Chương II- Nhiệt học

TW

Hello, giúp mk bài này với ạ:

Câu 1, Giải thích sự tạo thành các giọt sương đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm? Tại sao khi mặt trời lên các giọt sương lại tan?

Câu 2, Để đo nhiệt độ, Người ta thường sử dụng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy?

Câu 3,

a. Tính xem 40°C ứng với bao nhiêu độ F

b. Tính xem 212°F ứng với bao nhiêu độ C

—Hết—

H24
4 tháng 5 2019 lúc 17:22

lô cc =))

Bình luận (0)
DD
4 tháng 5 2019 lúc 17:34

1,

-Về đêm thời tiết lạnh hơn buổi sáng => không khí bị đông đặc tạo thành những giót nước trôi lơ lửng trong không trung gọi là sương. Sương khi hình thành trôi nổi trong không khí rồi bám vào lá cây làm cho lá cây vào buổi sáng có hiện tượng đọng nước.

-Vào buổi sáng nhiệt độ tăng cao khiến những giọt sương trên lá bị bay hơi.

2,

-Để đo nhiệt độ người ta sử dụng nhiệt kế.

-Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

-Nhiệt kế y tế có đặc điểm chỗ gần bầu, ống quản bị thắt lại để khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể, thuỷ ngân gặp lạnh co lại bị bịt ở chỗ thắt không trở về bầu được, nhờ đó ta có thể đọc được chính xác nhiệt độ cơ thể.

3,

a,40°C=104°F

b,212°F=100°C

Bình luận (0)
HT
4 tháng 5 2019 lúc 20:55

1/Vì khi vào buổi sáng sớm nhiệt độ thấp hơi nước gặp lạnh nên ngưng tụ lại thành các giọt sương đọng trên lá cây.

-Ông mặt trời lên các giọt sương lại tan vì gặp thời tiết nắng ,nóng ,nhiềt độ cao nên các giọt sương bay hơi lên cao tạo thành hơi nước.

2/Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.Dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất.

Đặc điểm:ống quản ở gần bầu đựng thủy ngân có một chỗ bị thắt lại .

Tác dụng:để khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể thì thủy ngân trong ống quản không bị tụt xuống.nhờ đó có thể đọc nhiệt độ một cách chính xác.

3/40°C=0°C+40°C

=32°F+(40×1,8°F)

=32°F+72°F

=104°F.

212°F=(212°F-32°F):1,8

=180°F:1,8

=100°C

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
DG
Xem chi tiết
BA
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
BC
Xem chi tiết