Tập làm văn lớp 7

DT

Làm bài văn về giải thích câu tục ngữ:" nói dối có hại cho bản thân"

BH
1 tháng 4 2018 lúc 17:15

Chuyện kể một cậu bé chăn cừu, hàng ngày cậu bé làm công việc của mình là thả đàn cừu lên thảo nguyên kia để chúng ăn cỏ, đến tối thì lại cùng đàn cừu trở về. Nhưng, vì buồn chán nên cậu bé thường xuyên trêu đùa mọi người bằng cách hô to lên rằng đàn cừu của mình bị hổ tấn công. Tưởng rằng có hổ xuất hiện thật, mọi người đều hô hào nhau người cầm gậy, người cầm cuốc lên đuổi hổ, nhưng khi lên đến nơi, không có con hổ nào cả, còn cậu bé thì cười một cách khoái trá. Trò đùa của cậu bé lừa được mọi người một lần, hai lần rồi ba lần. Và lần này, khi hổ xuất hiện thật, cậu bé gắng sức gọi thật to nhưng ngỡ là trò đùa như bao lần khác nên không ai xuất hiện cả. Kết quả là cừu của cậu bé bị hổ vồ mất. Qua câu chuyện này chúng ta thấy phần nào tác hại của việc nói dối, và trong cuộc sống của mình cũng vậy, lời nói dối mang ý nghĩa tiêu cực và rất có hại cho con người.

Nói dối là những lời nói không thật lòng, những câu chuyện hư cấu mà người nói cố tình hoặc vô ý nói ra. Nhưng dù là vô tình hay cố ý thì những lời nói dối này mang lại rất nhiều hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến người nghe mà trực tiếp nhất, đó chính ảnh hưởng đến tính cách của người nói, quan trọng hơn là ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của những người thường xuyên nói dối. Đối với những lời nói dối vô tình thì người nói ra chúng hoàn toàn không có chủ đích từ trước, khi giao tiếp vì bí chuyện hay muốn tránh né một điều gì đấy có thể vô tình nói ra.

Những lời nói dối này khi sử dụng một lần hai lần thì người khác có thể tin tưởng nó là sự thật, mang lại sự khoái trá cho người nói, mang lại sự thỏa mãn nhất thời. Nhưng, hậu quả sâu sa mà nó để lại thì người nói lại chưa thể cảm nhận được ngay, trước hết nói dối nhiều sẽ trở thành một thói quen khó bỏ, để trong mọi tình huống đều có thể nói ra. Nhưng “cái kim” trong bọc lâu ngày cũng có ngày lòi ra, người đối diện sẽ dần dần lắng nghe và hiểu những lời nói đó là thật lòng hay không. Và khi phát hiện mình bị lừa dối thì người nói mất đi niềm tin vốn có ở họ và rất khó có thể gây lại niềm tin như lúc ban đầu.Đó là trường hợp những lời nói dối vô tình, không có tác hại gì, chỉ dùng để mua vui, để khoe mẽ hay che đậy một việc tiêu cực nào đó. Dù không gây hại cho người đối diện nhưng một khi đã nói dối bạn sẽ mất đi uy tín của bản thân, cách đánh giá của người khác về mình cũng thay đổi theo hướng tiêu cực, từ đó gây ảnh ưởng xấu đến mối quan hệ với những người xung quanh.

Ở trường hợp khác, mức độ của lời nói dối có thể gây ra những hiểu lầm, thiệt hại cho người khác thì lời nói xấu này thực sự trở thành một trò đùa tai hại. Đó là khi con người dùng những lời nói dối để đánh lừa người khác chỉ vì lợi ích của mình.

Chẳng hạn như vì lợi ích của việc kinh doanh, lợi nhuận thì người sản xuất có thể lừa bán cho người tiêu dùng những thực phẩm bẩn, ôi thiu, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của họ. Khi ấy lời nói dối đã trở thành một hành vi vô đạo đức đáng lên án. Hay trong học hành, thi cử, người học sinh muốn đạt điểm cao mà không phải tự thân lĩnh hội, ôn tập mà khi bước vào kì thi, lại lừa thầy dối bạn bằng cách dùng phao, quay cóp miễn sao được điểm cao. Khi ấy, đạo đức, nhân cách của người học sinh cũng dần bij ảnh hưởng bởi những hành vi ấy, và khi đã trở thành thói quen thì nó trở thành một vấn nạn đáng nên án.

Nói dối vô cùng có hại đối với người đối diện và trước hết đó chính là ảnh hưởng đến bản thân của người nói. Đối với người nghe, khi nghe những lời nói dối, trước hết là họ sẽ cảm thấy tin tưởng, nhưng khi đã nghe quá nhiều lời nói dối, họ sẽ tự có cách nhìn nhận, đánh giá và biết được chân tướng của sự việc. Nếu là người thân thì họ sẽ cảm thấy buồn bã, thất vọng vì bị người mình yêu thương, tin tưởng lừa dối. Nhưng từ đó người nói dối sẽ mất đi niềm tin, dù nói thật thì người đối diện cũng không tin và cũng không muốn tin nữa. Nghĩa là đối với bản thân của người nói dối sẽ tự làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh, làm nó nó xấu đi mà hình ảnh, nhân cách của mình cũng không còn như ấn

​Lời nói dối bao giờ cũng là tiêu cực, là không nên, nhưng ta cũng không nên qua tuyệt đối chúng, vì trong nhiều trường hợp lời nói dối chưa hẳn đã xấu. Đó là khi người bác sĩ nói dối về bệnh tình của bệnh nhân, làm cho họ sống yêu đời, lạc quan hơn. Tuy nhiên,trong từng trường hợp cụ thể thì việc sử dụng lời nói của ta lại mang những ý nghĩa khác nhau. Nhưng dù sao, để duy trì tốt các mối quan hệ cũng như giữ gìn phẩm chất của bản thân thì chúng ta không nên nói dối.

Nói dối nhiều sẽ thành một thói quen khó bỏ. Vì vậy không nên dùng những lời nói không có thật để làm tổn thương đến những người xung quanh ta, vì lời nói một khi nói ra thì không thể rút lại được. Và dù sau đó ta có hối hận, thay đổi thì nó sẽ mãi là một kỉ niệm, một kí ức xấu trong mối quan hệ của ta với mọi người. Vì vậy từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy chú ý rèn luyện, tu dưỡng nhân cách, đạo đức, nói không với những người nói dối. Để chúng ta thực sự trở thành những người con ngoan trò giỏi,những người thực sự có ích trong xã hội.

Bình luận (1)
BH
1 tháng 4 2018 lúc 17:14

Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạ đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người.

Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình.. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vo cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.

Chúng ta có thể thấy rất nhiều những ví dụ liên quan tới những việc nói dối trong cuộc sống hiện nay. Trong công việc, có rất nhiều người không hề học tập được những kết quả tốt, không bao giờ tự cố gắng và đi lên bằng chính sức mạnh của mình. Ấy vậy nhưng họ lại luôn mong có những tấm bằng đẹp. có kết quả tốt để được nhiều người công nhận và cũng để có được những ánh mắt ngưỡng mộ của người khác. Chính bởi lí do như vậy mà có thời gian, vấn nạn bằng giả, học giả đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở trong xã hội. Ở đất nước chúng ta, đã từng có biết bao nhiêu kĩ sư, cử nhân nhưng chính bản thân họ có những khi không hề đi học bằng chính những chất xám của mình mà năng lực của họ chỉ được chứng mình qua tấm bằng đại học, thạc sĩ. Để tới khi đi làm tại các công ty thì họ hoàn toàn không thể bắt nhịp được với nhịp làm việc của những người làm cùng với mình.

Thế nhưng đáng buồn rằng những người luôn nói dối về bằng cấp của mình lại có những khi nắm giữ những chức vụ rất cao trong các cơ quan, làm cho bộ máy hoạt động thêm cồng kềnh. Hay có những khi, bạn có một người bạn rất hay nói dối thì có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, sẽ chẳng có ai lại muốn làm một người tri kỉ với những người như vây. Bởi họ là những người không trung thực và những lời nói dối của họ khiến cho chúng ta không thể đặt niềm tin quá nhiều ở họ- một trong những yếu tố cấu thành nên tình bạn bền chặt. Hay nếu nói rộng hơn, chẳng hạn như một đất nước mà có quá nhiều những người nói dối, không hề trung thực trong nhiều mặt thì chúng ta cũng rất khó có được cơ hội hợp tác với những quốc gia khác trên thế giới. Lí do là bởi họ cũng không hề tin tưởng vào chất lượng nhân lực của đất nước ta. Khi chúng ta có được những lời khuyên trong sự hợp tác hay công việc thì điều quan trọng nhất chính là đam mê và trung thực. Có được hai yêu tố quan trọng này thì những điều tiếp theo chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập một cách tốt nhất. Và điều quan trọng hơn cả là khi mà chúng ta không hề có những sự cố gắng, làm cho nói dối trở thành thói quen thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền giáo dục những em nhỏ của thế hệ sau này.

Tóm lại, nói dối là một trong những thói quen xấu mà có nhiều tác hại tới con người và sự phát triển của đất nước nhất. Chỉ khi chúng ta luyện tâp cho mình được những thói quen tốt với những cố gắng khắc phục điểm yếu của mình thì chúng ta mới nắm trong tay được những người bạn đích thực ở bên cạnh của mình và được làm việc trong môi trường công bằng, văn minh.

Bình luận (0)
BH
1 tháng 4 2018 lúc 17:15
Có nhiều lúc, nói dối là một cách thoát rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi người gặp rắc rối nghiêm trọng…

Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông đã bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình,

Trong cuộc đời, chúng ta có gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta…

Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xảy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.

Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:

Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:

– Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!

Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.

Thằng bé lên tiếng kêu la:

– Ôi làng nước ơi, chó sói!

Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé Lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.

Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba, bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.

Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói xấu. Nó có thể làm cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tính hàng đầu, ai cũng phải có nó.
Bình luận (0)
PN
7 tháng 5 2018 lúc 20:15

Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạ đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người.

Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình.. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vo cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.

Chúng ta có thể thấy rất nhiều những ví dụ liên quan tới những việc nói dối trong cuộc sống hiện nay. Trong công việc, có rất nhiều người không hề học tập được những kết quả tốt, không bao giờ tự cố gắng và đi lên bằng chính sức mạnh của mình. Ấy vậy nhưng họ lại luôn mong có những tấm bằng đẹp. có kết quả tốt để được nhiều người công nhận và cũng để có được những ánh mắt ngưỡng mộ của người khác. Chính bởi lí do như vậy mà có thời gian, vấn nạn bằng giả, học giả đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở trong xã hội. Ở đất nước chúng ta, đã từng có biết bao nhiêu kĩ sư, cử nhân nhưng chính bản thân họ có những khi không hề đi học bằng chính những chất xám của mình mà năng lực của họ chỉ được chứng mình qua tấm bằng đại học, thạc sĩ. Để tới khi đi làm tại các công ty thì họ hoàn toàn không thể bắt nhịp được với nhịp làm việc của những người làm cùng với mình.

Thế nhưng đáng buồn rằng những người luôn nói dối về bằng cấp của mình lại có những khi nắm giữ những chức vụ rất cao trong các cơ quan, làm cho bộ máy hoạt động thêm cồng kềnh. Hay có những khi, bạn có một người bạn rất hay nói dối thì có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, sẽ chẳng có ai lại muốn làm một người tri kỉ với những người như vây. Bởi họ là những người không trung thực và những lời nói dối của họ khiến cho chúng ta không thể đặt niềm tin quá nhiều ở họ- một trong những yếu tố cấu thành nên tình bạn bền chặt. Hay nếu nói rộng hơn, chẳng hạn như một đất nước mà có quá nhiều những người nói dối, không hề trung thực trong nhiều mặt thì chúng ta cũng rất khó có được cơ hội hợp tác với những quốc gia khác trên thế giới. Lí do là bởi họ cũng không hề tin tưởng vào chất lượng nhân lực của đất nước ta. Khi chúng ta có được những lời khuyên trong sự hợp tác hay công việc thì điều quan trọng nhất chính là đam mê và trung thực. Có được hai yêu tố quan trọng này thì những điều tiếp theo chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập một cách tốt nhất. Và điều quan trọng hơn cả là khi mà chúng ta không hề có những sự cố gắng, làm cho nói dối trở thành thói quen thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền giáo dục những em nhỏ của thế hệ sau này.

Tóm lại, nói dối là một trong những thói quen xấu mà có nhiều tác hại tới con người và sự phát triển của đất nước nhất. Chỉ khi chúng ta luyện tâp cho mình được những thói quen tốt với những cố gắng khắc phục điểm yếu của mình thì chúng ta mới nắm trong tay được những người bạn đích thực ở bên cạnh của mình và được làm việc trong môi trường công bằng, văn minh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NC
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
LO
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết