Mỗi người ai cũng có những người bạn bè thân thiết của riêng mình, đó có thể là người hợp với bạn về sở thích đối với các môn học, các môn thể thao hay đặc biệt hơn đó là người thường xuyên chia sẻ với bạn những buồn vui trong cuộc sống. Riêng với tôi, bạn thân với tôi là một người tôi yêu mến và khâm phục, bạn là người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập. Bạn là Minh.
Có cái tên của con trai nhưng thực là Minh lại là một cô gái gầy gò và có vẻ yếu ớt nữa. Vầng trán bạn cao và rộng làm lộ rõ sợ thông minh. Đặc biệt, cặp kính tròn xoe khiến mọi người khó nhầm lẫn về học lực của Minh. Bạn học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Văn và môn Anh. Các thầy cô giáo và các bạn trong lớp rất yêu quý Minh. Bạn chẳng những học giỏi mà còn là lớp phó học tập gương mẫu và hay giúp đỡ bạn bè nữa.
Còn tôi, khi mới vào lớp, tôi tiếp thu rất chậm và lại nhút nhát. Những bài kiểm tra đầu kì, tôi được điểm rất thấp. Thấy vậy, cô giáo chủ nhiệm liền họp các bạn cán bộ lớp và hỏi xem có ai có thể giúp đỡ tôi không. Thật bất ngờ, Minh đã giơ tay nhận lời.
Từ khi nhận “trọng trách” ấy, Minh Ithường xuyên quan tâm, nhắc nhở tôi chép bài và làm bài đầy đủ. Nhưng tính tôi nhút nhát cộng với sự... xấu hổ khiến tôi thường né tránh sự giúp đỡ của Minh. Thậm chí, có lần tội còn nói với Minh với giọng đầy bực bội:
- Bạn đừng làm phiền tôi nữa! Bạn đừng nghĩ bạn học giỏi thì có thể muốn làm gì tôi cũng được.
Những tưởng Minh sẽ tự ái, bỏ ngay công việc ấy nhưng không ngờ bạn vẫn quan tâm đến tôi... Tôi sẽ vẫn có thái độ như thế với Minh nếu không có một ngày...
Hôm ấy, lớp tôi có bài kiểm tra 45 phút. Suốt một tuần, tôi đã cố gắng ôn tập rất kĩ vừa vì muốn thay đổi điểm số vừa vì muốn chứng tỏ mình không cần ai giúp đỡ. Nhưng đến khi làm bài, tôi vẫn không thể làm tốt được. Ngày cô giáo trả hài, nhận điểm 5 trên tay tôi bật khóc vì nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ học khá lên được. Tôi đã cố gắng rất nhiều rồi cơ mà? Tôi đang thút thít khóc thì Minh nhẹ nhàng đến bên và nói:
- Bạn đừng buồn. Mình biết bạn đã cố gắng rất nhiều nhưng có thể là do bạn chưa có phương pháp học đó thôi. Bạn cho phép mình học cùng bạn nhé? Chỉ một buổi thôi, sau đó nếu bạn không thích thì chúng mình không học cùng nhau nữa?
Tôi lưỡng lự một chút rồi đồng ý. Không ngờ, học cùng Minh tôi thấy rất thú vị. Minh nói nhiều điều về cách học mà tôi chưa hề biết. Nhờ những cách học ấy tôi học thuộc nhanh hơn, hiểu hài hơn. Những buổi sau tôi lại tiếp tục học cùng Minh, chia sẻ với Minh rất nhiều chuyện. Và đặc biệt, điểm kiểm tra của tôi cũng cao hơn hẳn.
Minh thực sự là một lấm gương tốt cả về học tập và tinh thần giúp đỡ bạn bè. Tôi tự hứa với mình phải học tập thật tốt để không phụ công Minh đã giúp đỡ.
Tôi và Vân chơi với nhau từ năm lớp ba. Đến tận bây giờ nó vẫn là đứa bạn thân thiết nhất và hiểu tôi hơn bất kì ai.
Vân là một đứa cao, to lớn hơn tôi rất nhiều. Mạnh mẽ, vui vẻ và sôi động chính là những từ thích hợp nhất để nói về Vân. Trong khi tôi – đứa bạn của nó thì hoàn toàn ngược lại: bé nhỏ, nhút nhát và hơi tự ti. Với tính cách đó nên khi chuyển vào lớp Vân, ban đầu tôi không có bạn. Tôi chỉ lặng lẽ thu mình trong không gian riêng, không trò chuyện, hay nói đúng hơn là không dám bắt chuyện với ai. Chính chiếc bút chì màu Vân cho tôi trong giờ mĩ thuật đã bắt đầu tình bạn của hai đứa. Nhớ lúc đó tôi đang loay hoay không biết làm thế nào để hoàn thiện hình vẽ ông mặt trời trong khi cây bút chì màu đỏ của tôi không cánh mà bay thì một cánh tay đưa ra, trên đó là thứ tôi cần. Bạn có dùng không? Ưu tiên bạn mới tô trước. Dúi bút vào tay tôi, Vân cười hì hì rồi quay lên. Tôi bất ngờ và cảm động. Không hiểu sao lúc đó, trong trí óc ngây thơ của tôi, Vân như thể là một cô tiên vừa ban cho tôi một phép màu. Từ đó, tình bạn giữa hai đứa bắt đầu.
Trong lớp hai đứa lúc nào cũng như hình với bóng, đi đâu cũng có nhau. Chúng tôi đến trường cùng nhau, ngồi gần bàn nhau, cùng học bài và cùng nhau vui chơi. Những lúc tôi bị bắt nạt, Vân luôn là “bảo kê” số một của tôi. Âu yếm và hài hước, Vân gọi tôi là Ngố còn tôi gọi nó là Voi con.
Chơi với nhau lâu nên Vân hiểu tôi lắm. Những lúc tôi buồn nó thường đến bên tôi ngồi lặng lẽ, không nói gì. Bởi nó biết những lúc thế này tôi chỉ muốn một không gian yên tĩnh, tôi sợ cảm giác bị thương hại.
Bên ngoài trông Vân có vẻ là một đứa nóng tính như Trương Phi nhưng thực ra nó cũng rất tình cảm. Nó thường viết thư trò chuyện, an ủi động viên tôi. Nó như một người chị lớn, luôn muốn dang rộng cánh tay che chở cho đứa em gái bé nhỏ của mình vậy.
Khi chúng tôi chia tay để sang trường THPT khác nhau, dù rất ghét ngồi tỉ mẩn làm những đồ trang trí thế mà vì tôi, nó chịu ngồi cả tuần trong nhà, quyết gấp bằng được nghìn con hạc tặng tôi. Hôm nó mang đến, mặt tươi như hoa, tay đưa tôi một hộp thuỷ tinh rất to, bên trong là bao nhiêu chú hạc xinh xắn đủ các màu lại còn khuyến mại thêm đôi dây buộc tóc hình xúc xắc rất đáng yêu nữa chứ. Sung sướng và cảm động đến phát khóc, tôi ôm chặt nó, không nói lên lời…
Bây giờ tuy mỗi đứa một trường, gặp nhau không được nhiều như trước nên chúng tôi hay nói chuyện với nhau qua điện thoại. Nhờ ảnh hưởng từ nó mà giờ đây tôi mạnh mẽ hơn rất nhiều, không còn nhút nhát như trước, thậm chí còn rất sôi nổi và hoạt bát. Tôi phải thầm cảm ơn Vân – người bạn yêu quý – đã đánh văng cái tính nhút nhát kinh niên của tôi, giúp tôi hoàn thiện mình hơn. Đối với tôi, Voi con luôn là người bạn mà tôi yêu quý nhất. Không bao giờ tôi muốn đánh mất người bạn này.
Năm lớp Hai tôi có một người bạn tên là Hường. Tôi vẫn nhớ cái áo kẻ màu vàng xỉn mà Hường mặc suốt bốn mùa, vóc dáng gầy gò và nước da xanh mái của cô bạn ấy. Mấy thằng con trai lớp bên hễ thấy Hường là réo lên “Ê, ê em con điên…” thế mà Hường vẫn chẳng dám nói lại, chỉ chạy về lớp ngồi khóc.
Chị gái Hường vẫn hay lang thang ngắt hoa lá ngoài đường, thỉnh thoảng lại đến trường nhòm vào lớp tôi, nhìn Hường rồi đi. Chỉ vậy thôi, chị chẳng bao giờ làm điều gì ghê gớm hơn, nhưng tôi vẫn thấy sợ sợ chị ấy. Mỗi lần như thế, Hường lại chạy ra nói với chị như nói với em bé: “Chị về đi nhé, tẹo nữa là em về chơi với chị”. Mẹ Hường bán rau ở chợ, bố Hường không thấy đi làm như bố mẹ tôi, chú hay uống rượu, mà mỗi lần say là nhà Hường náo loạn tiếng quát tháo khóc lóc. Chú đánh cả mẹ Hường, cả hai chị em.
Một hôm tôi đang chơi đồ hàng ở nhà thì Hường chạy xồng xộc sang, vừa nói vừa khóc:
– Tớ không ở nhà hôm nay đâu. Vừa rồi bố tớ bảo chiều về sẽ cho mẹ con tớ một trận. Mà tớ không làm gì đâu, thật đấy. Mẹ tớ cũng thế.– Hay là ấy sang nhả tớ ở đi.
Hường bịu xịu:
– Không được đâu, thế nào bố tớ cũng biết tớ ở đấy rồi lại sang bắt tớ về.
Hai đứa cứ ngồi nghĩ ra đủ mọi cách, cuối cùng quyết định đi thật xa.
Tôi nhất định đi cùng Hường, chẳng kịp nghĩ nếu bố mẹ biết thì tôi cùng bị ăn đòn là cái chắc. Hai con bé nắm tay nhau chạy theo con đường mòn dẫn sang một xã khác. Đi rạc cả chân thì gặp một cái miếu. Hai đứa vào đó nghỉ tránh nắng, rồi vừa mệt, vừa đói nên ngồi lì ở đó đến tận chiều tối. Muỗi cắn sưng hết cả tay chân. Đang ngồi buồn thiu thi Hường chợt đứng phắt dậy: “Nhung ơi, thôi về đi, tớ đi thế này thì chỉ cỏ mỗi mẹ với chị ở nhà. Tớ không ***** tớ ở lại như vậy được, có mấy mẹ con cũng đỡ sợ hơn”.
Thế rồi hai đứa lại dò dẫm đi về. Lúc lúc Hường lại tấm tức khóc, chắc đang tưởng tượng cảnh được bố “đón tiếp” như thế nào. Nhưng càng khóc, Hường càng rảo bước. Gần về đến nhà, Hường bỏ tôi một đoạn xa, tôi gắng guồng chân thế nào cũng không theo kịp bạn ấy.
Những chuyện như vậy làm tôi ghét chú Hoan ghê gớm không hiểu sao chú ấy lại ác với mẹ con Hường thế. Lần nào tôi hỏi mẹ cũng bảo. “Chuyện người lớn, con không hiểu gì đâu”. Mà đúng là tôi không hiểu thật. Chẳng lẽ cứ là người lớn thì được quyền làm cho trẻ con hoảng sợ khổ sở như thế. Tôi thương bạn lắm mả không biết làm thế nào được.
Rồi nhà tôi chuyển nhà, hai đứa mất liên lạc với nhau. Hồi ấy còn bé quá, mau nhớ mau quên. Nhưng hai năm rồi tôi vẫn không thể quên ánh mắt đau đáu cùng như những bước chân gấp gáp của Hường. Ngay lúc ấy và cả sau này nữa, tôi luôn cho rằng Hường là người bạn tội nghiệp nhất và can đảm nhất. Bạn ấy sẵn sàng chịu mắng, chịu đánh vô cớ chỉ cản có mặt bên mẹ để sẻ chia.
Tình cờ gặp người quen trong khu tập thể cũ, tôi lại níu hỏi thăm Hường. Nghe nói bố Hường xin được việc làm, tật say xin đỡ hẳn. Chị bạn ấy cũng khỏi bệnh rồi. Gia đình đang từng bước ổn định… Hệt như một câu chuyện cổ tích ấy. Mà cũng phải, những người như Hường xứng đáng nhận được một cuộc sống bình yên như cổ tích như vậy lắm…