Ôn tập ngữ văn 12

NN

Hướng dẫn soạn bài : "Bắt sấu rừng U Minh Hạ" - Sơn Nam

BA
17 tháng 2 2016 lúc 15:21

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài, sinh ngày 11-12-1926 tại làng Đông Thới, An Biên, Rạch Giá ( nay là tỉnh Kiên Giang). Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác văn nghệ tại khi IX Nam Bộ. Hòa bình, ông chuyên tâm cho sáng tác văn chương cũng như những hoạt động biên khảo

Tác phẩm chính :Bà chúa hòn, Chuyện xưa tích cũ, Hương rừng Cà Mau, Bên rừng cù lao Dung, Tây đầu đỏ; Biên khảo " Lịch sử khẩn hoang miền Nam","Tìm hiểu đất Hậu Giang"...

2. Tác phẩm

"Bắt sấu rừng U Minh Hạ " là 1 trong 18 truyện được in trong "Hương rừng Cà Mau" - 1962. Đây là một tác phẩm tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật của Sơn Nam.

II. Trả lời câu hỏi

1. Qua "Bắt sấu rừng U Minh Hạ " , bức tranh thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ đã hiện lên sống động, đẹp đẽ. Đó là "Rừng tràm xanh biếc', những cây cỏ hoang dại như lau sậy, mốp, cóc kèn..... và thật lạ lùng, ở ngon rạch Cái Tàu có cái ao sấu " nhiều như trái mù u chín rụng.." . Những con người sống trên vùng đất hoang hóa, dữ dội đó mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ : cần cù, mưu trí, gan góc, can trường, không chỉ có sức sống mãnh liệt mà còn đậm sâu ân nghĩa. Họ thương tiếc những bà con  xóm giềng bị hùm tha sấu bắt. Họ vượt lên gian khó, hiểm nguy bằng sức mạnh và tài trí của mình : câu sấu bằng lưỡi sắt, móc mồi bằng con vịt sống, bắt sấu tay không, ăn ong, bẫy cọp, săn heo rừng...Chính những con người nơi đây đã mang lại một sức sống mới cho vùng rừng hoang hóa nơi đất mũi Cà Mau.

2. Tính cách và tài nghệ của Năm Hên đã gây một ấn tượng đặc sắc với người đọc. Đó là "người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiêng Giang đạo". Nghe đồn đại về cái ao sấu, ông bơi xuồng đến ngọn rạch Cái Tàu với "vỏn vẹn một lọn nhang trần và một hũ rượu". Lọn nhang dùng để tưởng niệm những người bị sấu bắt, hũ rượu để tăng thêm sự khôn ngoan và sức mạnh để bắt sấu trừ họa cho dân lành. Ông đào sẵn đường thoát, đốt cháy sậy đế, cóc kèn, sấu bị nung nóng, cay mắt, ngộp thở bò lên bị ông đút vô miệng 1 khúc mốp dín chặt hai hàm răng lại, rồi dùng mác xắn lưng sấu cắt gân đuôi, trói hai chân sau, bắt sấu về. Nghệ thuật miêu tả của Sơn Nam đã dựng lên sống động một hình tượng nhân vật mộc mạc, khiêm nhường nhưng lại vô cùng gan góc, mưu trí.

Bài hát của Năm Hên tưởng nhớ hương hồn những người bị cá sấu bắt, chết một cách oan uổng, trong đó có người anh của ông. Bài hát đầy khắc khoải ám ảnh da diết tâm hồn người đọc, thể hiện sinh động cuộc sống khắc nhiệt ở vùng đất U Minh Hạ, đồng thời cho thấy tấm lòng sâu nghĩa tình đồng loại, đồng bào của nhân vật. Lời hát thể hiện xót xa, thương tiếc đầy chân tình của một con người giàu lòng yêu thương

3. Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm đã đạt được những thành công độc đáo. Ở điểm nhìn của người trần thuật hàm ẩn, Sơn Nam có lối dẫn chuyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ. Nét độc đáo của cảnh vật thiên nhiên, tính cách nhân vật được thể hiện chỉ bằng vài chi tiết đơn sơ.. Ngôn ngữ truyện mang phong vị Nam Bộ rất đậm đà, đặc biệt là những phương ngữ được sử dụng thích hợp, với liều lượng vừa đủ khắc họa sâu đậm vóc dáng, tâm hồn của con người, đất rừng, sông nước Cà Mau

4. "Bắt sấu rừng U Minh Hạ "  không chỉ đem đến cho người đọc những cảm giác khám phá đầy say mê, lí thú khi mở ra những điều bí ẩn, độc đáo của thiên nhiên, con người vùng cực nam Tổ Quốc mà còn khiên người ta thêm yêu thương, gắn bó với một phần đất, phần hồn của đất nước mình, quê hương mình. Đâu đây vẫn là vẻ đẹp giầu có mà khắc nhiệt của đất Việt. Vẫn là hồn cốt cần cù, dũng cảm, tài trí, yêu đời của người Việt trong cuộc đấu tranh sinh tồn, mở mang, xây dựng quê hương đất nước. Sự kì thú khi khám phá những yêu thương, thân gần và một tình cảm tự hào tha thiết, đó chính là những xúc cảm thẩm mĩ mà tác phẩm đã đem đến cho người đọc.

 

Bình luận (0)
H24
17 tháng 2 2016 lúc 15:23

I.    Tìm hiểu chung

 

1.    Tác giả

 

–    Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài (1926-2008)
–    Ông sinh tại Đồng Thới- An Biên-Kiên Giang
–    Quá trình sáng tác : chủ yếu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
–    Tác phẩm tiêu biểu: Tây đầu đỏ, chim quyên xuống đất, hương rừng cà mau…
–    Đặc điểm chính trong sáng tác của Sơn Nam là thắm đượm tình thương yêu thiết tha quê hương đất nước, truyện li kì hấp dẫn nhân vật và ngôn ngữ mang đậm chất nhân dân Nam Bộ

 

2. Văn bản

 

–    Tác phẩm là một trong 18 truyện đặc sắc của Hương rừng Cà Mau. Truyện viết về con người và thiên nhiên rừng U Minh hạ

 

II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Thiên nhiên và con người rừng U Minh Hạ

 

–    Thiên nhiên
•    Rừng U Minh Hạ là một địa danh có thật nằm ở phía nam thuộc Cà Mau, nơi đây có rừng Tràm xanh biếc, cây cỏ hoang dại
•    Thiên nhiên nơi đây không chỉ hoang sơ, xanh biếc mà nó còn ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm với con người. Đó là những con cá sấu với số lượng nhiều như mù u chín rụng
->    Thiên nhiên đẹp nhưng cũng đầy nguy hiểm
–    Con người rừng U Minh Hạ
•    Họ là những con người cần cù lao động, mưu cao trí bền, gan góc trước thiên nhiên hung dữ ấy, không những thế họ có sức sống mãnh liệt và sống rất có tình nghĩa
•    Dẫu không phải họ hàng, không cùng chung máu mủ nhưng họ vẫn thương xót những con người đã trở thành miếng mồi ngon của những con hùm con sấu
•    Họ vượt qua gian khổ với sức mạng của ý chí, họ đi dám đi câu cá sấu bằng lưỡi câu sắt và con vịt
•    Nhân vật ông Năm Hên trong chuyện thì bắt cá sấu bằng tay không luôn
•    Những chàng trai trẻ thì làm bẫy để bẫy hổ, săn heo rừng
->    Có thể nói con người nơi đây tuy nhỏ bé những ý chí lại ngút ngàn không sợ nguy hiểm gan góc đấu tranh cho sự sinh tồn của đồng loại. Họ sống tình nghĩa với những người xung quanh mình. Tóm lại họ là những người mang đến sức sống mới vùng đất hoang sơ Cà Mau này

2.    Nhân vật ông Năm Hên
 
–    Ông nổi tiếng là một người thợ già nhưng lại có tài bắt cá sấu, ông đã bắt sấu ở Kiên Giang và đặc biệt là ông bắt sấu bằng tay không
–    Ông tình nguyện bơi xuống đến bắt sấu hộ nhân dân làng Khánh Lân trước hết là để trả thù cho nhân dân sau là trả thù cho anh trai đã bị sấu ăn thịt
->    Có thể nói ông Năm Hên hiện lên là một con người sống rất tình nghĩa
–    Ông đi bắt sấu không giống như những người khác. Ông không cần đông người mà chỉ cần một người chỉ đường cho ông tới, một bó nhang thơm và một hũ rượu. Nhang là để tưởng niệm những người đã bị sấu ăn thịt còn rượu là để giúp cho ông có khí thế hơn
–    Cuộc bắt sấu tài tình của ông:
•    Đầu tiên ông đào rãnh sau đó đốt lửa dẫn dụ cá sấu lên bờ
•    Chặn sấu lại và khóa miệng chúng bằng một khúc xốp làm cho hàm răng sắc nhọn của chúng bị cô lập không mở ra được
•    Sau đó ông Năm Hên mạnh mẽ dùng mác khoét lưng cá sấu để cắt gân đuôi trói hai chân sau và bắt chúng về. Như thế chúng vẫn có thể tự bơi ông không cần phải kéo mà chúng vẫn bị bắt về một cách dễ dàng
->    Như vậy qua đây ta thấy ông Năm Hên quả là một người anh hùng dũng cảm mưu trí và giàu kinh nghiệm. Cách bắt sấu của ông mặc dù mới nghe thì ai cũng nghĩ là không thể nào làm được nhưng lại hiệu quả bất ngờ. Thế nhưng ông vẫn rất khiêm tốn, ông bắt sấu để trừ hại cho nhân dân chứ không phải để làm giàu
–    Mọi chuyện xong xuôi ông Năm Hên lại ra đi miệng vẫn luôn luôn hát. Bài hát ấy gợi cho con người ta nhiều cảm nghĩ. Nó giống như là tiếng khóc nài nhỉ như phẫn nộ bi ai để tưởng nhớ những người bị sấu ăn thịt
–    Bài hát ấy cũng nói về cuộc sống vất vả của những người nhân sống gian khổ cùng thiên nhiên khắc nghiệt.
 
III.    Tổng kết
 
–    Nội dung nói về những người dân Nam Bộ kiên trung bất khuất gan góc mạnh mẽ đấu trọi lại thiên nhiên để sống. Họ là những người sống giàu tình thường
–    Nghệ thuật: nghệ thuật kể chuyện đơn giản mà hấp dẫn, cảnh vật cũng như tính cách nhân vật được thể hiện bằng nét vẽ đơn sơ mang sắc thái của người dân Nam Bộ. Ngôn ngữ Nam Bộ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
PG
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
VM
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết