Văn bản ngữ văn 7

MA

I. Phần Tiếng Việt

Thế nào là câu chủ động và câu bị động? Có mấy cách chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động. Cho ví dụ.

II. Văn bản

Từ đức tính giản dị của Bác Hồ trong bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ". Em học và làm theo được đức tính đó như thế nào trong cuộc sống?

III: Tập làm văn

Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc: "Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giông nhưng chung một giàn"

Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy.

MN
10 tháng 4 2019 lúc 23:09

Phần Tiếng Việt:

*Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người , vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động ) *Câu bị động :là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động)

Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động:

- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị, được vào sau cụm từ ấy.

- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

Ví dụ:

Câu chủ động :

+thầy cho tôi 0 điểm

+ Cô khen tôi học giỏi

+ Mẹ đã khen tôi

+Thầy đã tặng cho em một cây điểm mười

+Bạn tặng quà cho tôi

+ Tôi mua bông hoa này

+ Con mèo bắt con chuột

+ Tôi làm bài tập về nhà

+ Mọi người yêu mến em

Đặt câu bị động

- Em bị mẹ mắng

- Em đc thầy cho điểm kém

- Em bị thầy phê bình trc lớp

- Emđc cây điềm mười

-Cô ấy đc mẹ tặng cho quyền sách

Phần Văn bản:

Tham khảo:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

Phần TLV:

Tham khảo:

Đấu tranh sinh tồn là bản chất của mọi loài, mạnh được yếu thua, mọi việc xảy ra rất bình thường và tự nhiên. Nhưng con người chúng ta là sinh vật cao cấp biết suy nghĩ và tiến hóa, phát triển hơn là biết thương yêu người cùng một tập thể, một quốc gia, một tôn giáo. Điều đó được nhân dân ta thể hiện rõ ở câu ca dao“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưngchungmộtgiàn”.

Thật vậy, câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” trước hết là đúc kết cho chúng ta một lời khuyên chân thành mà sâu sắc, khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết với những người trong cùng một tập thể. Bầu, bí là hai 2 giống cây khác nhau, nhưng cùng được người trồng chung trên một mảnh đất ở bờ ao, góc vườn, thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu và bí tuy hai giống khác nhau mà cùng một họ. Hai loài thân leo này leo chung trên một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu và bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu, bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí thì giập, quả bí thì rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa? Và đó có thể là cơ sở thực tiễn của câu ca dao và có thể cũng vì vậy mà từ xa xưa, nhân dân ta đã có câu ca dao ấy.

Mặt khác, câu ca dao đã mượn hình ảnh của hai loài dây leo này để chỉ những con người sống chung trong một cộng đồng, một tập thể phải biết đoàn kết và thương yêu nhau. Sống ở trên đời, không ai giống ai cả. Mỗi người đều có một hoàn cảnh, lối sống riêng. Tuy vậy, người ta cũng có một vài điểm giống nhau. Anh em ruột thịt cùng chung cha mẹ. Bạn bè đồng trang lứa cùng chung một mái trường, chung lớp, chung sách vở. Lối xóm láng giềng có chung đường đi lối về. Dù có khác nhau về lứa tuổi, ngành nghề, điều kiện làm ăn, nơi ở nhưng tất cả đều chung một quê hương, một đất nước.

Yêu thương, đoàn kết với nhau là đạo lý, truyền thống quý báu lâu đời của dân tộc Việt Nam ta như những câu ca dao, tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, … Yêu thương, đoàn kết sẽ làm cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh. Đồng thời cũng góp phần mang lại những giá trị nhân đạo trong cuộc sống, tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển. Ngày nay, nhân dân ta đã tiếp nối nét đẹp văn hóa của ông cha ta ngày trước bằng bài hát “Bầu bí thương nhau” để hưởng ứng, cổ vũ những hoạt động nhân đạo, kêu gọi những tấm lòng hảo tâm chia sẻ bớt nỗi đau của những người bất hạnh, nhiễm chất độc màu da cam, trẻ em khuyết tật, cơ nhỡ, …Xã hội luôn phê phán những người ích kỹ, sống thờ ơ trước nỗi đau, sự khó khăn của người khác
Cùng chung một đất nước, thì mọi người phải yêu thương nhau để tạo nên sức mạnh đương đầu với những khó khăn.Đó là bài học rút ra từ hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.Vì cái chung ấy mà mỗi con người chúng ta phải biết yêu thương, nhường nhịn nhau, chia sẻ với nhau để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Con người không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho giữa con người với con người gắn bó hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Câu ca dao cho đến ngày nay và mãi về sau sẽ vẫn là bài học được đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân, chúng ta phải ghi nhớ:luôn yêu thương , đùm bọc lẫn nhau trong khó khăn ,hoạn nạn.

Bình luận (0)
HL
10 tháng 4 2019 lúc 23:05

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác

Nhằm liên kết các câu trong trong đoạn thành một mạch văn thống nhất

Chủ động:Ba mẹ rất yêu thương em

Bị động:Hà bị Vy đánh

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
RC
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
YH
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết