Cho 16,2 gam kim loại M có hoá trị n tác dụng với 0,15 mol O2. Chất rắn thu được sau phản ứng đem hoà tan vào dung dịch HCI dư thấy thoát ra 13,44 lít H2 ở đktc. Kim loại M là
A. Fe. B. AI. c. Ca. D. Mg.
Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HCI thu được 1 gam khí H2. Khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 54,5 gam. B. 55,5 gam. C. 56,5 gam. D. 57,5 gam.
Cho bột Cu dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A và dung dịch B. Viết phương trình hoá học cùa các phản ứng xảy ra và cho biết A, B gồm những chất gì, biết rằng:
Tính oxi hoá: Ag+ > Fe3+ > Cu2+> Fe2+.
Tính khử: Cu > Fe2+ > Ag.
Cho 10,5 gam hỗn hợp Mg, Al (tie lệ mol là 1:3) vào 250ml dung dịch CuCl2 1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính giá trị m?
Có 5 kim loại là Mg, Ba, AI, Fe, Ag. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết được các kim loại
A. Mg, Ba, Ag.
B. Mg, Ba, AI.
C. Mg, Ba, Al, Fe.
D. Mg, Ba, AI, Fe, Ag.
Ngâm một lá kim loại Ni trong những dung dịch muối sau : MgSO4, NaCI, CuSO4, AICI3, ZnCI2, Pb(NO3)2, AgNO3. Hãy cho biết muối nào có phản ứng với Ni. Giải thích và viết phương trình hoá học.
Để làm sạch một mẳu thuỷ ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẩu thuỷ ngân này trong dung dịch HgSO4 dư.
a. Hãy giải thích phương pháp làm sạch và viết các phương trình hoá học.
b. Nếu bạc có lẫn tạp chất là các kim loại nói trên, bằng cách nào có thể loại được tạp chất? Viết phương trình hoá học.
Đốt cháy 13g một kim loại trong oxi thu đc 14,6g chất rắn. Hòa tan chất rắn vào dd HCl dư thu đc 2,24(H2
Kim loại có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Nguyên nhản của những tính chất vật lí chung của kim loại là do trong tinh thể kim loại có
A. nhiều electron độc thân.
B. các ion dương chuyển động tự do.
C. các electron chuyển động tự do.
D. nhiều ion dương kim loại.