Bài viết số 7 - Văn lớp 6

DD

Hãy tả mọt người khuyết tật bán bánh mỳ

NT
11 tháng 8 2017 lúc 14:44

DÀN Ý

1. Mở bài

Giới thiệu về người bán bánh mì khuyết tật đầu phố.

2. Thân bài

* Giới thiệu chung

Người bán bánh mì là cô gái ngồi trên xe lăn.

* Miêu tả ngoài hình

- Dáng người gầy gò, khắc khổ, nửa dưới hai chân bị liệt và teo nhỏ.

- Khuôn mặt tươi, ánh mắt sáng; vẻ mặt rắn rỏi, can đảm.

- Cô ngồi sau chiếc xe lăn (chế tạo riêng để bán hàng), bên cạnh có tay quay để điều khiển xe chuyển động.

- Thời gian: từ sáng sớm tinh mơ đến tối mịt.

- Hình ảnh trở thành quen thuộc với bà con các phố xung quanh.

* Giới thiệu cụ thể về hoàn cảnh

- Bị di chứng sau một trận sốt kéo dài: liệt nửa người, hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh riêng có nhiều khó khăn.

- Tự lao động kiếm sống nuôi thân và giúp đỡ gia đình, mọi sinh hoạt trở nên quá khó khăn, vất vả gấp ngàn lần so với người bình thường.

* Miêu tả cụ thể công việc và hoạt động

- Sáng (bốn giờ) dậy lấy bánh, lăn xe vào thành phố để bán.

- Lao động trong mọi thời tiết, động tác bán hàng khéo léo, nhanh nhẹn.

- Tích cực rèn luyện, nỗ lực tham gia trong các cuộc thi thể thao dành cho người khuyết tật.

* Cảm nghĩ cá nhân về cô gái

- Cảm phục cô gái tàn mà không phế.

3. Kết bài

Liên hệ nghị lực phấn đấu vươn lên của bản thân trong cuộc sống.

Bình luận (1)
NL
11 tháng 8 2017 lúc 14:49

BÀI LÀM

Hằng ngày tôi vẫn ăn sáng ở hàng bánh mì đầu phố. Phần vì bánh mì ở đây ngon và rẻ, chỉ hai ngàn là cậu con trai như tôi ấm bụng cả buổi học, phần vì tôi rất quý cô bán hàng. Khác với những người bán bánh mì khác, cô bán bánh mì phố tôi là một người khuyết tật. Đôi chân bị bại liệt đã gắn cuộc đời cô với chiếc xe lăn. Cô gầy gò, khắc khổ, nửa dưới hai chân bị liệt đã teo nhỏ lại. Thế nhưng chưa bao giờ tôi thấy cô buồn. Từ khuôn mặt rắn rỏi của cô luôn toát lên một vẻ chịu đựng, can đảm. Hình như mọi năng lực của cô đều tập trung vào đôi mắt. Đôi mắt trong sáng của cô luôn nhìn người mua bằng cái nhìn tươi tắn, đầy thiện cảm, thầm chứa lời biết ơn. Cô ngồi vững vàng trên chiếc xe lăn được chế tạo riêng. Phía trước là một thùng bánh, trên mặt thùng bày được đủ thứ như một quầy bán hàng nhỏ. Cô ngồi phía sau để bán hàng, bên cạnh có tay quay để điều khiển xe chuyển động. Sáng nào cũng vậy, cứ năm giờ là chiếc xe lăn của cô đã có mặt ở vỉa hè dưới một tán cây cổ thụ, tán lố xòe như cái ô tô cạnh ngã ba đầu phố tôi. Hình ảnh của cô gái nhỏ nhắn ngồi trên chiếc xe lăn bán bánh mì đã trở thành quen thuộc với bà con các phố xung quanh. Cô gái cũng quen hầu hết mọi người, đến nỗi nhiều khi hàng đông người mua, cô mải cúi xuống làm bánh mà tai vẫn nghe và nhớ được sở thích của từng người mua bánh. Ngay cả tôi, cô cũng thuộc nết ăn nhiều dưa chuột, sợ tương ớt, thích ba tê rắc thêm ruốc của tôi. Tay cô làm bánh nhanh thoăn thoắt. Vừa làm cô còn vừa nói chuyện với mọi người. Ngày nào cũng vậy, dù nắng hay mưa cô đều có mặt đúng giờ. Nhiều lần mua bánh của cô tôi được biết cô phải dậy từ bốn giờ sáng để đến lò bánh mì lấy bánh. Đến trưa bán xong, cô lại về đi chợ để buổi chiều chuẩn bị ba tê, ruốc, dưa chuột cho buổi hàng hôm sau. Cô phải lăn xe bằng tay và tự mình làm lấy mọi việc. Gia đình cô ở một tỉnh lẻ. Vì cuộc sống khó khăn, cô một mình về thành phố kiếm sống. Vậy mà cô không chỉ nuôi sống mình mà còn dành dụm đựơc tiền gửỉ về giúp cha mẹ.

Một buổi chiều đi dạo bên hồ Tam Bạc, bắt gặp cuộc thi xe lăn của đoàn vận động viên khuyết tật, tôi chợt nhận ra cô bán bánh mì của mình trên một chiếc xe, đang lao nhanh giữa đoàn. Cô ngồi dướn về phía trước, thân hình cúi rạp xuống chiếc xe, mắt chăm chú nhìn đường, hai tay bắt nhanh thoăn thoắt vào bánh xe. Tôi chạy theo cổ vũ nhưng chắc cô không nhận ra tôi. Hôm sau vẫn thấy cô đi bán bánh. Tôi hỏi cô nói cô vẫn tham gia tập luyện với những người cùng cảnh ngộ vào các buổi chiều cho vui. Tổ chức hội của các cô nghèo lắm nên các cô tham gia thi đấu hoàn toàn tự nguyện. Cô cho rằng đó là một việc làm cho cuộc sống của cô có ý nghĩa lên rất nhiều.

Hình ảnh của cô đã cho tôi nhiều suy nghĩ về cuộc sống của những con người tàn mà không phế. Tôi hiểu ra rằng mỗi người đều phải biết làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa, không làm phiền những người xung quanh. Vậy mà tôi nhiều khi còn ỷ lại bố mẹ, không giúp mẹ việc nhà. Tôi cần phải phấn dấu hơn nữa để làm vui lòng bố mẹ.

~ Chúc bạn học tốt ~!

Bình luận (1)
NN
11 tháng 8 2017 lúc 14:56

Hằng ngày tôi vẫn ăn sáng ở hàng bánh mì đầu phố. Phần vì bánh mì ở đây ngon và rẻ, chỉ hai ngàn là cậu con trai như tôi ấm bụng cả buổi học, phần vì tôi rất quý cô bán hàng.

Khác với những người bán bánh mì khác, cô bán bánh mì phố tôi là một người khuyết tật. Đôi chân bị bại liệt đã gắn cuộc đời cô với chiếc xe lăn. Cô gầy gò, khắc khổ, nửa dưới hai chân bị liệt đã teo nhỏ lại. Thế nhưng chưa bao giờ tôi thấy cô buồn. Từ khuôn mặt rắn rỏi của cô luôn toát lên một vẻ chịu đựng, can đảm. Hình như mọi năng lực của cô đều tập trung vào đôi mắt. Đôi mắt trong sáng của cô luôn nhìn người mua bằng cái nhìn tươi tắn, đầy thiện cảm, thầm chứa lời biết ơn. Cô ngồi vững vàng trên chiếc xe lăn được chế tạo riêng. Phía trước là một thùng bánh, trên mặt thùng bày được đủ thứ như một quầy bán hàng nhỏ. Cô ngồi phía sau để bán hàng, bên cạnh có tay quay để điều khiển xe chuyển động. Sáng nào cũng vậy, cứ năm giờ là chiếc xe lăn của cô đã có mặt ở vỉa hè dưới một tán cây cổ thụ, tán lố xòe.Một buổi chiều đi dạo bên hồ Tam Bạc, bắt gặp cuộc thi xe lăn của đoàn vận động viên khuyết tật, tôi chợt nhận ra cô bán bánh mì của mình trên một chiếc xe, đang lao nhanh giữa đoàn. Cô ngồi dướn về phía trước, thân hình cúi rạp xuống chiếc xe, mắt chăm chú nhìn đường, hai tay bắt nhanh thoăn thoắt vào bánh xe. Tôi chạy theo cổ vũ nhưng chắc cô không nhận ra tôi. Hôm sau vẫn thấy cô đi bán bánh. Tôi hỏi cô nói cô vẫn tham gia tập luyện với những người cùng cảnh ngộ vào các buổi chiều cho vui. Tổ chức hội của các cô nghèo lắm nên các cô tham gia thi đấu hoàn toàn tự nguyện. Cô cho rằng đó là một việc làm cho cuộc sống của cô có ý nghĩa lên rất nhiều.

Hình ảnh của cô đã cho tôi nhiều suy nghĩ về cuộc sống của những con người tàn mà không phế. Tôi hiểu ra rằng mỗi người đều phải biết làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa, không làm phiền những người xung quanh. Vậy mà tôi nhiều khi còn ỷ lại bố mẹ, không giúp mẹ việc nhà. Tôi cần phải phấn dấu hơn nữa để làm vui lòng bố mẹ.

Bình luận (0)
EJ
11 tháng 8 2017 lúc 16:45

Khác với những người bán bánh mì khác, cô bán bánh mì phố tôi là một người khuyết tật. Đôi chân bị bại liệt đã gắn cuộc đời cô với chiếc xe lăn. Cô gầy gò, khắc khổ, nửa dưới hai chân bị liệt đã teo nhỏ lại. Thế nhưng chưa bao giờ tôi thấy cô buồn. Từ khuôn mặt rắn rỏi của cô luôn toát lên một vẻ chịu đựng, can đảm. Hình như mọi năng lực của cô đều tập trung vào đôi mắt. Đôi mắt trong sáng của cô luôn nhìn người mua bằng cái nhìn tươi tắn, đầy thiện cảm, thầm chứa lời biết ơn. Cô ngồi vững vàng trên chiếc xe lăn được chế tạo riêng. Phía trước là một thùng bánh, trên mặt thùng bày được đủ thứ như một quầy bán hàng nhỏ. Cô ngồi phía sau để bán hàng, bên cạnh có tay quay để điều khiển xe chuyển động. Sáng nào cũng vậy, cứ năm giờ là chiếc xe lăn của cô đã có mặt ở vỉa hè dưới một tán cây cổ thụ, tán lố xòe như cái ô to cạnh ngã ba đầu phố tôi. Hình ảnh của cô gái nhỏ nhắn ngồi trên chiếc xe lăn bán bánh mì đã trở thành quen thuộc với bà con các phố xung quanh. Cô gái cũng quen hầu hết mọi người, đến nỗi nhiều khi hàng đông người mua, cô mải cúi xuống làm bánh mà tai vẫn nghe và nhớ được sở thích của từng người mua bánh. Ngay cả tôi, cô cũng thuộc nết ăn nhiều dưa chuột, sợ tương ớt, thích ba tê rắc thêm ruốc của tôi. Tay cô làm bánh nhanh thoăn thoắt. Vừa làm cô còn vừa nói chuyện với mọi người. Ngày nào cũng vậy, dù nắng hay mưa cô đều có mặt đúng giờ. Nhiều lần mua bánh của cô tôi được biết cô phải dậy từ bốn giờ sáng để đến lò bánh mì lấy bánh. Đến trưa bán xong, cô lại về đi chợ để buổi chiều chuẩn bị ba tê, ruốc, dưa chuột cho buổi hàng hôm sau. Cô phải lăn xe bằng tay và tự mình làm lấy mọi việc. Gia đình cô ở một tỉnh lẻ. Vì cuộc sống khó khăn, cô một mình về thành phố kiếm sống. Vậy mà cô không chỉ nuôi sống mình mà còn dành dụm đựơc tiền gửỉ về giúp cha mẹ.

Bình luận (0)
EJ
11 tháng 8 2017 lúc 16:46

DÀN Ý

1. Mở bài

Giới thiệu về người bán bánh mì khuyết tật đầu phố.

2. Thân bài

* Giới thiệu chung

Người bán bánh mì là cô gái ngồi trên xe lăn.

* Miêu tả ngoài hình

- Dáng người gầy gò, khắc khổ, nửa dưới hai chân bị liệt và teo nhỏ.

- Khuôn mặt tươi, ánh mắt sáng; vẻ mặt rắn rỏi, can đảm.

- Cô ngồi sau chiếc xe lăn (chế tạo riêng để bán hàng), bên cạnh có tay quay để điều khiển xe chuyển động.

- Thời gian: từ sáng sớm tinh mơ đến tối mịt.

- Hình ảnh trở thành quen thuộc với bà con các phố xung quanh.

* Giới thiệu cụ thể về hoàn cảnh

- Bị di chứng sau một trận sốt kéo dài: liệt nửa người, hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh riêng có nhiều khó khăn.

- Tự lao động kiếm sống nuôi thân và giúp đỡ gia đình, mọi sinh hoạt trở nên quá khó khăn, vất vả gấp ngàn lần so với người bình thường.

* Miêu tả cụ thể công việc và hoạt động

- Sáng (bốn giờ) dậy lấy bánh, lăn xe vào thành phố để bán.

- Lao động trong mọi thời tiết, động tác bán hàng khéo léo, nhanh nhẹn.

- Tích cực rèn luyện, nỗ lực tham gia trong các cuộc thi thể thao dành cho người khuyết tật.

* Cảm nghĩ cá nhân về cô gái

- Cảm phục cô gái tàn mà không phế.

3. Kết bài

Liên hệ nghị lực phấn đấu vươn lên của bản thân trong cuộc sống.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LV
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
VU
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết