Học kì 1

H24

kể một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết.

H24
25 tháng 8 2016 lúc 15:08

Nguyễn Ngọc Ký

Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
- Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc. 
Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.
Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký
Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy. 
 

Bình luận (6)
SO
11 tháng 11 2016 lúc 21:08

Thuở nhỏ, đang theo học ở trường Bắc Ninh. Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳ được mới chịu.
Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi, nhưng đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết.
Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần "gật" bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình "trị" mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như "rồng bay phượng múa". Mẫu chữ đẹp của ông hiện nay còn lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, tự Thục Khanh, hiệu Mai Am, con gái vua Minh Mệnh.

Cao Bá Quát

Bình luận (5)
PN
25 tháng 8 2016 lúc 14:46

cao bá quát

Bình luận (1)
YN
15 tháng 11 2016 lúc 21:31

Có thể mình trả lời hơi muộn nhưng mình vẫn muốn chia sẻ 1 gương người khuyết tật học ở trường mình để mọi người có thể chia sẻ gì đó với anh ấy:

Hôm nay, không như buổi chiều khác mà là 1 buổi chiều đầy cảm xúc trong lớp học của lớp tôi.Vì tuần trước lớp tôi đã đạt cả tuần học tốt nên cô giáo chủ nhiệm đã hứa rằng hôm nào tới tiết của cô ,cô sẽ kể chuyện cho nghe và hôm nay đã tới ngày đó.Chúng tôi rất vui khi cô giáo chuẩn bị kể.Các bạn cứ nghĩ sẽ là 1 câu chuyện cực kì vui nhưng lạ thay,cô giáo lại kể về 1 anh khuyết tật ở trường tôi.Chúng tôi như cụt hứng vì đang muốn nghe chuyện cười mà lại thành ra thế này!Nhưng không như chúng tôi nghĩ,đó lại là 1 câu chuyện rất hay và cảm động.Cô giáo bắt đầu kể:

-Một lần đi coi thi học sinh giỏi cấp huyện. Khi bước vào phòng thi thì có một phụ nữ đưa con trai đến và nói với cô:Cô ơi,cho cháu nhà em ngồi cạnh ổ điện ạ. Cô không hiểu và hỏi lại: sao lại ngồi cạnh ổ điện hả chị? Và người phụ nữ ấy trình bày: Vì cháu nhà em nó không viết được nên cháu xin thi bằng máy tính,cô cho cháu ngồi gần ổ điện để cắm điện không em sợ đang thi máy tính hết điện. Lúc đó cô nhìn sang bên cạnh thì mới biết đó là em học sinh khuyết tật, tự dưng trong cô có một sự súc động và cảm phục không hề nhẹ. Và cô bảo: Vâng chị cứ ra ngoài cổng trường chờ đi.
Và đúng như nguyện vọng em ấy được ngồi một mình một bàn và ngồi gần ổ cắm điện.
Anh ấy tên là: Nguyễ Đức Thuận sinh ngày 01-01-2003 hs trường THCS Đại Xuân(Hiện nay là trường THCS Nguyễn Cao) dự thi học sinh giỏi toán lớp 7, anh ấy bị khuyết tật từ nhỏ hai tay và chân bị co rút nên ko thể cầm bút viết được và đi lại rất khó khăn, ngay cả khi anh ấy nói cũng rất khó và không nghe được. Bằng nghị lực kiên cường và tinh thần hiếu học cuả mình,anh ấy đã vượt lên số phận để trở thành một học sinh giỏi đại diện cho trường đi thi học sinh giỏi cấp huyện. Khi làm bài thi cô càng khâm phục em hơn khi em sử dụng máy tính một cách thành thạo với những ngón tay co cứng run run nết chậm chạp trên bàn phím. Sau 120p anh ấy đã hoàn thành bài thi mà ko đầu hàng trước một phép tính nào.
Trong khi đó một số ít hs là những con người khoẻ mạnh đc cha mẹ chăm sóc ko thiếu gì nhưng các em vẫn đua đòi ko chiụ học, chơi games nhiều dẫn đến nghiện, nói tục chửi bậy dẫn đến quen mồm thậm chí còn đánh nhau hội đồng... Đó là thực trạng đã, đang và vẫn diễn ra hàng ngày.
Qua đó cô muốn nhắc nhở và cảnh báo các em rằng: hình thể khuyết tật thì y học có thể chữa được nhưng tâm hồn và nhân cách khuyết tật thì ko có thuốc gì chữa nổi.

Nghe xong câu chuyện,chúng tôi đều xúc động trước những gì cô giáo vừa kể.Chúng tôi k còn vẻ ngoài tức giận vì cô không kể chuyện cười nữa thay vào đó là những giọt nước mắt trên hai hàng mi.Các bạn thấy đấy,không phải họ là những người bị khuyết tật mà chúng ta lại coi thường họ được mà chúng ta phải biết giúp đỡ cho họ làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp hơn.

Hiện nay,anh Nguyễn Đức Thuận là người đứng đầu trong đội tuyển Toán của lớp 8C.Anh ấy thật quả là 1 tấm gương mà chúng ta cần phải học tập.

Mình chỉ có vậy thôi.Nếu các bạn phản đối thì cứ bảo mk nhé!Vì theo đề nói rằng kể bất kì ai đó cũng được nên kể 1 người ở xung quanh cũng được chứ các bạn?

 

 

 

Bình luận (5)
TC
26 tháng 12 2016 lúc 21:29

Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt mà chúng ta cần phải nêu gương học hỏi. Đối với riêng tôi thì tấm gương bạn cùng lớp tôi là bạn Dung để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng sâu sắc.

Tôi học với Dung tính đến nay đã được hơn một năm kể từ khi chung tôi học trung học. Phải nói Dung là một đứa học rất tốt đứng nhất nhì lớp tôi. Nhưng với tính cánh trẻ con,tôi không ưa gì Dung và rất nhiều đứa trong lớp cũng như tôi bởi Dung là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Bố mẹ bạn bỏ bạn cho người cô nuôi rồi bỏ đi không có tung tích gì. Ở trường Dung không có mấy bạn bè nếu không muốn nói là không có ai. giờ đây khi nghĩ lại tôi cũng không hiểu tại sao mình lại có thái độ đó với Dung và tại sao lại không kết bạn với một người như thế ngay từ đầu. Nhưng tuổi trẻ mà ai cũng có lúc dại khờ ai cũng có lúc không tốt để rồi sau đó mới biết trân trọng mới biết hối lỗi. Đó là thời gian khá khó khăn của Dung khi mà người cô nhận nuôi Dung bị mất việc,khi đó Dung phải nghỉ học để ở nhà làm thêm kiếm tiền. Biết được điều đó tuy không ưa gì Dung nhưng chúng tôi cũng rất thương cảm tình cảnh ấy của Dung nên chúng tôi mỗi người góp một ít để giúp đỡ Dung.

Sau khi ra về tôi mới sực nhớ ra là mình có để quên mất cặp sách ở nhà Dung,tôi vội quay lại để lấy,khi đi ra đến sân tôi mới kiểm tra tiền của mình trong cặp thì đã không còn đồng nào cả. Đó là số tiền nộp học phí của tôi,tôi hốt hoảng để quay về hỏi lại Dung thì nói là không hề biết gì về số tiền đó. Tôi khóc lóc không biết làm sao khi mà thủ phạm khi ấy tôi nghi ngờ nhất lại không chịu nhận là mình đã lấy cắp số tiền ấy. Hôm sau tôi quay lại nhà Dung bởi tôi tin chỉ có Dung mới lấy cắp số tiền ấy. Đứng ở cổng tôi nghe thấy tiếng có người nói chuyện với nhau rất to tiếng. Đúng đó tôi nghe là biết được rằng thì ra là cậu em của Dung đã lấy số tiền ấy. Thế nhưng tôi còn nghe được một tin sốc hơn đó là Dung đang bị ruột thừa và cần mổ gấp. Tôi bỗng cảm thấy thương Dung quá bạn ấy dã bị cha mẹ bỏ roi cuộc sống vô cùng khó khăn vậy mà bệnh tật vẫn không chịu buông tha Dung. Bỗng tôi thấy thương Dung quá và tôi bắt đầu cảm thông với Dung với những khó khăn mà Dung đang đối mặt. Bỗng tôi bất ngờ nghe thấy tiếng Dung quát em phải trả lại tiền cho tôi nếu không dù có bao nhiêu tiền Dung cũng không chịu phẫu thuật. Sau một hồi cãi cọ tôi thấy không khí bỗng lắng xuống tôi thấy không ai nói ai cầu gì,tôi ra về mà trong lòng nặng trĩu. Tôi đã trách nhầm Dung trách Dung là kẻ ăn cắp ,tôi thật xâu xa biết nhường nào. Trong lòng tôi những suy nghĩ hỗn loạn lại ùa lên ,tôi không biết nên làm như thế nào cho đúng nữa. Sáng hôm sau Dung đến trường trả lại tiền cho tôi,tôi không biết nói gò chỉ biết ôm Dung mà khóc,tôi thương nó lắm. Tôi kể chuyện của nó cho cả lớp và cô giáo để giúp đỡ nó. Sau vài ngày quyên góp chúng tôi đã đủ số tiền để mổ cho Dung và ca mổ rất thành công.

Tuy trong hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc sống và có thể cận kề cái chết Dung vẫn hiện lên là một người bạn tốt là một tấm gương người tốt mà chúng tôi cần học hỏi. Từ đó trở về sau chúng tôi là đôi bạn rất thân cùng nhau học tập. Sau khi hiểu được con người Dung,rất nhiều bạn trong lớp đã kết bạn với Dung. Dung Thường xuyên giúp chúng tôi học tập ôn bài cho chúng tôi. Bên cạnh đó Dung còn thường xuyên đến nhà kèm học cho chúng tôi. Nhờ có Dung Mà thành tích học tập của tôi cao hơn hẳn, tôi thầm cảm ơn Dung rất nhiều cảm ơn vì tôi có một người bạn tốt như thế. Không những là trong việc học tập mà Dung còn giúp chúng tôi rất nhiều trong những khúc mắc gia đình. Dung chính là một tấm gương ngời tốt việc tốt mà còn là tấm gương giúp đỡ bạn bè trong học tập.

Đối với riêng tôi Dung giờ đây chính là một người bạn thân nhất giúp đỡ tôi nhiều nhất trong việc học tập. Dung chính là một tấm gương tốt mà tôi luôn luôn phải học tập và noi theo.

mỏi tay quá huhu

Bình luận (1)
LM
3 tháng 3 2017 lúc 20:19

Nguyễn Ngọc Ký (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là nhà giáo tại Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết".

ăm 1951, khi lên 4 tuổi, ông bị bệnh và dẫn đến bị liệt 2 tay. Năm 7 tuổi, ông rất muốn đến trường nhưng vì bệnh nên ông không thể đi học.Hằng ngày, ông đều đến trước cửa lớp để nghe cô giảng.Khi về nhà ông luyện chữ và dùng chân viết các từ ở lớp như các bạn đã học.[3]

Năm 1963, ông được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh. Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giáo viên.

Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến.

Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.

Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".[3]

Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết"[4].

Năm 2013, nhân dịp Nick Vujicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace (thành phố Hồ Chí Minh).[5][6].

Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Bình luận (0)
HA
30 tháng 8 2017 lúc 21:30

Bạn Lan là bạn học cùng lớp lại ở gần nhà em. Gia đình Lan khó khăn hơn gia đình em nhiều. Bố bạn mất từ sớm, mẹ bạn ốm yếu lại nuôi thêm hai em nhỏ nên cuộc sống của Lan rất vất vả. Sau mỗi buổi học, Lan thường phụ mẹ đi bán hàng, làm việc gia đình giúp đỡ mẹ. Tối đến, sau khi dọn hàng, khuya muộn nhưng Lan vẫn cố gắng học bài và làm bài đầy đủ để mai đi học. Mặc dù vậy nhưng Lan vẫn luôn học tốt và luôn đứng đầu lớp. Lan thật xứng đáng cho các bạn khác noi theo.

Bình luận (0)
NN
8 tháng 9 2017 lúc 16:16

Nguyên Ngọc Ky , Cao Ba Quat , bac Hồ

Bình luận (0)
NK
30 tháng 10 2017 lúc 18:58

ông trạng trẻ tuổi nhất là Nguyễn Hiền

Bình luận (0)
NA
2 tháng 11 2017 lúc 12:59

Ông nguyên ngoc ki

Bình luận (0)
DA
1 tháng 12 2017 lúc 20:00

có công mày sắt có ngày nên kim

có chí thì nên

hữu chí cánh thành

có chí làm quan có gan làm giàu

chớ thấy sóng mà ngã tay chèo

Bình luận (0)
PB
3 tháng 11 2020 lúc 20:18

Bạn Lan là bạn học cùng lớp lại ở gần nhà em. Gia đình Lan khó khăn hơn gia đình em nhiều. Bố bạn mất từ sớm, mẹ bạn ốm yếu lại nuôi thêm hai em nhỏ nên cuộc sống của Lan rất vất vả. Sau mỗi buổi học, Lan thường phụ mẹ đi bán hàng, làm việc gia đình giúp đỡ mẹ. Tối đến, sau khi dọn hàng, khuya muộn nhưng Lan vẫn cố gắng học bài và làm bài đầy đủ để mai đi học. Mặc dù vậy nhưng Lan vẫn luôn học tốt và luôn đứng đầu lớp. Lan thật xứng đáng cho các bạn khác noi theo.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa