Bài viết số 2 - Văn lớp 6

MT

Hãy viết dàn bài cho một trong hai đề sau(hoặc cả hai)

Đề 1:Kể về một thầy hay cô giáo mà em quý mến

Đề 2: Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.

(Các bạn có thể chém đề 2, nhưng nhớ chém cho hay vàohehe)

TS
5 tháng 10 2017 lúc 16:41

Đề 1

1. Phần Mở bài

Từ năm lớp 1 đến nay, em được học với rất nhiều thầy cô giáo. Từ khi lên lớp 6, mỗi thầy cô dạy lớp em một bộ môn.

Thầy cô nào cũng để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Trong đó, cô chủ nhiệm kiêm dạy môn Văn là người để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất.

2. Phần Thân bài

a). Giới thiệu về cô chủ nhiệm

- Cô chủ nhiệm lớp em tên là Nguyễn Hồng Khanh.

Năm nay, cô khoảng 36 tuổi.

- Cô đã có một em nhỏ. Năm nay, bé 3 tuổi.

Cô có khuôn mặt trái xoan, mũi thẳng, đôi môi lúc nào cũng hồng hồng một cách tự nhiên.

- Mái tóc cô dài đến gấu áo, được cặp sau gáy gọn gàng.

- Khi lên lớp, cô thường mặc bộ áo dài màu xanh có thêu nổi những bông hoa nho nhỏ.

- Cô đi đôi giày màu đen sạch sẽ.

b). Kể về những việc làm của cô

* Khi ở trường

- Hôm nào đến lớp, em cũng đã thấy cô ở trường.

Khi các bạn sắp hàng vào lớp, cô luôn nhắc nhở chúng em đứng ngay ngắn, không trêu chọc nhau, không nói chuyện riêng.

- Em nhớ buổi nhận lớp đầu tiên, cô cẩn thận phát cho mỗi bạn trong lớp một tờ giấy nhỏ. Cô yêu cầu chúng em viết đầy đủ thông tin như trong tờ giấy đã yêu cầu. Nhờ có những thông tin cá nhân đó, cô có thể liên hệ với gia đình phụ huynh vào bất cứ lúc nào.

- Em ấn tượng nhất với bài học đầu tiên cô giảng. Bài học hôm đó là Con Rồng cháu Tiên. Với giọng ấm, nhẹ nhàng, cô đưa chúng em về với miền đất Lạc Việt xưa, về với cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ từ buổi bình minh của lịch sử. Bài cô giảng đã cho em một bài học thấm thía về cội nguồn các dân tộc. Dẫu người miền núi hay miền xuôi, người nông thôn hay thành thị thì 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam này đều từ cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ mà ra. Rồi còn biết bao bài giảng cô thổi hồn vào đó, làm chúng em thấy yêu hơn gia đình, thầy cô, bạn bè, quê hương đất nước…

Cô không chỉ giảng bài hay, cô còn là người yêu thương và quan tâm hết mực đến học sinh của mình. Cô nắm vững hoàn cảnh gia đình của từng bạn trong lớp. Cô phát động lớp góp quỹ bằng cách gom những đồ có thể bán cho hàng ve chai. Quỹ đó dùng để mua đồ dùng học tập giúp đỡ cho những bạn có hoàn cảnh quá khó khăn.

- Cô chọn những bạn học giỏi trong lớp và phân công các bạn kèm cặp cho những bạn học còn yếu. Nhờ vậy, kết quả học tập của cả lớp tương đối đều. Lớp em thường được xếp hạng Nhất hoặc Nhì trong toàn trường.

- Trong các buổi lớp em lao động, bao giờ cô cũng phân công rất cụ thể cho từng tổ, thậm chí có việc cô còn giao cho từng cá nhân.

Cô tham gia lao động rất nhiệt tình. Giờ giải lao, cô còn mang ra cho lớp một thùng nước trà đá để cả lớp uống thoải mái. Cuối buổi, cô tổng kết, khen chê rõ ràng đúng người đúng việc.

* Khi ở nhà

- Thỉnh thoảng chúng em đến thăm cô. Nhìn nhà cửa cô gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp, em hiểu cô là một người phụ nữ đảm đang.

- Trước sân nhà cô có một mảnh vườn nho nhỏ. Trên đó, cô trồng các loại rau thơm. Loại rau nào cũng đều xanh tốt.

- Trên hiên nhà có mấy chậu hoa hồng. Những cây hồng cao khoảng gần một mét. Trên đó có rất nhiều nụ đang chúm chím. Chỉ ít ngày nữa thôi, chắc chắn những nụ hoa ấy sẽ nở thành nhừng bông hồng tuyệt đẹp.

3. Phần Kết bài

- Em yêu thương và kính trọng cô chủ nhiệm của em.

- Cô đúng là người mẹ thứ hai của chúng em.

- Cô là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.

- Sau này, lớn lên, đi đâu, học ở đâu, em vẫn sẽ mãi mãi lưu giữ trong tim hình ảnh cô chủ nhiệm Nguyễn Hồng Khanh của mình.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
TS
5 tháng 10 2017 lúc 16:43

Đề 2 (Dàn ý)

a. Mở bài.

Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ. Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b. Thân bài.

Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính) Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim. Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt. Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c. Kết bài.

Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
NL
4 tháng 10 2017 lúc 21:27

Bài tham khảo 1
Mở bài:
- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
Thân bài:
- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?
Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.
Bài tham khảo 2
Mở bài:
- Giới thiệu thầy (cô) giáo mà em yêu mến.
Thân bài:
- Kể về̀ hình dáng: Tuổi, vóc dáng, khuôn mặt, cách ăn mặc,….
-Tính tình của thầy (cô).
- Cách cử xử với làng xóm, đồng nghiệp, với phụ huynh, học sinh,…
- Điều em quí mến.
Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô).
Bài tham khảo 3
1. Mở bài
– Giới thiệu vài nét về thầy hoặc cô giáo mà em dự định kể.
– Kể lại vài ấn tượng của em về người thầy/cô giáo mà em yêu mến.
2. Thân bài
– Hãy tả đôi nét về thầy/cô giáo như về ngoại hình, tính cách, nếu một số ấn tượng rõ nét của em về thầy cô giáo.
– Kể ra kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó.
– Em đã trở thành học sinh lớp 6, nếu cảm nhận về thầy cô giáo cũ của mình.
3. Kết bài
– Cảm nghĩ của em thầy cô giáo đó, nêu ra sự kính trọng khi không còn được học với thầy/cô giáo cũ.
– Nêu lên quyết tâm phấn đấu học tập để không phụ lòng thầy/cô của mình.

Bình luận (0)
CA
4 tháng 10 2017 lúc 22:11

Năm nay tôi vào lớp sáu , còn bé Nhi thì bước sang lớp bốn. Bố mẹ Nhi cũng đã về sống với nhau hơn một năm sống li thân. Tôi và Nhi tuy chẳng phải họ hàng nhưng thân thiết lắm! Tất cả bắt đầu từ lần ấy...

Năm ấy, tôi học lớp bốn còn bé Nhi học lớp hai. Tội nghiệp bé Nhi! Bố bé ham mê cờ bạc, rượu chè, hôm nào cũng đi suốt từ sáng đến tối mới về. Mẹ của bé ko chìu đc, quyết định đưa bé về bà ngoại. Nhà bà ngoại bé ở cuối xóm, cạnh nhà tôi. Thế là chúng tôi quen nhau từ đó.

Một buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi :

- Bây giờ thích cái gì để anh làm cho ?

Bé Nhi nói :

- Anh biết ko ? Ngày xưa em mơ ước nhà em như một con thuyền lớn.

- Đừng buồn em ạ! Hãy cố gắng lên! Nào, đi ! Đi với anh !

Tôi dắt bé Nhi đi hái những lá tre thật to để gập thuyền lá rồi thả trôi sông. Tôi chọn một lá to nhất gập một con thuyền thật đẹp tặng bé Nhi. Nhưng Nhi ko giữ đc, bé thả ngay xuống nước. Nhưng con thuyền lại ko trôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Nhi nói :

- Đấy! Gia dình em bây giờ cũng như con thuyền đó, chẳng thể nào nó đi đc, chỉ có thể chìm thôi !

Tôi vừa tiếc, lại vừa thương Nhi, bèn cứ mang cả quần áo lội xuống sông vớt chiếc thuyền lá lên. Nước đến bụng rồi đến cổ. Bỗng " sụt " chân tôi trượt phải một hố bùn giữa sông ngay lúc tôi vừa vớt đc chiếc thuyền. Tôi cố gắng chới với trong khi một tay vẫn dâng chiếc thuyền lên khỏi mặt nước. Mấy phút sau,tôi bò lên đc tới bờ khi bụng đã uống no nước nhưng rất may con thuyền ko nát. Bé Nhi mặt tái mét nhưng rất ngoan ngoãn nghe tôi nói:

- Em hãy giữ nó làm kỉ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ đc bơi thỏa thích trên sông.

Hôm đó, vì sự mẹ mắng, tôi và bé Nhi ngồi ở bờ sông cho đến khô quần áo mới dám về. Đêm, tôi bị sốt nhưng vẫn giấu nhẹm chuyện ban chiều ko nói. Mẹ thì cứ tưởng tôi dãi nắng nên bị sốt. Cũng may sáng hôm sau, tôi đã đỡ nhiều.

Một thời gian sau bố Nhi đã thay đổi, bố bé ko còn chơi cờ bạc vvaf hay uống rượu nữa, hôm bố mẹ bé hòa giải và về sống với nhau, bé lại rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả. Nhưng chiếc thuyền đã ko còn thả đc nữa vì nó đã bị héo rồi. Thế là anh em tôi mải miết gấp những chiếc thuyền tre khác. Những chiếc thuyền gấp buổi chiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sông.

Điều bí mật giữa tôi và bé Nhi còn đến tận bây giờ. Mỗi khi ngôi nhắc lại chúng tôi vẫn còn cảm giác sợ sệt, lo lắng nhưng cũng thấy tràn ngập hạnh phúc. Đó là kỉ niệm sâu sắc nhất trong tuổi thơ của tôi !

Bình luận (9)
TS
5 tháng 10 2017 lúc 16:40

Đề 1:

Mở bài:

- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.

- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.

- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.

- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?

- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
TS
5 tháng 10 2017 lúc 16:41

Đề 1

Mở bài:

- Giới thiệu thầy (cô) giáo mà em yêu mến.

Thân bài:

- Kể về̀ hình dáng: Tuổi, vóc dáng, khuôn mặt, cách ăn mặc,….

-Tính tình của thầy (cô).

- Cách cử xử với làng xóm, đồng nghiệp, với phụ huynh, học sinh,…

- Điều em quí mến.

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô).

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
TS
5 tháng 10 2017 lúc 16:41

Đề 1

1. Mở bài

– Giới thiệu vài nét về thầy hoặc cô giáo mà em dự định kể.

– Kể lại vài ấn tượng của em về người thầy/cô giáo mà em yêu mến.

2. Thân bài

– Hãy tả đôi nét về thầy/cô giáo như về ngoại hình, tính cách, nếu một số ấn tượng rõ nét của em về thầy cô giáo.

– Kể ra kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó.

– Em đã trở thành học sinh lớp 6, nếu cảm nhận về thầy cô giáo cũ của mình.

3. Kết bài

– Cảm nghĩ của em thầy cô giáo đó, nêu ra sự kính trọng khi không còn được học với thầy/cô giáo cũ.

– Nêu lên quyết tâm phấn đấu học tập để không phụ lòng thầy/cô của mình.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
TS
5 tháng 10 2017 lúc 16:43

Đề 2

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
TS
5 tháng 10 2017 lúc 16:44

Đề 2

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
TS
5 tháng 10 2017 lúc 16:44

Đề 2

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao.

Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười.

Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười.

Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
TS
5 tháng 10 2017 lúc 16:44

Đề 2

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hay những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.

Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Những khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Những lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng.

Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hái cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...

Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NS
Xem chi tiết
ON
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết