Văn bản ngữ văn 7

DH

hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho tổng thư kí của liên hợp quốc , vấn đề toàn cầu bạn sẽ giúp ông ấy sử lí trước tiên và giải quyết vấn đề đó

TN
2 tháng 1 2017 lúc 20:10

Kính thưa Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres.

Góp phần tìm ra những giải pháp vượt qua những thách thức mới, Hội nghị chính sách thế giới hồi giữa tháng 10 vừa qua tại TP Ma-ra-kếch của Ma-rốc đã đưa ra một nhận thức chung cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế phát sinh từ các nước phát triển, song các nước đang phát triển chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng và được coi là đầu tàu vượt bão tài chính thế giới. Tuy nhiên, các nước đang phát triển chưa có được tiếng nói xứng đáng trong việc hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu. Bài học rút ra từ khủng hoảng là quản lý kinh tế toàn cầu không thể bỏ qua những đối tượng dễ bị tổn thương nhất hoặc thiệt thòi nhất trong xã hội, vì đẩy hết gánh nặng cho những người hầu như không chịu trách nhiệm về các cuộc khủng hoảng tài chính là điều không thể chấp nhận được.

Tôi cho rằng, cộng đồng quốc tế cần tập trung nguồn lực, phối hợp hành động giải quyết ba vấn đề lớn của thế giới hiện nay, gồm hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, chống biến đổi khí hậu và tăng cường quản trị toàn cầu. Các nước đang phát triển và chậm phát triển là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề bởi những biến động xấu trên thế giới. Hai khối các nước phát triển và các nước đang phát triển cần tập trung nỗ lực vượt qua những thách thức từ biến đổi khí hậu. Vì vậy, các nước phải giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào thời điểm này và biến đổi khí hậu phải trở thành phần thiết yếu trong chương trình phát triển bền vững. Báo cáo của LHQ vừa công bố cho biết, trong chín tháng qua, các thảm họa thiên nhiên trên thế giới như động đất, bão, lũ lụt và lở đất... đã ảnh hưởng cuộc sống của 256 triệu người trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hơn 236 nghìn người và gây thiệt hại vật chất ước tính 81 tỷ USD. Ðại hội đồng LHQ khóa 65 đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia tăng cường hợp lực, cùng nhau đối phó những thách thức đối với loài người. Hiện nay, nhu cầu quản trị toàn cầu cần được tăng cường để đối phó với những thách thức của thế kỷ mới, trong đó có công nghệ sinh học, hoạt động tội phạm có tổ chức, chủ nghĩa khủng bố và những vấn đề liên quan tới dòng người nhập cư vì nhiều lý do. Nguy cơ các tổ chức khủng bố sở hữu nguyên liệu hạt nhân đang đặt thế giới trước nhiệm vụ khẩn cấp mới trong chương trình an ninh hạt nhân toàn cầu. Quản trị toàn cầu là vấn đề quá lớn và quá quan trọng mà một nhóm nước hoặc một tổ chức không thể đảm đương nổi.

Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu trong hai năm qua đã xóa đi thành tựu kinh tế đạt được trong hai mươi năm qua. Thống kê của LHQ cho thấy có khoảng 40 triệu người trở lại cảnh đói nghèo, bao gồm cả những người ở các nước phát triển. Tình trạng thất nghiệp gia tăng nảy sinh những vấn đề xã hội khác. Chính phủ nhiều nước châu Âu phải áp dụng các biện pháp khắc khổ và cắt giảm các khoản chi tiêu xã hội. LHQ đã kêu gọi các nước tập trung giải quyết tình trạng thất nghiệp cao trong thanh niên, coi đây là giải pháp hiệu quả nhất để xóa giảm đói nghèo trên toàn cầu. Số liệu thống kê năm 2009 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, trong số 212 triệu người thất nghiệp trên thế giới, có khoảng 81 triệu người là thanh niên và đây là tỷ lệ cao nhất trong lịch sử. Số người thất nghiệp trong năm 2009 tăng 0,9% so với năm 2007, trong khi tỷ lệ này ở nhóm thanh niên là 1,6%. Số lực lượng lao động là thanh niên thất nghiệp cao gấp ba lần so với lực lượng lao động thuộc các lứa tuổi khác, trong khi hơn 50% số dân ở độ tuổi lao động trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ cao mất việc làm. Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), I-ri-na Bô-cô-va cho rằng, cuộc chiến xóa giảm đói nghèo cần gắn với sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, trong đó có giáo dục, y tế, chỗ ở, lương thực,... cũng như cơ hội việc làm tốt. Bà nêu rõ giáo dục đóng vai trò trung tâm để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và mang lại việc làm tốt cho mỗi cá nhân. Vì thế, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là chìa khóa để xóa giảm đói nghèo.

Trong báo cáo hằng năm về hiện trạng đói nghèo ở nông thôn, LHQ nêu rõ, nạn đói nghèo ở nông thôn đang là thách thức lớn đối với tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa đói nghèo trên toàn cầu. Thanh niên và trẻ em là các nhóm dân cư lớn nhất trong cộng đồng người nghèo ở nông thôn hiện nay. Vì vậy, tạo các cơ hội mới và tốt hơn để thanh niên và trẻ em nông thôn thoát khỏi đói nghèo là nhiệm vụ cấp thiết và cũng là thách thức không chỉ đối với các nước mà cả cộng đồng thế giới. LHQ khuyến cáo các nước cần mở rộng các cơ hội về giáo dục, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để tạo điều kiện cho thanh thiếu niên nông thôn vượt qua đói nghèo. Thách thức toàn cầu trong tương lai gần là thế giới cần sản xuất đủ lương thực để nuôi sống chín tỷ người trên Trái đất vào năm 2050. Theo Báo cáo, để đáp ứng nhu cầu này, sản xuất lương thực toàn cầu phải tăng thêm 70% và sản lượng lương thực của các nước đang phát triển phải tăng gấp hai lần. Sản lượng nông nghiệp của nông dân sản xuất nhỏ phải được coi trọng và sẽ đóng vai trò tích cực và hiệu quả hơn ở các nước đang phát triển. Các nước cũng cần nỗ lực lớn hơn và hiệu quả hơn để xử lý những lo ngại về khả năng người nghèo ở nông thôn trở thành người mua lương thực.

Để giảm nghèo bền vững ở nông thôn cần tạo ra môi trường chính sách hỗ trợ người nghèo. Các chính sách đối với nông thôn cần chú ý phân bổ nguồn lực lớn hơn cho phát triển nông thôn và chú trọng đến sự tiến bộ của phụ nữ vì đây là điều kiện tiên quyết cho mọi phát triển. Theo đó cần bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, giúp họ có quyền tiếp cận lớn hơn các tài sản, dịch vụ, nguồn lực, kể cả quyền quyết định chính sách phát triển ở nông thôn. Với nhiều sự kiện diễn ra, cục diện chính trị - quân sự thế giới năm 2016 có những biến chuyển lớn, thay đổi cơ bản, nhanh chóng. Trong đó, trật tự thế giới đa cực được thể hiện ngày càng rõ cùng vai trò nổi lên của nhiều nước. Đây sẽ là tiền đề quan trọng, tác động tới cục diện quốc tế năm 2017 với cả hai gam màu “sáng - tối”.

Tôi mong Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres sẽ nhìn nhận và xem xét những ý kiến của tôi đã phân tích những mặt nổi cộm của thế giới gần đây, chúng ta cần giải quyết những vấn đề này trong những hướng tích cực nhất như tôi đã nêu.

Mr. ( tự điền tên mình )

Việt Nam, ngày 2 tháng 1 năm 2017

Bình luận (0)
TN
2 tháng 1 2017 lúc 20:08

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Hiện nay, nhân loại chúng ta đang phải đối mặt với biết bao tai họa là hệ quả của việc biến đổi khí hậu. Vừa qua, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã chỉ ra những tác động tiêu cực của việc biến đổi khí hậu: Khí thải nhà kính làm Trái Đất của chúng ta ấm dần lên, hiện đã vượt quá nồng độ cao nhất được ghi nhận trong các lõi băng trong vòng 800.000 năm qua.

Bên cạnh đó, mức độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã tăng 40% kể từ thời tiền công nghiệp hóa, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc đốt các nguyên liệu hóa thạch.

Những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của con người trên thế giới. Chắc hẳn ngài vẫn chưa thể quên được trận động đất kinh hoàng xảy ra vào ngày 12/1/2010 tại nước Cộng hòa Haiti đã cướp đi mạng sống của 250.000 người chỉ trong nháy mắt. Với rung chấn mạnh 7 độ Richter nó là trận động đất mạnh nhất kể từ năm 1887 của lịch sử nước này.

Chỉ trong chưa đầy 1 tháng sau trận động đất ở Haili thì ở Chile tiếp tục xảy ra trận động đất kinh hoàng 8,8 độ Richter đã gây dư chấn mạnh lan khắp Nam Mỹ và trở thành một trong những trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử thế giới. Trận động đất này đã khiến ngành bảo hiểm phải chi trả số tiền lên tới 8 tỷ USD, trong khi thiệt hại kinh tế cho Chile sau thảm họa này là khoảng 30 tỷ USD.

Riêng với bản thân tôi, tôi vẫn nhớ như in về trận lụt dữ dội nhất trong lịch sử Pakistan hồi tháng 8/2010 đã tàn phá từ vùng Tây Bắc đến miền Nam và cướp đi sinh mạng của 1.600 người, ảnh hưởng tới 20 triệu người, gây thiệt hại vật chất ít nhất 43 tỷ USD, châm ngòi cho dịch bệnh-bạo lực bùng phát ở đất nước này.

Hình ảnh những con người lang thang với khuôn mặt đầy mệt mỏi xin ăn từng miếng, những đứa trẻ bị cuốn đi trong nước lũ chỉ trong vài giây và khuôn mặt hốc hác của người mẹ tìm con sau trận lũ vẫn ám ảnh tôi tới tận bây giờ.

Biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người khi tầng ozon bị thủng và tia cực tím chiếu thẳng xuống mặt đất gây nên những đại dịch về da. Đó chính là lí do tại sao tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng mạnh. Chắc Ngài António Guterres cũng nhớ vào năm 2014 dịch bệnh Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 8.000 người và ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 20.000 người khi dịch bệnh này được liệt vào danh sách những bệnh có nguy cơ lây lan khủng khiếp nhất từ trước đến nay.

Hơn thế, một báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới dự đoán rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp và đồng thơi đe dọa an ninh lương thực cho hàng triệu người.

Theo dự đoán, đến năm 2050, sản lượng cây trồng ở châu Á dự kiến sẽ giảm 50% đối với lúa mì, 17% đối với gạo và điều này sẽ đe dọa hàng tỷ người sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, người tiền nhiệm của Ngài từng xem vấn đề thay đổi khí hậu là một nội dung quan trọng trong nhiệm kỳ của mình, đã kêu gọi các nước cải thiện những hệ thống cảnh báo thiên tai sớm, đồng thời tăng cường giáo dục để giảm thiểu tác hại của các thảm họa.

Có thể thấy cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu là một cuộc chiến chung, đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia chung sức, đồng lòng. Vậy, tôi rất mong ngài António Guterres với vai trò là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào tháng 1/2017 sẽ nhìn nhận những gì tôi đã phân tích và có những động thái quyết liệt để chúng ta cùng nhau chung tay chống lại biến đổi khí hậu vì một thế giới yên bình hơn.

Ms. (tự điền tên của mình)

Việt Nam, ngày 2 tháng 1 năm 2017

Chúc cậu học tốt ok

Bình luận (0)
VL
2 tháng 1 2017 lúc 20:08

upu hả, phải tự làm thôi

Bình luận (0)
PL
2 tháng 1 2017 lúc 20:12

Thưa Tổng thư ký LHQ António Guterres.

Tình hình thế giới trong những năm gần đây dự đoán sẽ có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, từ tình hình Biển Đông, bầu cử ở Mỹ, sự đi xuống của tổ chức khủng bố IS.

Năm 2016 xuất hiện nhiều sự kiện được thế giới quan tâm như việc Nga lần đầu không kích tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tại Syria, vụ khủng bố tấn công thảm sát ở thủ đô Paris của Pháp, căng thẳng ở Biển Đông, nhức nhối về vấn đề người tị nạn ở Châu Âu, sự thất bại của di cư tự do, thực trạng ô nhiễm môi trường toàn cầu, xung đột chiến tranh nhiều hơn hoà bình, tình hình đói nghèo thiếu thuốc men và chỗ ở....

Bên cạnh nhiều sự kiện đang diễn ra, chúng ta cần quan tâm và nỗ lực hơn nữa để nhằm ngăn chặn và khắc phục sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) với những vụ khủng bố toàn cầu, làm thế giới phải sống trong lo sợ, ám ảnh. IS chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq và Syria, liên tiếp gây ra những hành động giết người ghê rợn đối với những ai phản đối quan điểm cực đoan của chúng.

Syria trước nội chiến nhìn bên ngoài có dáng vẻ của một quốc gia tương đối yên bình và là một điểm đến du lịch nổi tiếng với các thành cổ Palmyra đứng sừng sững hàng ngàn năm. Tuy nhiên, bên trong đây lại là một quốc gia độc tài đặt dưới cai trị sắt đá của gia đình nhà Assad, vốn xây dựng nên bằng giết chóc bạo lực từ những năm 1980. Trong đó, tai tiếng nhất là vụ thảm sát Hama 1982, quân đội Assad đã giết hại từ 20.000 đến 40.000 người nhằm gửi đến một thông điệp: phản đối chính quyền rồi bạn và cả gia đình sẽ bị giết. Trước kia, chế độ Assad có thể sử dụng tra tấn và giết chóc để khủng bố người dân tuân theo. Nhưng từ năm 2011, rất nhiều người Syria quyết định thà đấu tranh rồi chết hơn là sống cam chịu dưới chế độ phát xít độc tài đã phạm đủ loại tội ác của nhân loại.

Cuộc nổi dậy ở Syria bắt đầu từ ngày 26 tháng 1 năm 2011với hàng loạt những cuộc biểu tình nhỏ, tháng 1 năm 2012, Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 5.000 người đã bị giết kể từ khi các cuộc biểu tình, phản đối chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad lần đầu tiên nổ ra hồi cuối tháng 3 năm 2011. Cho đến nay, sau hơn 1 năm, chưa có một nghị quyết LHQ về Syria nào được thông qua, đều do Nga và Trung Quốc phủ quyết.

Rồi làn sóng của Mùa xuân Ả rập bắt đầu với các cuộc tuần hành biến thành cách mạng nhanh chóng lật đổ 3 chính phủ ở Tunisia, Ai Cập và Libya đều diễn ra vào đầu năm 2011, gây hứng khởi cho người dân Syria đang sống trong kìm kẹp.

Tháng 3/2011, một nhóm thiếu niên vẽ các khẩu hiệu cách mạng lên cổng trường học ở thành phố Deraa phía nam Syria và bị chính phủ bắt, rồi tra tấn. Hành động này cũng giống như vụ một thanh niên bán rau tự thiêu nhằm phản đối cảnh sát đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng ở Tunisia, các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Syria cũng được kích hoạt.

Sau khi cảnh sát nổ súng vào đoàn người biểu tình tại thành phố Deraa, nhiều người hơn nữa xuống đường.

Cũng giống như ở Tunisia, bạo lực của chính quyền khiến người phản đối trên khắp Syria sôi sục, đòi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Việc chính quyền tiếp tục sử dụng vũ trang để đàn áp những người bất tuân chỉ làm cho quyết tâm của người dân Syria mạnh hơn. Đến tháng 7/2011, hàng trăm ngàn người Syria đã ra đường tuần hành chống chính phủ.

Tuy nhiên, bàn tay sắt của ông al-Assad không chùn tay trước việc dùng bạo lực trấn áp số đông. Và lúc này những người biểu tình cũng bắt đầu sử dụng vũ khí, ban đầu là để bảo vệ chính mình, sau đó là chống lại quân chính phủ, kiểm soát các thành phố.

Bạo lực nhanh chóng leo thang thành nội chiến khi các binh đoàn quân nổi dậy được thành lập để đánh trả quân chính phủ. Các cuộc chiến lan tới thủ đô Damacus vào năm 2012.

Tới tháng 6/2013, Liên Hiệp Quốc thông báo có 90.000 người Syria thiệt mạng trong các cuộc xung đột. Tới tháng 8/2014, con số đó tăng gấp đôi, lên 191.000 người và lại tiếp tục tăng lên 250.000 vào tháng 8/2015.

Hơn 11 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 4 triệu người đã chạy trốn khỏi Syria, góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng di dân khổng lồ ở châu Âu.

Syria bây giờ không chỉ là chiến trường của hai phe chống và thuận Tổng thống Assad nữa. Nó đã khoác lên màu sắc sắc tộc, trong đó những người Hồi giáo dòng Sunni chống lại dòng Shia thiểu số mà ông Assad là một thành viên. Ngoài ra, sự trỗi dậy của các nhóm thánh chiến Hồi giáo như Nhà nước Hồi giáo (IS) khiến cho tình hình vô cùng phức tạp. Các quốc gia láng giềng như và các siêu cường như Nga, Mỹ cũng bị cuốn vào cuộc xung đột này.

Khoảng 2,6 triệu người Syria đã rời bỏ nước mình và khoảng 4 triệu người đã phải rời bỏ nơi cư trú của mình, hơn 250.000 người Syria đã mất mạng trong cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài. Theo các tường thuật của UNICEF trong số những người tỵ nạn có tới 1 triệu trẻ em.. Cuộc khủng hoàng người di cư Syria đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới tại châu Âu. Nghiêm trọng hơn, các tổ chức khủng bố lợi dụng trà trộn vào dòng người di cư để tới khủng bố châu Âu. Những nguy cơ về an ninh đe dọa làm vỡ kế hoạch nhất thể hóa châu Âu khi khiến nhiều đảng dân tộc cực đoan, thậm chí phát-xít có tiếng nói lớn hơn trong chính quyền, một số quốc gia như Anh còn có kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu.

Bắt đầu từ cơn gió của Mùa xuân Ả Rập mang đầy hy vọng, xung đột xoáy sâu vào các mâu thuẫn sắc tộc rồi leo thang thành một cuộc nội chiến trên toàn quốc. Khoảng 4 triệu người, trong đó phần nhiều là phụ nữ và trẻ em đã phải chạy trốn khỏi Syria nhằm tìm đường sống giữa các cuộc chiến sống còn của lực lượng quân chính phủ với phe nổi dậy cũng như với các chiến binh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Sinh ra trong hỗn loạn, Nhà nước Hồi giáo (IS) vốn là một nhóm phát triển từ al-Qaeda ở Iraq đã kiểm soát được một vùng đất lớn từ phía bắc Iraq và sau đó lan sang Syria. Nhanh chóng trở thành tổ chức khủng bố lớn nhất thế giới, tại Syria và Iraq.

Tháng 9/2014, liên quân do Mỹ dẫn đầu thực hiện không kích Syria với mục tiêu “làm suy yếu và cuối cùng triệt hạ IS”. Tuy nhiên liên quân tránh những cuộc xung đột mang lại lợi ích cho phe chính phủ Assad và không can thiệp vào các trận đánh giữa hai bên.

Đến nay, sau hơn 1 năm tiến hành không kích và với sự tham gia của Nga, Iran nhằm hỗ trợ quân chính phủ Syria, phiến quân khủng bố IS không chỉ không suy yếu đi mà còn tiếp tục kêu gọi thánh chiến toàn cầu.

Vì không bên nào đủ sức mạnh để chấm dứt chiến tranh, cộng đồng quốc tế đã kết luận rằng chỉ có một giải pháp chính trị mới có thể kết thúc nội chiến ở Syria trong thời gian ngắn nhất và yên bình nhất. Tuy nhiên, một số cố gắng của các quốc gia Ả Rập và Liên Hiệp Quốc làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn và đối thoại đã thất bại.

Đáng kể nhất cho tới thời điểm hiện tại là hội nghị thượng đỉnh Geneva (Thụy Sĩ) do Liên Hiệp Quốc triệu tập và có Mỹ, Nga tham dự hồi tháng 1/2014. Hội nghị này nhằm kêu gọi các cường quốc giúp thi hành Thông cáo Geneva 2012, theo đó cộng đồng quốc tế giúp Syria thành lập một chính phủ lâm thời làm cơ quan chuyển giao quyền lực ở Syria trên cơ sở các bên đều đồng thuận. Tuy nhiên, để đạt được đồng thuận giữa các bên trong cuộc xung đột Syria hiện tại là việc không dễ dàng.

Điều chúng ta cần phải làm cấp thiết ngay bây giờ là hành động chứ không phải sự cảm thông. Cần xây dựng một nhà nước Syria mới đa nguyên, không phân biệt sắc tộc và Tổng thống Bashar al - Assad cùng tay chân sẽ không có chỗ đứng trong mọi giai đoạn chuyển giao quyền lực. Cần đưa ra những giải pháp chính trị và giải pháp về quân sự và hoà bình, sự can thiệp của các nước châu Âu để nhanh chóng kết thúc nội chiến kéo dài ở Syria.

Tôi hi vọng rằng với sự sáng suốt của ngài Tổng thống LHQ António Guterres sẽ tìm thấy "ánh sáng ở cuối đường hầm" hé mở hi vọng cho cuộc khủng hoảng ở Syria.
Mr. Huy
Việt Nam, ngày 1 tháng 11 năm 2016

Bình luận (0)
CT
2 tháng 1 2017 lúc 20:14

Trường cậu phát động thi UPU rồi hả ? Sao trường tớ không thấy động tĩnh gì hết ?

Bình luận (9)
TD
3 tháng 1 2017 lúc 12:44

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Như Ngài đã biết, thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo động. Theo một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng thế giới (WB), nguy cơ đối với người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu và với nền kinh tế suy giảm đã đẩy thêm hàng chục triệu người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói.

Thực tế cả tôi và Ngài đều biết, đói nghèo giết chết hơn 30.000 trẻ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày, báo cáo của Manos Unidas - một tổ chức phi chính phủ (NGO) Tây Ban Nha cho biết. Điều này có nghĩa là có khoảng 11 triệu trẻ em chết mỗi năm vì nghèo đói, trong đó có 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi; 130 triệu trẻ không được đi học và 82 triệu trẻ bị mất tuổi thơ vì phải đi làm và kết hôn quá sớm.

Báo cáo của Manos Unidas cũng cho biết thêm, hiện có 15 triệu trẻ em trên thế giới bị mồ côi vì AIDS, đa số rơi vào trẻ ở Nam Phi; 246 triệu trẻ phải đi làm khi chưa đủ tuổi lao động, trong đó có 72 triệu trẻ dưới 10 tuổi.

Từ vài thập kỷ nay, tỉ lệ mù chữ tại châu Phi gia tăng với tốc độ chóng mặt, chiếm khoảng 40% số dân số châu Phi ở độ tuổi 15 và chiếm hơn 50% số phụ nữ ở độ tuổi 25. Như vậy có thể thấy, châu Phi đã phải gánh chịu một vấn đề kinh niên là người tị nạn.

Theo các con số chính thức, tại châu Phi có hơn 7 triệu người tị nạn và hơn 20 triệu người không có nhà cửa do hàng loạt các cuộc xung đột và nội chiến gây ra và đã để lại một hậu quả nặng nề về nạn đói, nạn suy dinh dưỡng và kinh tế bị đình trệ.

Tất cả những điều đó đang cản trở sự phát triển của châu lục này. Như vậy, nghèo đói đã trở thành một vấn đề toàn cầu có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Đồng thời, nghèo đói cũng là nhân tố có khả năng gây bùng nổ những bất ổn chính trị, xã hội và nếu trầm trọng hơn có thể dẫn tới bạo động và chiến tranh không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà là cả thế giới.

Bởi lẽ, chính những bất công và nghèo đói thực sự đã trở thành những mâu thuẫn gay gắt trong quan hệ quốc tế; và nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết một cách thỏa đáng bằng con đường hòa bình thì tất yếu sẽ nổ ra chiến tranh.

Mặt khác, đói nghèo còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân loại. Thay vì con người có thể tập trung toàn bộ nguồn lực cho phát triển, thì một phần lớn nguồn lực đó phải dành ra để giải quyết vấn đề đói nghèo và các vấn đề toàn cầu khác do đói nghèo mang lại.

Nghèo đói, bất công là nguyên nhân của tội phạm quốc tế như: Khủng bố, nạn buôn bán ma túy và rửa tiền. Đồng thời nghèo đói cộng với thiếu hiểu biết kéo theo đó là gia tăng dân số, cạn kiệt nguồn tài nguyên, khan hiếm nguồn năng lượng, lương thực, thực phẩm ngày càng thiếu hụt; bệnh ngày càng lan tràn, khó kiểm soát; môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và vấn đề di dân tự do và tị nạn đang khiến tình hình thế giới ngày càng trở nên phức tạp.

Vì thế, nạn đói nghèo đã trở thành thách thức lớn, đe dọa đến sự sống còn, ổn định và phát triển của thế giới cũng như nhân loại. Như vậy, đói nghèo là một trong những nguyên nhân đang trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong và phát triển của loài người.

Tác động của nó trong quan hệ quốc tế là rất lớn và vì vậy vấn đề này không phải của một quốc gia riêng lẻ nào mà là của toàn nhân loại, đòi hỏi thế giới phải chung tay để giải quyết một cách triệt để và toàn diện.

Tôi rất hi vọng với cương vị mới, Ngài Antonio Guterres có thể góp phần giải quyết tốt vấn đề nghèo đói để tạo nên một thế giới đầy niềm vui và tiếng cười!

Ms. Huy

Việt Nam, ngày 3 tháng 1 năm 2017

Bình luận (0)
T1
23 tháng 1 2017 lúc 19:46

cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 46 là mik pải tự tưởng tượng ra chớ

nhớ ngừ khác viết là ko đc đâu bn

có thể bn suy nghĩ ra 1 giải pháp nào hay thì LIÊN HỢP QUỐC sẽ coi lại chính họ và có thể cho tến hành ..........

tự làm sẽ có ý nghĩa hơnhaha

trường mik cx phát đông rồi nhưng mik chả muốn làm

Bình luận (4)

Các câu hỏi tương tự
CT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
BO
Xem chi tiết