Văn bản ngữ văn 7

TN

Hệ thống kiến thức về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ, câu rút gọn, câu đặc biệt, công dụng của các dấu (dấu chấm lửng, dấu gạch ngang, dấu chấm phẩy), chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động.

(Chú ý nêu khái niệm, các loại, ví dụ)

Giúp mk vs!!!

TS
28 tháng 7 2018 lúc 10:48

Từ ghép

Định nghĩa : là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau. (Từ phức: từ do nhiều tiếng tạo thành)
Ví dụ về từ ghép: ăn học, ăn nói, ăn mặc, ăn xổi...
Gồm 2 loại : từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

+ Từ ghép chính phụ: Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
Ví dụ: xanh ngắt, xanh lơ, đỏ rực, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì, tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cày, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù, ...
+ Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Ví dụ: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, ăn ở, ăn nói, ...

Từ láy :

là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trướ hoặc tiếng đứng sau.trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều ko có nghĩa
* có hai loại tu láy: từ láy toàn bộ & từ láy bộ phận
* từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh)
Vd: thăm thẳm, thoang thoảng...
* từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần
Vd: liêu xiêu, mếu máo...
=>từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh

Đại từ :

Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, ... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

Gồm 2 loại : đại từ hỏi và đại từ để trỏ

Bình luận (0)
TP
28 tháng 7 2018 lúc 17:16

*“Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”.

Ví dụ:

Ào ào như thác đổ Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh
*Điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn.
+ Các dạng điệp ngữ:
- Điệp ngữ cách quãng
Ví dụ:
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Trong đoạn thơ trên, cụm từ "Nhớ sao" là điệp ngữ cách quãng.

- Điệp ngữ nối tiếp
Ví dụ:
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều


Trong đoạn thơ trên, cụm từ "rất lâu", "Khăn xanh" là điệp ngữ nối tiếp.

- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
Ví dụ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?


Trong đoạn thơ trên, cụm từ "ngàn dâu" là điệp ngữ chuyển tiếp.
Bình luận (0)
TT
30 tháng 12 2020 lúc 20:54

 từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ chát google nhé

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LB
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
XT
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
MK
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết