Trái đất

DH

Họ và Tên: ...............................................

KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6

Lớp: ..........................

Thời gian làm bài: 45 phút

Ngày ... tháng ... năm 2015

ĐIỂM

LỜI CÔ PHÊ

ĐỀ BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT

Câu 1:(4điểm)

Em cho biết thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến? kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc. Kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây xác định như thế nào?

Câu 2: (1 điểm)

Tỉ lệ bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện dưới mấy dạng?

Câu 3: (5 điểm)

Cho biết thế nào là kinh độ? Vĩ độ? Tọa độ địa lí của một điểm?

BT
6 tháng 11 2016 lúc 22:34

2.Tỉ lệ của một bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa.

 

Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:

- Tì lệ số : là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. Ví dụ : tỉ lệ 1:100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay 1 km trên thực địa.

- Tỉ lệ thuớc : tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tĩnh sẵn. mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. Ví dụ : mỗi đoạn 1 cm bằng 1 km hoặc bằng 10 km v.v...



 

Bình luận (0)
BT
6 tháng 11 2016 lúc 22:32

1.

+ Kinh tuyến gốc: kinh tuyến số 0 độ, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh).+ Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 0 độ (Xích đạo).Từ đó suy ra được đâu là kinh tuyến Đông và Tây, đâu là vĩ tuyến Bắc và Nam: - Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Mặt phẳng của kinh tuyến 0° (chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn) và kinh tuyến 180°, chia Trái Đất ra làm hai bán cầu – Bán cầu đông và Bán cầu tây.Trên Trái Đất hay các hành tinh hoặc thiên thể hình cầu, vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.
Bình luận (0)
BT
6 tháng 11 2016 lúc 22:34

3.

- Kinh độ: Kinh độ của một điểm là góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc và mặt phẳng chứa kinh tuyến đi qua điểm đó.

- Vĩ độ: Vĩ độ địa lý của một điểm là góc hợp bởi đường dây dọi đi qua điểm đó và mặt phẳng xích đạo.

- Tọa độ địa lí của 1 điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết