đến cuộc cải tổ Nga, khối Warszawa tan vỡ và bức tường Berlin sụp đổ. Sau chiến tranh lạnh ở châu Âu thì sự kiện chính nổi lên là cuộc chiến sắc tộc tại Balkan, nổi bật tại Serbia, Bosnia và Kosovo, cùng với sự can thiệp của NATO sau đó. Từ sự kiện 11 tháng 9, chính sách đối ngoại của NATO bị gia tăng sự chi phối do phản ứng của nó với thế giới Hồi giáo, và nổi bật hơn cả là những quan điểm mâu thuận về cuộc chiến ở Iraq, trong khi đó thì liên minh châu Âu cũng kết nạp thêm phần lớn những thành viên của khối Warszawa cũ cũng như các quốc gia vùng Baltic.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CX
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
BY
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
FG
Xem chi tiết
QH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết