Văn bản ngữ văn 7

ND

I- Tập làm văn

1/Lập dàn ý và viết bài văn biểu cảm cho các đề văn sau:

Đề 1:Loài cây em yêu

Đề 2 :Cảm nghĩ về một người thân

Đề 3 :Cảm nghĩ về một tấm gương vượt khó trong học tập

Đề 4 :Cảm nghĩ về một bài thơ đã học

Đề 5 :Cảm nghĩ về mái trường

II-Văn bản

1/Đặc điểm các thể thơ

2/ Lập bảng thống kê các văn bản đã học theo các nội dung sau: tên văn bản, tác giả, tác phẩm, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật.

III-Tiếng việt

1/Nêu các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép. Lấy ví dụ.

2/Nêu các loại từ láy, nghĩa của từ láy. Lấy ví dụ.

3/Thế nào là Đại Từ, chức vụ ngữ pháp và các loại đại từ.

4/Đặc điểm của từ Hán Việt, phân loại từ ghép Hán Việt và cách sử dụng.

5/Thế nào là quan hệ từ, cách sử dụng quan hệ từ, ví dụ đặt câu.

6/Các lỗi về quan hệ từ và cách sửa.

7/Thế nào là từ đồng nghĩa, nêu các loại từ đồng nghĩa, cách sử dụng. Lấy ví dụ.

8/Thế nào là từ từ trái nghĩa, cách sử dụng từ trái nghĩa.

9/Thế nào là từ đồng âm, cách sử dụng từ đồng âm.

10/Thành ngữ là gì? Chức vụ ngữ pháp của thành ngữ.

11/ Thế nào là điệp ngữ, các dạng điệp ngữ.

12/ Nêu các chuẩn mực về sử dụng từ.

PN
21 tháng 11 2017 lúc 19:17

phần tiếng việt

3/

-đại từ dùng để trỏ người,sự vật,hoạt động,tính chất,..được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

-đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ,vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ,động từ,tính từ...

4/

đặc điểm của từ Hán Việt

-trong Tiếng Việt có khối lượng khá lớn từ Hán Việt.tiếng để cấu tạo từ Hán Việt là yếu tố Hán Việt

-phần lớn các yếu tố Hán Việt ko dc dùng độc lập như 1 từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.một số yếu tố Hán Việt có lúc dùng để tạo từ ghép,có lúc dc dùng độc lập như 1 từ

phân loại từ ghép Hán Việt

-cũng như từ ghép thuần VIệt,từ ghép Hán Việt có 2 loại chính:từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

-trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt

+có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt:yếu tố chính đứng trước,yếu tố phụ đứng sau

+có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt:yếu tố phụ đứng trước,yếu tố chính đứng sau

Bình luận (0)
PN
21 tháng 11 2017 lúc 19:25

5/

khái niệm

-quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu,so sánh,nhân quả,...giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

cách sử dụng quan hệ từ

-khi nói hoặc viết,có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.đó là những trường hợp nếu ko có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc ko rõ nghĩa.bên cạnh đó,cũng có những trường hợp ko bắt buộc phải dùng quan hệ từ

-có một số quan hệ từ được dùng thành cặp

ví dụ đặt câu

-Nó gầy nhưng khỏe.

-bão to nên chúng tôi không đi học được.

-Tuy nhà xa nhưng Lan luôn đến lớp đúng giờ.

Bình luận (0)
PN
21 tháng 11 2017 lúc 19:30

8/

-từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiểu cặp từ trái nghĩa khác nhau

-từ trái nghĩa dc sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tương phản,gây ấn tượng mạnh,làm cho lời nói thếm sinh động

9/

từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau,ko liên quan gì đến nhau

-trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai về nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm

Bình luận (0)
PN
21 tháng 11 2017 lúc 20:57

10

-thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định,biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh

-nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua các phép chuyển nghĩa như ẩn dụ,so sánh..

-thành ngữ có thể làm chủ ngữ,vị ngữ trong câu hay phụ ngữ trong cụm danh từ,cụm động từ..

-thành ngữ ngắn gọn,hàm súc,có tính hình tượng,tính biểu cảm cao

Bình luận (0)
DA
21 tháng 11 2017 lúc 19:06

đề gì vậy bạn

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
DH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết