Chương III- Điện học

NA

KT 1 TIẾT VẬT LÝ

1, Các chất ở trạng thái nào có thể nhiễm điện ?

2, Hiện tượng nhiễm điện do cọ sát xảy ra ở nhiệt độ nào ?

3, Mùa đông, vì sao quần áo mặc dính vào da mặc dù da khô, còn tóc tại sao khi chải thì tóc lại dựng đứng lên ?

4, Vì sao cọ xát 2 vật trung hòa điện lại thu được 2 vật nhiễm điện trái dấu ?

5, Giữa các vật nhiễm điện trái dấu thường xảy ra hiện tượng phóng điện, xuất hiện các tia lửa điện. Hãy giải thích hiện tượng sấm chớp?

6, Giải thích vì sao kim loại là vật dẫn điện tốt ?

7, Tại sao người ta thường làm cột thu lôi bằng sắt, đồng mà không phải bằng gỗ ?

8, Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của chiếc đèn pin cầm tay ?

9, Hãy cho biết dòng điện có những tác dụng gì ? Kể tên các dụng cụ điện được sử dụng trong mỗi tác dụng đó ?

10, a) Em hãy cho biết trước khi chải tóc, lược và tóc có nhiễm điện không ?

b) Sau khi chải tóc, lược và tóc có nhiễm điện không ? Giải thích vì sao ? Nếu lược và tóc nhiễm điện thì lược nhiễm điện gì và tóc nhiễm điện gì ?

11, a ) Vì sao nói dòng điện có tác dụng nhiệt ?
b ) Khi ta thổi vào mặt bàn bụi bay đi, tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh sau 1 thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt ?

GIÚP MÌNH VỚI

LA
4 tháng 3 2017 lúc 10:57

1. Các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí đều có khả năng nhiễm điện.

2. Hiện tượng nhiễm điện khi cọ xát có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

3.Quần áo cọ xát vào da người tạo nên hai vật nhiễm điện trái dấu nên hút nhau, lược chải tóc làm các sợi tóc nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau.

4. Trước khi cọ xát, hai vật đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát do electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác làm cho một vật thiếu electron nhiễm điện dương; vật kia thừa electron nhiễm điện âm.

Bình luận (1)
LA
4 tháng 3 2017 lúc 11:07

5. Trong không gian có những đám mây mang điện tích dương và đám mây mang điện tích âm. Giữa chúng có thể xảy ra hiện tượng phóng điện.Môi trường dẫn điện là không khí có độ ẩm cao( thường là trước cơn mưa). Khi đó ta quan sát được các tia lửa điện mà ta quen gọi là chớp, đồng thời lớp không khí xung quanh tia chớp bị nóng lên giãn nở đột ngột gây nên tiếng nổ mà ta quen gọi là sấm.

6. Kim loại dẫn điện tốt vì ở điều kiện bình thường kim loại có sẵn các electron tự do dễ dàng dịch chuyển.

7.người ta thường làm cột thu lôi bằng sắt, đồng vì sắt, đồng dẫn diện tốt; khi các đám mây phóng điện tích qua không khí xuống mái nhà gặp cột thu lôi thì các điện tích sẽ truyền qua dây sắt hoặc đồng xuống đất đảm bảo an toàn. Người ta không dùng gỗ vì gỗ là vật cách điện.

Bình luận (0)
LA
4 tháng 3 2017 lúc 11:15

9. Tác dụng nhiệt là làm nóng vật dẫn mà nó chạy qua: làm bàn là nóng, làm bóng đèn sáng.
Tác dụng từ là làm xuất hiện từ trường xung quanh dòng điện: làm nam châm điện dùng trong quạt điện, bánh xe..
Tác dụng sinh học: một ví dụ quen thuộc ở cấp 2 là làm chân ếch bị co khi nối dòng điện, ứng dụng trong y học nữa đấy
Tác dụng hóa học: khi đưa dòng điện qua dung dịch thì làm xuất hiện các chất hóa

Bình luận (1)
LA
4 tháng 3 2017 lúc 11:10

8.Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin,dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch điện khi công tác đóng,Nguồn điện của đèn gồm mấy chiếc pin,Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện - SGK Vật lý 7 Trang 59,Sơ đồ mạch điện,Chiều dòng điện,SGK Vật lý 7 Trang 59,Vật lý Lớp 7,bài tập Vật lý Lớp 7,giải bài tập Vật lý Lớp 7,Vật lý,Lớp 7

Bình luận (0)
LA
4 tháng 3 2017 lúc 11:17

11.b.

Khi ta thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi.

Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Lực hút của cánh quạt lên bụi mạnh hơn nhiều lực đẩy của gió lên hạt bụi nên hạt bụi bám vào cánh quạt.

Đặc biệt mép cánh quạt được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.

Bình luận (2)
MN
5 tháng 3 2017 lúc 10:17

yeu

Bình luận (0)
HH
19 tháng 3 2017 lúc 19:13

8.Hỏi đáp Vật lý

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LQ
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
SL
Xem chi tiết
YK
Xem chi tiết