Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên

TN

Hãy sưu tầm những câu thơ, những bài viết về cảnh sắc thiên nhiên ở quê hương Việt Nam.

NH
27 tháng 5 2018 lúc 12:01
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây


Thăng Long là trọng địa của nước ta được hưng khởi vào thời Lý Thái Tổ năm 1010, xưa gọi là kinh đô, cố đô...Ngày nay được gọi là Thủ đô Hà Nội, nơi phát triển đất nước, đưa đất nước vươn tầm với thế giới. Vạn vật là truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch sử, công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.

2.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?


Câu ca dao nói về những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội như là Kiếm Hồ, Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút

3.

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ


Bài thơ cho thấy được phong cảnh Hồ Tây giữa lòng Hà Nội rất nên thơ, ẩn chứa biết bao lịch sử như một bức tranh sinh động


4.

Trên Chùa đã động tiếng chuông
Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu


Câu ca dao lột tả được hình ảnh thắng cảnh nên thơ, hữu tình, diệu kỳ đối với con người

5.

Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng


Ca dao nói về hình ảnh những con sông nổi tiếng uốn lượn quanh xóm làng Sông Tô Lịchlà một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đôHà Nội.


6.

Đồn rằng chợ Bỏi vui thay
Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa
Giữa chợ lại có đền thờ
Dưới sông nước chảy đò đưa dập dìu


Đây là nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện thuần phong mỹ tục của dân Việt Nam, phục hiện lại nếp sinh hoạt truyền thống.


7.

Quê em có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm.
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.


Bài thơ bài về quê hương của cô gái 4 mùa đều có gió, có trăng, chó chùa thể hiện sự thanh bình, bình yên nơi làng quê.


8.

Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh.


Các Tỉnh miền Bắc đều thừa hưởng di sản thiên nhiên ban tặng, những con sông, suối, hồ, đã lột tả hết sự phong phú đa dạng của thiên nhiên ở Bắc Cạn.


9.

Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?


Chùa Hương – Động Hương Tích, phong cảnh thiên nhiên đẹp sắc sảo được chúa Trịnh Sâm khắc 5 chữ:“Nam thiên đệ nhất động”. Hành trình vào Động Hương Tích, từ Bến Đục sang Bến Trong, chùa Thiên Trù chập chùng giữa rừng núi bao la. Không chỉ là một thiên động đệ nhất, mà còn có lễ hội, những sản vật địa phương nổi tiếng như rau sắng, quả mơ, hồng trà, củ mài...


10.

Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.


Đây là những hình ảnh về các địa danh nổi tiểng ở vùng đất, nơi tậng cùng miền biên giới Lạng Sơn.


11.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.



12.

Đường lên Xứ Lạng bao xa,
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng mà lại trông,
Kìa núi Thành Lạng kìa sông Tam Cờ.



13.

Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn
Quảng Nam là đất quê mình
Núi, đồng, sông, biển rành rành từ đâu
Bắc Thừa Thiên giáp Hải Vân
Nam thì Quảng Ngãi, giáp gần núi Phong.
Tây thì giáp đến sông Buông,
Rừng cao rừng thấp mấy tầng mây xanh.
Đông thì biển rộng thênh thang,
Đất đai trăm dặm rành rành như ghi.


14.

Hồ Tịnh Tâm nhiều sen Bách Hợp,
Đất Hương Cần ngọt quýt thơm cam.



15.

Đi mô cũng nhớ quê mình,
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.



16.

Bình Định có núi Vọng Phu.
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.
Em về Bình Định cùng anh.
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa


Hình ảnh núi Vọng Phụ như nói lên tình cảm sắc son thủy chung của người phụ nữ Việt Nam, luôn chịu thương, chịu khó vì mái ấm gia đình.


17.

Ai về Gia Định thì về,
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn.



18.

Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.



19.

Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẳn bắt, lúa trời sẳn ăn.



20.

Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai về xứ Bạc thong dong cuộc đời.



21.

Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy,
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng.
Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang,
Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?



22.

Bến Tre dừa ngọt sông dài,
Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh.
Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo,
Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan.
Anh đây muốn hỏi thiệt nàng,
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?


23.

Ai về tới thẳng Năm Căn
Ghé ăn bánh gỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu
Mắm nêm, chuối chát, khế, rau,
Tôm càng Đại Ngãi cặp vào khó quên!



24.

Rạch Miễu văng nối hai đầu
Bến Tre một nửa, nửa cầu Tiền Giang
Ai về sông nước Hậu Giang
Ghé thăm xứ sở bạt ngàn sản nông


25.

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.


26.

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.


Hai câu lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Giọng thơ cũng thật bồi hồi, bâng khuâng. Điệp từ nhớ và điệp ngữ nhớ ai chính là thủ pháp tạo nên giọng thơ ấy. Cái hay, cái đậm đà của bài ca dao là nhớ hương quê, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha, sâu nặng.

27.

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.


Câu ca dao muốn mượn cái hình thức đơn giản “ao ta” để gửi gắm tình yêu quê hương sâu nặng và một triết lí sống tự do, tự chủ và tự tin vào chính bản thân mình. Tất cả những gì của mình cũng đều đáng quý, đáng trân trọng.


Trên đây là bài viết về Ca dao tục ngữ hay về quê hương đất nước, con người, mong rằng bài viết này sẽ giúp ích các bạn có thêm nhiều kiến thức về những câu ca dao, tục ngữ hay trong kho tàng văn học Việt Nam ta.

Bình luận (0)
KN
27 tháng 5 2018 lúc 10:49

Thơ đây

1, Chiều Thu Quê Hương

Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá,
Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ
Tiếng lao xao như ai ngả nón chào.
Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao,
Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thẳm.
Chiều thu quê hương sao mà đằm thắm
Tôi bước giữa vườn, bạn với hàng cau
Hút nắng tơ vàng như những đài cao
Đứng lồng lộng, thu tiếng chiều vàng rợi.
Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi
Cùng với gà mẹ xoè cánh ấp con.
ở trước sân hà mấy đống gạch son,
Hố vôi trắng nằm đợi ngày xây dựng.
Trời thu trong em bé cười má ửng;
Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con.
Chiều thu vàng vàng rực cả tâm hồn
Của đất nước đang bồi da thắm thịt.
Gió biển mặn thổi về đây tha thiết;
Những con chim phơi phới cánh, chiều thu
Náo nức như triều, êm ả như ru…

2, Hương Đất

Chuồng bò bốc ấm mùi phân ủ
Mùi cỏ còn hăng xen cọng rơm
Nắng rọi phên thưa chiều rạo rực
Ngoài vườn luống cải hoa vàng đơm.

Mùi đất mùi phân nhuyễn với nhau
Mùi bùn vừa nạo dưới ao sâu
Chua chua ráp ráp mùi ngâm mạ
Nghe nứt mầm xanh mỗi tế bào.

Quen thuộc trời này với gió này
Chiều đông gió ửng những bàn tay,
Như nghìn ngọn lửa đang nhen nhúm
Cho một mùa xuân nhựa ấm đầy.

3, Đoàn Thuyền Đánh Cá

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

4, Cửa Sông

Mặt trời là trái chín cây
Cột buồm san sát, lưới đầy cửa sông
Bão xa chưa tạnh, mây đùn
Thuyền quây đánh lộng, mai hừng ra khơi.
Buồm về rộng mở cánh dơi
Gió chênh khoang cá lườn phơi nắng vàng
Cửa sông nửa cảng, nửa làng
Nửa cồn nửa biển dịu dàng mắt ai
Mênh mông cát mịn bãi dài
Tay người đan lưới nhẹ cài hoàng hôn.

5, Gió Lạnh Chiều Đông

Gió lạnh chiều đông nhớ tuổi thơ
Bầy chim chèo bẻo nấp bên bờ
Mênh mông nước bạc đồng sau gặt
Một nỗi buồn xa như sóng xô.

Chim ở đâu về sà chớp mắt
Chim vương nhựa chết hết bay rồi
Bắt chim nghe lạnh hai đầu cánh
Tưởng mặt trời se rụng đến nơi.

Tuổi nhỏ hắt hiu giữa cánh đồng
Nửa tràn sương núi, nửa hơi sông
Có gì ẩm ướt trong hồi tưởng
Như áo ngày mưa bặn bếp hong.

Gió lạnh chiều đông xui nhớ thuở
Bầy chim chèo bẻo nấp bên bờ
Hôm ta nấp, thơ giăng lưới
Bẫy tháng năm về, bắt tuổi thơ

6, Huế Vấn Vương

Xanh mượt bờ xanh Huế Huế ơi!
Cỏ cây đây đã hoá vườn trời
Người đi bước nhẹ không nghe tiếng
Mà nặng lòng yêu biết mấy mươi.

Huế hoa thiên lí mùi hương thoảng
Huế tím chiều thu dậy ước mơ
Mái đẩy câu hò ngân ánh nước
Sóng không trôi bởi luyến lưu bờ

Tuổi nhỏ đời ta Huế giữ không?
Cho ta xin lại những năm hồng
Cho ta trở lại ngày xưa cũ
Mới hái mùa thơ giữa độ bông.

Tình bạn tình yêu Huế khéo ương
Hoa xuân trái đậu tháng năm trường
Bâng khuâng nay nhện chiều giăng lưới
Bảng lảng lòng ai Huế vấn vương.

7, Mưa Xuân Trên Biển

Mưa xuân trên biển, thuyền yên chỗ
Tôm cá chắc đầy phiên chợ mai
Sắm tết thuyền về dăm khóm đỗ;
Đảo xa thâm thẩm vệt mưa dài.

Thuyền đậu thuyền đi hạ kín mui,
Lưa thưa mưa biển ấm chân trời.
Chiếc tàu chở đá về bến Cảng
Khói lẩn màu mây tưởng đảo khơi.

Em bé thuyền ai ra giỡn nước,
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm.
Biển bằng không có dòng xuôi ngược,
Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.

8, Nhớ Mẹ Năm Lụt

Năm ấy lụt to tận mái nhà
Mẹ con lên chạn – Bố đi xa
Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh
Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà.

Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc
Thương con lúc ấy biết gì hơn ?
Nước mà cao nữa không bè thúng
Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.

Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn
“Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”
Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng
Đáp lại từ xa một tiếng “ời”

Nước, nước… lạnh tê như số phận
Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau
Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn
Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.

Vậy đó mẹ ơi, đời của mẹ
Đường trơn bấu đất mẹ kiên gan
Nuôi con lớn giữa bao cay cực
Nước lụt đời lên mẹ cắn răng.

Năm ấy vườn cau long mấy gốc
Rầy đi một dạo, trái cau còi
Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc
Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi.

9, Sớm Mai Gà Gáy

Tiếng gà gáy ơi! Gà gáy ơi!
Nghe sao ấm áp tựa nghe đời
Tuổi thơ gà gáy ran đầu bếp
Trâu dậy trong ràn, em cựa nôi

Cha dậy đi cày trau kịp vụ,
Hút vang điếu thuốc khói mù bay.
Nhút cà, cơm ủ trong bồ trấu,
Chút cá kho tương mẹ vội bày.

Gà gáy nhà ta, gáy làng giềng
Ta nghe thuộc mỗi tiếng gà quen…
– Cha ơi, con chửa nghe gà chú!
– Nó cũng như mày hay ngủ quên.

Hàng cau mở ngọn đón ngày vào
Xóm nhỏ nép bên triền núi cao.
Gà lại gáy dồn thêm đợt nữa.
Nắng lên xoè quạt đỏ như mào.

Gà gáy ơi! Tiếng gà gáy ơi!
Nghe sao rạo rực buổi mai đời!
Thương cha lủi thủi không còn nữa
Chẳng sống bây giờ thôn xóm vui…

10, Say Mùa Hè

Ôi mùa hè sao mà rạo rực
Đã ve kêu: dầu phượng đỏ chưa về
Không khí bỗng xôn xao náo nức
Và lòng ta cũng thao thức trăm bề.

Những búp đa trên lề đường rụng thắm
Gọi trẻ em từ xa lắm, hè ơi!
Trời đất gọi, dẫu nhà cha mẹ cấm
Cũng ra đi – ve giục giã bồi hồi.

Yêu mùa xuân, lòng ta yêu lắm chứ
Nhưng mùa hè người mới thật mùa say
Trưa của ngày mặt trời cao tột đỉnh
Trưa của mùa, trời đất chín muồi đây.

Đời thân yêu, một ngày mai ta chết
Cho ta đi khi hè chói chang trưa
Để ta hiểu giã từ chưa phải hết
Nắm đất quen như hạt chín sang mùa.

10.1, Núi Bài Thơ

Vách đá bài thơ vạn thuở bền
Bút nghiên trời đất nét thiên nhiên
Khắc sâu lòng đá là chi nữa?
– Sóng gió, nào thơ có ngả nghiêng

10.2, Gió Chuyển Mùa

Đêm nay gió giữa hai mùa
Thổi sao vi vút, mây lùa một bên.
Mùa quê hương, tưởng đã quen,
Nửa đêm gió thổi, nằm yên được nào!

10.3, Hoa Giữa Nắng

Hoa chanh cánh tím mùi hương thoảng
Nở góc vườn em anh nhớ dai
Thơ giữa cuộc đời, hoa giữa nắng
Du xuân con bướm quạt hương dài.

10.4, Mây Trắng

Trời nóng đêm qua mây dậy ran
Ngỡ đàn trâu bạc phá tung ràn
Giữa hè ruộng vỡ mênh mông gió
Những luống cày xô nắng, chói chang.

10.5, Trăng Xuân

Đầu năm gió mát tựa hè
Nứt bung hoa gạo bốn bề trăng xuân
Sông là người đẹp khoả thân
Núi xanh mơn mởn bước gần bước xa
Lá ngôi lá mía rì rà
Áo đêm xuân khéo mượt mà dải tơ.

Bình luận (0)
KN
27 tháng 5 2018 lúc 10:52

bài vt nè!!tick cho mk nha

Tình yêu thiên nhiên, trong đó có tình yêu cái đẹp của thiên nhiên, phong cảnh là một nét nổi bật trong tính cách người Việt. Qua ca dao chúng ta thấy đối với người dân quê, cảnh đẹp là cảnh có núi có sông, có sơn có thủy , sơn thủy hài hòa, núi sông uốn lượn mềm mại, cảnh vật luân chuyển, hoạt động, tràn đầy sinh khí và sức sống nhưng cũng đầy tình tứ, gắn bó tương thông với con người. Cảnh đẹp ấy bên cạnh hình dáng uyển chuyển và tươi tắn, hữu tình, còn là tượng trưng của ấm no, hạnh phúc. Trong thẩm mỹ của người dân quê, cái đẹp và cái có ích không loại bỏ nhau mà gắn chặt với nhau.

Rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên là một bộ phận trong kinh nghiệm thẩm mỹ của con người. Tìm hiểu những rung động ấy qua ca dao truyền thống cũng là một cách tiếp cận bản sắc văn hóa của người Việt.

Mỗi dân tộc tồn tại đều có diện mạo riêng của mình. Diện mạo ấy thường bộc lộ rõ rệt nhất trong văn hóa, tức là trong cách sinh hoạt, cách ứng xử của con người trong quan hệ với chính mình, với tự nhiên và với xã hội. “Văn hóa là hệ thống ứng xử của con người với thiên nhiên và xã hội, trong hoạt động sinh tồn và phát triển của mình” (Hà Văn Tấn) (1). Trong diện mạo ấy có những nét độc đáo, chỉ riêng dân tộc có, nhưng cũng có những nét giống hoặc gần gũi với các dân tộc khác. Nghiên cứu diện mạo hay bản sắc văn hóa dân tộc trước hết không phải đi tìm cho được nét khác biệt của dân tộc mình với dân tộc khác, vì điều này đòi hỏi sự hiểu biết rất lớn, mà chính là nhận diện cho được chân dung văn hóa của dân tộc mình, xác định cho được những nét nổi bật đã tạo nên diện mạo văn hóa của dân tộc.

Bản sắc văn hóa của dân tộc được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó có thị hiếu thẩm mỹ, quan niệm về cái đẹp. Sáng tác dân gian là một căn cứ đáng tin cậy, dựa vào đó có thể nhận ra phần nào đặc điểm ý thức thẩm mỹ của người Việt. Tìm hiểu cái đẹp trong ca dao là một cách tiếp cận, một con đường nhằm đến mục tiêu nhận thức đầy đủ hơn tính cách của người Việt và xa hơn là diện mạo của văn hóa dân tộc.

Trong ca dao truyền thống, chúng ta bắt gặp rất nhiều câu có chữ “Đẹp”:

Mặn nồng một vẻ thiên nhiên

Đất ta cảnh đẹp càng nhìn càng say. (2)

* *

*

Gia Lâm có đất Cổ Bi

Muôn đời cảnh đẹp còn ghi rành rành.

* *

*

Tương truyền đây đất đế kinh

Bao nhiêu cảnh đẹp lừng danh trong ngoài.

* *

*

Chẳng vui cũng thể hội Thầy

Chẳng đẹp cũng thể Hồ Tây xứ Đoài.

* *

*

Giao Tự lắm bãi nhiều doi

Lắm con gái đẹp nhiều nơi phải lòng.

* *

*

Nhất đẹp con gái Bù Nâu

Cứng cỏi Đanh Xá, cơ cầu Quyển Sơn.

* *

*

Gái Dự Quần đẹp như hoa lí

Trai thanh tân có ý mà theo.

Nếu coi chữ “Đẹp” đồng nghĩa với chữ “Xinh” thì số lượng những câu ca dao dạng này còn tăng lên rất lớn:

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

* *

*

Nhất quế nhị lan

Nhất xinh, nhất lịch khôn ngoan trăm chiều.

* *

*

Gặp em thấy khéo miệng cười

Thấy xinh con mắt, thấy tươi má hồng.

Có thể nói cái Đẹp là một cảm hứng lớn trong thơ ca trữ tình dân gian người Việt. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả không làm thui chột cảm xúc thẩm mỹ của người dân quê, không làm mất đi những rung động về vẻ đẹp của cảnh vật và con người bắt gặp hằng ngày. Rung động ấy có khi bột phát thành tiếng kêu vui:

Do Xuyên đẹp lắm ai ơi

Có về chỗ đó cho tôi về cùng.

Nhưng nhiều khi chỉ thể hiện trong cái nhìn trìu mến, yêu thương với cảnh vật:

Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

* *

*

Nhác trông phong cảnh vui thay

Báo Bồng có phải chốn này hay không.

Trong hoàn cảnh đất nước nông nghiệp lạc hậu, thiên tai đe dọa, làm không đủ ăn, đói no thất thường, đời sống lao động một nắng hai sương, giữ cho được cái nhìn yêu đời và những rung động vô tư như vậy quả thật đáng quý. Đó phải chăng cũng là một nét tính cách của người Việt? Phải chăng tình yêu cái đẹp ấy là một trong những cội nguồn của sự mến mộ văn chương của người Việt, nhất là đối với thơ ca, sự mến mộ mà Nguyễn Bỉnh Khiêm thì gọi là “bệnh yêu thơ” không chữa được, còn Ngô Thì Sĩ thì gọi là bệnh “nghiện thơ” và chính điều đó đã làm cho nước ta thành “một nước thơ” như lời Ngô Thì Nhậm nói khi bàn thơ với Phan Huy Ích (3). Phải chăng tình yêu cái đẹp ấy có khi đã dẫn đến việc tạo ra nét “văn chương phù hoa” trong tính cách người Việt, như nhận xét của Đào Duy Anh?(4).

Trong ca dao, những cảm xúc về cái đẹp bắt nguồn trước hết từ bức tranh thiên nhiên và phong cảnh. Có rất nhiều câu chữ “Đẹp” đi liền với “Cảnh”:

Vọng Phu cảnh đẹp núi Nhồi

Có người chinh phụ phương trời đăm đăm.

* *

*

Đường nào vui bằng đường Thượng Tứ

Cảnhđẹp bằng núi Ngự, sông Hương.

Cảnh ở đây có thể là cảnh thiên nhiên như hòn Vọng Phu, núi Nhồi, như sông Hương núi Ngự, nhưng cũng có thể là cánh đồng, làng quê, bến nước, con đò, tức là cảnh ở đó tự nhiên và con người gắn với nhau thân thiết, gần gũi:

Thanh Trì cảnh đẹp người đông

Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

* *

*

Đại Hoàng phong cảnh hữu tình

Của nhiều, đất rộng, gái xinh trai tài.

Cảnh hay phong cảnh đi vào ca dao phổ biến nhất trong bốn trường hợp. Thứ nhất là trong những câu mở đầu (5):

Nước sông Gianh vừa trong vừa mát

Truông Quảng Bình nhỏ cát dễ đi.

Dang tay ngứt đọt từ bi

Cho lòng bên nớ bên ni kết nguyền.

hay:

Trăng lên đỉnh núi trăng mờ

Mình yêu ta thực hay là ghét chơi ?

Thứ hai là trong những câu kể chuyện tâm tình, ở đó cảnh là môi trường gặp gỡ, là nơi tình tự, chờ đợi, nhớ nhung, nơi diễn ra câu chuyện yêu đương:

Nước sông Tô vừa trong vừa mát

Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh

Dừng chèo muốn tỏ tâm tình

Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu

* *

*

Đêm khuya trăng lệch trời trong

Muốn trao duyên với bạn sợ lòng mẹ cha

Thứ ba, trong những câu ca giới thiệu về quê hương xứ sở:

Ai về đến huyện Đông Anh

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương…

* *

*

Dạo xem phong cảnh trời mây

Lô, Đà, Tam Đảo cũng quay đầu về.

Thứ tư, cảnh như đối tượng của sự thưởng thức thẩm mỹ:

Gió đưa, đưa lướt chòm thông

Gió bay thông cỗi như lồng bóng ngân

Suối trong leo lẻo trên ngàn

Kìa con chim Phượng soi làm suối trong.

hay:

Ai đi qua phố khoa Trường

Dừng chân ngắm cảnh núi rừng xanh xanh

Dòng sông uốn khúc chảy quanh

Trên đường cái lớn bộ hành ngược xuôi.

Rõ ràng trong trường hợp thứ tư này, thiên nhiên và cảnh vật hiện ra không phải như những đối tượng sở chỉ (reference), ám chỉ hay đưa đẩy, mà là đối tượng của sự chiêm ngưỡng thuần túy. Điều này rất đáng chú ý, nó chứng tỏ ca dao truyền thống không chỉ chứa đựng tâm tư và kinh nghiệm sống ủa người dân quê mà còn thể hiện những rung động thẩm mỹ, tình yêu của họ với cái đẹp của thiên nhiên và cảnh vật xung quanh.

Đặc điểm cơ bản của cảm xúc thẩm mỹ là tính vô tư. Đứng trước một cảnh vật người ta có thể có nhiều cảm xúc khác nhau, nhưng chỉ khi nào cảm xúc thoát khỏi những quan tâm về ý nghĩa hay giá trị thực tế của đối tượng và chỉ tập trung vào hình dáng, màu sắc và sự chuyển động của nó thì cảm xúc đó mới được coi là cảm xúc thẩm mỹ. Trong ca dao chúng ta bắt gặp rất nhiều lần những rung động thẩm mỹ như vậy:

Chiều chiều ra đứng gốc cây

Trong chim bay liệng, trông mây ngang trời

Trông xa xa tít xa vời

Những non cùng nước, những đồi cùng cây.

* *

*

Trời xanh dưới nước cũng xanh

Trên non gió thổi dưới gành sóng xao.

Có điều cần lưu ý là trong ca dao như đã nói ở trên, đối tượng gây nên cảm xúc thẩm mỹ không chì là thiên nhiên mà nhiều khi còn là những cảnh vật do con người tạo nên, gắn bó với đời sống của họ:

Mênh mông biển lúa xanh rờn

Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau

Một vùng phong cảnh trước sau

Bức tranh thiên cổ đượm màu giang san.

* *

*

Thanh Trì cảnh đẹp người đông

Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Cuộc sống của người nông dân vốn gắn chặt với thiên nhiên, vì vậy vẻ đẹp của thiên nhiên cũng gắn chặt với sinh hoạt của con người. Cái đẹp của phong cảnh có khi là vẻ đẹp của núi, sông, suối khe thuần túy, nhưng nhiều khi là cánh đồng, là bến sông, là con đường người qua lại đông vui. Trong ý thức của người nông dân, cảm xúc thẩm mỹ không phải lúc nào cũng tồn tại độc lập mà thường pha trộn, xen lẫn với những cảm xúc khác, nhất là cảm xúc về cái có ích. Điều này phản ánh rất rõ trong những câu ca dao có chữ “Đẹp” liên quan đến phong cảnh:

Đường về Đông Việt loanh quanh

Đồng xanh làng đẹp như tranh họa đồ.

Vẻ đẹp của quê hương ở đây gắn với cánh đồng lúa xanh hứa hẹn một mùa gặt no ấm, tức là gắn với cảm giác về sự sung túc, với cái có ích.

Sự pha trộn giữa cảm xúc thẩm mỹ và cảm giác về cái có lợi bộc lộ đặc biệt rõ rệt trong những câu thơ về con sông ở làng quê. Một mặt người dân quê rất yêu mến vẻ đẹp của dòng sông với hình dáng uốn cong mềm mại của nó:

Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng…

Hỡi cô thắt bao lưng xanh

Có về Vạn Phúc với anh thì về

Vạn Phúc có cội bờ đề

Có sông uốn khúc có nghề quay tơ.

Trong thị hiếu thẩm mỹ của người Việt, đường cong uyển chuyển này in dấu rất đậm nét:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ…

Sông Tô một dải lượn vòng

Ấy nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh

Sông Hồng uốn khúc chảy quanh

Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài.

Mặt khác, vẻ đẹp của con sông có được không chỉ do hình dáng của nó mà còn nhờ chỗ nó có giá trị “tắm mát”.

Làng Chợ đẹp lắm ai ơi

Sông sâu tắm mát trên đồi nương ngô

Vùng Bưởi có lịch, có lề

sông tắm mát có nghề seo can

Cô kia thắt bao lưng xanh

Có về Yên Mĩ với anh thì về

Yên Mĩ anh có nhiều tre

sông tắm mát có nghề trồng ngô.

Long tự hào của người dân quê về vẻ đẹp của con sông với những đường nét uốn lượn tự nhiên cùng với công dụng tắm mát của nó cũng tương tự như lời khen ngợi cô thôn nữ vừa đẹp người vừa đẹp nết:

Thấy em đẹp nói đẹp cười

Đẹp người đẹp nết, lại tươi răng vàng

Nhất đẹp là gái làng Cầu

Khéo ăn khéo mặc, khéo hầu mẹ cha.

Thẩm mỹ của người Việt xưa là vậy. Cái đẹp vừa có tính độc lập nhưng cũng vừa gắn với cái Lợi, cái Đức. Con sông uốn khúc cũng đẹp, sông tắm mát cũng đẹp, cả hai đều đẹp. Người có làn da trắng cũng đẹp, người nết na cũng đẹp, cả hai đều được khen là Đẹp. Cái đẹp vừa có cái riêng (như là phẩm chất về hình thức) vừa có cái chung (như tổng hợp của cả hình thức và ý nghĩa) – đó là quan niệm về cái đẹp rất phổ biến trong ca dao truyền thống và có lẽ cũng cả trong dân gian nói chung.

Bức tranh thiên nhiên và phong cảnh làng quê là cội nguồn của những rung động thẩm mỹ trong ca dao. Khảo sát sự lắp đi lắp lại của những cảnh vật trực tiếp khơi dậy những cảm xúc ấy, chúng ta thấy có những điểm đáng chú ý sau đây.

Vẻ đẹp của cảnh núi – sông. Trong ca dao, “nước”, “non”, “sông”, “núi” là những từ có tần số xuất hiện rất cao. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì nước ta có địa hình phức tạp, nhiều núi, nhiều sông, núi và sông gắn chặt với đời sống con người, nên núi sông đi vào ca dao nhiều cũng không có gì đặc biệt. Đáng chú ý là ở chỗ, trong nhiều câu ca dao, núi – sông thường đi liền với nhau, tạo nên một phong cảnh gợi cảm xúc thẩm mỹ:

Sông Tuần một dãy nông sờ

Hàm Rồng một dãy lờ mờ núi cao

Vui thay núi thẳm nông sâu

Thuyền đi hai dãy như sao hôm rằm

* *

*

Đường mô vui bằng đường Thượng Tứ

Cảnh mô đẹp bằng cảnh núi Ngự, sông Hương

Có rất nhiều câu ca dao trong đó núi – sông đi với nhau tạo nên một hình ảnh thống nhất về vẻ đẹp của thiên nhiên:

Núi Truồi ai đắp mà cao

Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu.

* *

*

Ai ơi đứng lại mà trông

Kìa núi Tam Đảo, kìa sông Tam Kì.

Dường như trong cảm thức dân gian, núi chỉ đẹp khi có sông và sông chỉ đẹp khi đi với núi. Sông với núi kết hợp thành một đôi SƠN THỦY như một nguồn cảm hứng của tình yêu hay của lòng tự hào về quê hương:

Sáng trăng dạo cẳng đi chơi

Dạo miền sơn thủy là nơi hữu tình.

* *

*

Nhìn xem phong cảnh làng ta

sơn thủy bao la hữu tình.

Từ cặp đôi núi sông, sơn thủy này đã hình thành nên biểu tượng nước non phổ biến trong ca dao:

Non kia ai đắp mà cao

Sông kia ai bới ai đào mà sâu

Nước non là nước non trời

Ai phân được nước ai dời được non.

Nước biếc non xanh trở thành dấu hiệu của vẻ đẹp phong cảnh, thành niềm tự hào về nét đẹp của mỗi vùng quê:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

* *

*

Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh

Đền Hùng Phú Thọ nước biếc non xanh hữu tình.

Vì sao trong ca dao cái đẹp của phong cảnh thường gắn với hình tượng “núi sông”, “sơn thủy”, “nước non”, “non xanh nước biếc”? Ở đây có thể có nhiều cách giải thích khác nhau. Trước hết chúng ta thấy trong sâu thẳm ý thức con người, những gì hài hòa thường là cơ sở tạo nên cảm giác đẹp, dễ chịu, ưa thích. Trong tư duy phương Đông, hài hòa lớn nhất là hài hòa giữa Âm và Dương. Từ cặp hài hòa Âm – Dương sẽ đẻ ra vô số cặp hài hòa khác, phổ biến nhất là những cặp hài hòa mang tính cân đối, đối xứng như kiểu: ngày – đêm, trên – dưới, trong – ngoài, lên – xuống, trưa - tối v.v... Trong ca dao có rất nhiều câu thơ thể hiện nét tư duy ấy:

Thương em như lá đài bi

Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương.

* *

*

Một người trên núi non Bồng

Một người dưới biển dốc lòng chờ nhau.

* *

*

Ngược xuôi lên thác xuống ghềnh

Chim kêu bên nọ, vượn trèo bên kia.

Núi - sông sở dĩ trở thành biểu tượng của vẻ đẹp phong cảnh bởi vì nó là cặp hài hòa lớn nhất, rõ rệt nhất, huống chi ngoài điều đó ra, ở nước ta núi - sông vốn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của con người, mọi công việc làm ăn, đói no, mọi sinh hoạt vui buồn đều gắn với sông, với núi; sông núi rất gần gũi, thân thiết với con người. Tất cả điều đó làm cho sông núi dễ trở thành biểu tượng tiêu biểu của cái đẹp phong cảnh thường được nhắc đến trong ca dao.

Ngoài ra, ở đây cũng còn một lí do nữa. Sở dĩ ca dao tả phong cảnh thường nói đến sơn - thủy, nước - non có lẽ một phần vì theo quan niệm cổ xưa của phương Đông, núi sông là cốt tủy của sự sống, núi không thể thiếu sông, sông cần phải có núi, thiếu một trong hai cái đó, sự sống không tồn tại, như dương thiếu âm, âm không có dương. Hình ảnh sông núi bên nhau bởi vậy trở thành tượng trưng cho vẻ đẹp của vũ trụ, của đất trời. Để giải thích vì sao tranh sơn thủy Trung Hoa thường vẽ cảnh núi sông, danh họa đời Bắc Tống Quách Hy đã viết: “…núi có sông thì sinh động, có cây cỏ thì đẹp tươi, có khói mây thì mỹ lệ. Sông lấy núi làm khuôn mặt, lấy đình, tạ làm vui mắt, lấy người câu cá làm tinh thần. Cho nên sông có núi thì đẹp… Đó là sự bố trí của núi sông”(6). Trong ý nghĩa ấy có thể nói những câu ca dao về thiên nhiên là những bức tranh sơn thủy.

Bên cạnhsơn thủy”,”nước non khi nói đến phong cảnh, trong ca dao còn thường gặp hai chữ “hữu tình”:

Nhìn xem phong cảnh làng ta

Có sơn, có thủy bao la hữu tình.

* *

*

Sáng trăng dạo cẳng đi chơi

Dạo miền sơn thủy là nơi hữu tình.

Ở đây vẻ đẹp của sơn thủy không chỉ còn là vẻ đẹp của sự hài hòa như bản chất của sự sống mà còn mang một sắc thái khác – sắc thái của tình yêu. Cảnh đẹp là cảnh phải có tình. Tình ở đây trước hết là tình yêu lứa đôi, có sơn có thủy, có mình có ta. Sơn thủy sở dĩ đẹp vì nó tượng trưng cho tình yêu, tượng trưng cho hình ảnh người con trai và người con gái cho sự sống có cặp có đôi:

Nước non, non nước khơi chừng

Ái ân đôi chữ, xin đừng xa nhau.

Chính từ cảm hứng về vẻ đẹp của nước non như biểu tượng của tình yêu trong ca dao, Tản Đà đã viết nên bài “Thề non nước” nổi tiếng:

Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non…

Như chúng ta thấy cảnh đẹp là cảnh “hữu tình”. Nhưng “hữu tình” không phải chỉ là đẹp. “Hữu tình” cũng không phải chỉ gắn với tình yêu:

Ở đây sơn thủy hữu tình

Có thuyền, có bến, có mình có ta.

* *

*

Đại Hoàng phong cảnh hữu tình

Của nhiều đất rộng, gái xinh, trai tài.

* *

*

Kim Liên phong cảnh hữu tình

Dương cơ cũng lịch, địa hình cũng vui.

“Hữu tình” còn gắn với hạnh phúc, no ấm, với độ phì nhiêu của đất đai, với cuộc sống tấp nập và với chính sự hiện diện đẹp đẽ của con người. Rõ ràng cả ở đây thẩm mỹ của dân gian rất nhất quán: cái đẹp luôn gắn với cái có ích. Nhưng ở đây cũng cho thấy một nét tính cách nữa của người Việt, đó là coi trọng chữ tình. Cảnh quí không phải chỉ đẹp mà còn phải hữu tình, hay nói cách khác, đẹp là phải hữu tình, khen một phong cảnh “hữu tình” thì không chỉ là khen nó mỹ miều mà còn khen nó vì nó gợi ra những liên tưởng về tình yêu hoặc cuộc sống no ấm. Chữ tình này là một đặc điểm nổi bật trong tính cách người Việt, thể hiện cả trong thị hiếu thẩm mỹ, trong tình yêu, trong cuộc sống và do đó cả trong văn học, trong ca dao:

Yêu nhau căn dặn đủ điều

Càng say về nết, càng yêu vì tình

* *

*

Sống mà chẳng có chữ tình

Thì em cũng quyết liều mình cho xong.

Tìm hiểu đặc điểm của thiên nhiên và phong cảnh như ngọn nguồn của cảm xúc về cái đẹp trong ca dao, chúng ta thấy những cảnh “hữu tình” thường là những cảnh động:

Ở đây phong cảnh vui thay

Trên chợ dưới bến lại có gốc cây hữu tình.

* *

*

Trên trời có đám mây vàng

Bên sông nước chảy có nàng quay tơ.

Người dân quê tuy cuộc sống vất vả, làm lụng cực nhọc, hứng chịu đủ hậu quả thiên tai và bất công xã hội, nhưng nhìn chung cái nhìn của họ về cuộc sống vẫn trong sáng, thấm đượm lòng yêu thiên nhiên, yêu đời. Không có cái nhìn ấy không thể ngắm và vui với phong cảnh quê hương. Niềm vui ấy làm cho cảnh vật trở nên sống động, linh hoạt, tràn đầy sinh khí:

Trời xanh dưới nước cũng xanh

Trên non gió thổi dưới gành sóng xao.

* *

*

Vì mây cho núi lên trời

Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng…

* *

*

Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng

Bên bờ vải nhãn hai làng

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

Thị hiếu thẩm mỹ dân gian bộc lộ ở đây không chỉ thể hiện cái nhìn lạc quan về cuộc sống. Trong gốc rễ sâu xa, nó gắn liền với vũ trụ quan của người dân quê, với ý niệm thô sơ về tự nhiên, xem sự sinh trưởng và vận động của vạn vật là sự sống và bản thân sự sống đã là đẹp. Đối với người dân quê, quả thực “cái đẹp là cuộc sống”. “Trên một mức độ nào đó, cây xào xạc, cành cây đu đưa, lá cây run rẩn cũng làm ta nghĩ đến cuộc sống của con người… Một phong cảnh đẹp là khi nó có hoạt khí”(7). Cái “hoạt khí” toát lên từ cảnh gió thổi, sóng xao, hoa cười, cá lội tung tăng chứng tỏ phong cảnh trong những câu ca dao trên tràn đầy sự sống và do đó theo thểm mỹ của những người dân quê, nó cũng tràn đầy cái đẹp.

Điều này cho phép chúng ta giải thích thêm một đặc điểm nữa của thiên nhiên và phong cảnh trong ca dao – đó là vì sao trong ca dao thường bắt gặp rất nhiều màu xanh:

Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

* *

*

Cát Chính có cây đa xanh

Có đường cái lớn chạy quanh trong làng.

* *

*

Dừa xanh trên bến hai hang

Dừa bao nhiêu trái thương chàng bấy nhiêu.

Không chỉ “rau xanh” (con cò lội bãi rau xanh/ Đắng cay chịu vậy than rằng cùng ai) mà còn có “sen xanh” (Xuống đầm ngắt lá sen xanh/ Thấy chim loan phượng đỗ cành xoan nâu), “nải chuối xanh” (Lọng vàng che nải chuối xanh/ Tiếc con chim phượng đậu nhành tre khô), rồi đến “đồng xanh” (Đường về Đông Việt loanh quanh/ Đồng xanh làng đẹp như tranh họa đồ), “rừng xanh” (Muốn tắm mát xuống ngọn sông Đào/ Muốn ăn sim chin thì vào rừng xanh), “núi xanh” (Chim khôn bay lượn ngang trời/ Trong non non biếc, trông người người xa).

Đáng chú ý là không chỉ đồng xanh, rừng xanh, mà cả biển cũng xanh, trời cũng xanh, mây xanh, sông xanh, nước xanh, hồ xanh, đến chim cũng xanh:

Rừng xanh cả biển cũng xanh

Để xem cây quế ngả cành về đâu.

* *

*

Trên trời có đám mây xanh

Có bông hoa lí, có nhành mẫu đơn.

* *

*

Sông xanh phẳng lặng nước đầy

Tình chung hai chữ nghĩa này giao hoan.

* *

*

Ai đi qua đò có biết

Dòng nước trong xanh biết là bao.

* *

*

Con chim nhạn xanh xếp cánh bay chuyền

Phận em là gái thuyền quyên má đào.

Sự đậm đặc của màu xanh trong ca dao rõ ràng là sự phản ánh màu sắc của thiên nhiên nước ta, một vùng đất nhiệt đới có nhiều cây xanh, nhiều rừng, nhiều cánh đồng trồng lúa và có bờ biển dài từ Bắc đến Nam. Nhưng không phải chỉ như vậy. Cây xanh, đồng xanh, rừng xanh luôn luôn là biểu tượng của sự sinh trưởng, tốt tươi, trù phú. Màu xanh ở đây không chỉ là màu của thiên nhiên mà còn là màu của sự sống. Màu xanh trở thành tượng trưng cho vẻ đẹp của tự nhiên tràn đầy sức sống. Màu xanh cũng thể hiện cái nhìn tươi mới, yêu đời của người dân quê đối với phong cảnh thiên nhiên, thể hiện một nét đáng yêu trong thẩm mỹ dân gian. Chính cái màu xanh ấy và cùng với nó là những rung động thẩm mỹ chứa đầy tình yêu sự sống đã đi vào sáng tác của văn chương bác học làm cho câu thơ mang đậm chất thẩm mỹ dân gian:

Cỏ xanh như khói bến Xuân tươi

Lại có mưa Xuân vỗ nước trời.

(Nguyễn Trãi)

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(Nguyễn Du)

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.

(Hàn Mặc Tử)

Cái đẹp thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn của ca dao. Nó là cái đẹp đầu tiên, cái đẹp có trước. Người có đẹp thì người cũng chỉ là một bộ phận của tự nhiên: “Người ta hoa đất”. Trong thẩm mỹ dân gian vẻ đẹp của con người và thiên nhiên hòa với nhau, tô điểm cho nhau, nhưng dường như cái đẹp của thiên nhiên vẫn cao hơn, như là thước đo, như là chuẩn mực:

Thấy em mắt phượng môi son

Mày ngài da tuyết đào non trên cành.

Điều này giải thích vì sao trong ca dao vẻ đẹp của con người thường được ví với cây, với lá, với hoa:

Em như cái búp hoa hồng

Anh giơ tay muốn bẻ về bồng nâng niu.

* *

*

Gái Dự Quần đẹp như hoa lí

Trai thanh tân có ý mà theo.

* *

*

Nhác trông thấy một bóng người

Răng đen nhưng nhức, miệng cười như hoa.

Vẻ đẹp của thiên nhiên tràn ngập trong ca dao, hiện lên trên phong cảnh, trên hình dáng và khuôn mặt con người. Thái độ đối với cái đẹp của thiên nhiên ấy vừa phản ánh vũ trụ quan thô sơ của người dân quê coi con người và thiên nhiên như là một, vừa nói lên tình yêu của họ đối với thiên nhiên, một tình yêu vừa có ý nghĩa mỹ học sâu sắc, vừa chứa đựng trong nó một nhãn quan về môi trường rất nhân văn và hiện đại.

Tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và phong cảnh trong ca dao chính là tìm hiểu cách con người cảm nhận vẻ đẹp của thế giới xung quanh, tìm hiểu đặc điểm của những rung động thẩm mỹ đã để lại dấu vết trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, trong cách đề cao, khen ngợi những cảnh vật được ưa thích. Từ những khảo sát bước đầu trên đây, chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên, trong đó có yêu cái đẹp của thiên nhiên, phong cảnh là một nét nổi bật trong tính cách người Việt. Đối với người dân quê, cảnh đẹp là cảnh có sơn có thủy, sông núi hài hòa, núi sông uốn lượng mềm mại, cảnh vật luân chuyển, hoạt động, tràn đầy sinh khí và sức sống (“xanh tươi”) nhưng cũng đầy tình tứ, gắn bó, tương thông với con người (“hữu tình”). Cảnh đẹp ấy bên cạnh hình dáng uyển chuyển và màu sắc tươi tắn còn là hình ảnh của ấm no, hạnh phúc. Trong thẩm mỹ của người dân quê, cái đẹp và cái có ích không loại bỏ nhau mà gắn chặt với nhau.

Nghệ thuật là nơi tập trung cao nhất quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, nhưng cái đẹp không chỉ có trong nghệ thuật.Cái đẹp có cả trong thiên nhiên trong phong cảnh. Rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên là một bộ phận trong kinh nghiệm thẩm mỹ của con người. Tìm hiểu những rung động thẩm mỹ thể hiện qua ca dao truyền thống cũng là một cách tiếp cận bản sắc văn hóa của người Việt và tìm hiểu cái đẹp của nghệ thuật. “Mỹ học tự nhiên sẽ cho chúng ta những cơ sở cần thiết để xây dựng triết học nghệ thuật”(8).

Chú thích:

(1) Hà Văn Tấn – Bản sắc văn hóa Việt cổ, trong sách: “Đến với lịch sử Văn hóa Việt Nam”, Nxb. Hội Nhà Văn, 2005, trang 151.

(2) Ca dao trích dẫn được lấy từ bộ sách: Nguyễn Xuân Kính, Kho tàng ca dao người Việt (2 tập), Nxb. Văn hóa Thông tin, 2001.

(3) Từ trong di sản… Nxb. Tác phẩm mới, HN, 1981, trang 32,62,76.

(4) Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Bốn phương, HN, 1951, trang 22.

(5) Xem Đinh Gia Khánh: Câu mở đầu trong ca dao,…. .

(6) Theo Lưu Cương Kỷ - Phạm Minh Hoa: Chu Dịch và Mỹ học, Nxb Văn hóa – Thông tin, HN, 2002, trang 46.

(7) N.G. Tchernyishevxki. Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật với hiện thực. Nxb. Văn hóa – Nghệ thuật, HN, 1962, trang 27,28.

(8) Vladimir Soloviev: Cái đẹp trong thiên nhiên, trong sách “Siêu lý tình yêu” (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb. Tri Thức, Hà Nội, tập 3, trang 9.

Bình luận (0)
NA
4 tháng 6 2018 lúc 21:00
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn náng hồng ban mai.
Số 2:

Cà Mau hãy đến mà coi,

Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lềnh tựa bánh canh.

Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.

Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành.

Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

Chỉ điều xe tám, đậu tư,

Anh đi Gia Định thư từ cho em.

Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô.

Bình luận (0)
LT
2 tháng 7 2018 lúc 18:22
1.Chiều Thu Quê Hương

Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá,
Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ
Tiếng lao xao như ai ngả nón chào.
Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao,
Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thẳm.
Chiều thu quê hương sao mà đằm thắm
Tôi bước giữa vườn, bạn với hàng cau
Hút nắng tơ vàng như những đài cao
Đứng lồng lộng, thu tiếng chiều vàng rợi.
Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi
Cùng với gà mẹ xoè cánh ấp con.
ở trước sân hà mấy đống gạch son,
Hố vôi trắng nằm đợi ngày xây dựng.
Trời thu trong em bé cười má ửng;
Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con.
Chiều thu vàng vàng rực cả tâm hồn
Của đất nước đang bồi da thắm thịt.
Gió biển mặn thổi về đây tha thiết;
Những con chim phơi phới cánh, chiều thu
Náo nức như triều, êm ả như ru…

2. Hương Đất

Chuồng bò bốc ấm mùi phân ủ
Mùi cỏ còn hăng xen cọng rơm
Nắng rọi phên thưa chiều rạo rực
Ngoài vườn luống cải hoa vàng đơm.

Mùi đất mùi phân nhuyễn với nhau
Mùi bùn vừa nạo dưới ao sâu
Chua chua ráp ráp mùi ngâm mạ
Nghe nứt mầm xanh mỗi tế bào.

Quen thuộc trời này với gió này
Chiều đông gió ửng những bàn tay,
Như nghìn ngọn lửa đang nhen nhúm
Cho một mùa xuân nhựa ấm đầy.

3. Đoàn Thuyền Đánh Cá

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

4. Cửa Sông

Mặt trời là trái chín cây
Cột buồm san sát, lưới đầy cửa sông
Bão xa chưa tạnh, mây đùn
Thuyền quây đánh lộng, mai hừng ra khơi.
Buồm về rộng mở cánh dơi
Gió chênh khoang cá lườn phơi nắng vàng
Cửa sông nửa cảng, nửa làng
Nửa cồn nửa biển dịu dàng mắt ai
Mênh mông cát mịn bãi dài
Tay người đan lưới nhẹ cài hoàng hôn.

5. Gió Lạnh Chiều Đông

Gió lạnh chiều đông nhớ tuổi thơ
Bầy chim chèo bẻo nấp bên bờ
Mênh mông nước bạc đồng sau gặt
Một nỗi buồn xa như sóng xô.

Chim ở đâu về sà chớp mắt
Chim vương nhựa chết hết bay rồi
Bắt chim nghe lạnh hai đầu cánh
Tưởng mặt trời se rụng đến nơi.

Tuổi nhỏ hắt hiu giữa cánh đồng
Nửa tràn sương núi, nửa hơi sông
Có gì ẩm ướt trong hồi tưởng
Như áo ngày mưa bặn bếp hong.

Gió lạnh chiều đông xui nhớ thuở
Bầy chim chèo bẻo nấp bên bờ
Hôm ta nấp, thơ giăng lưới
Bẫy tháng năm về, bắt tuổi thơ

6. Huế Vấn Vương

Xanh mượt bờ xanh Huế Huế ơi!
Cỏ cây đây đã hoá vườn trời
Người đi bước nhẹ không nghe tiếng
Mà nặng lòng yêu biết mấy mươi.

Huế hoa thiên lí mùi hương thoảng
Huế tím chiều thu dậy ước mơ
Mái đẩy câu hò ngân ánh nước
Sóng không trôi bởi luyến lưu bờ

Tuổi nhỏ đời ta Huế giữ không?
Cho ta xin lại những năm hồng
Cho ta trở lại ngày xưa cũ
Mới hái mùa thơ giữa độ bông.

Tình bạn tình yêu Huế khéo ương
Hoa xuân trái đậu tháng năm trường
Bâng khuâng nay nhện chiều giăng lưới
Bảng lảng lòng ai Huế vấn vương.

7. Mưa Xuân Trên Biển

Mưa xuân trên biển, thuyền yên chỗ
Tôm cá chắc đầy phiên chợ mai
Sắm tết thuyền về dăm khóm đỗ;
Đảo xa thâm thẩm vệt mưa dài.

Thuyền đậu thuyền đi hạ kín mui,
Lưa thưa mưa biển ấm chân trời.
Chiếc tàu chở đá về bến Cảng
Khói lẩn màu mây tưởng đảo khơi.

Em bé thuyền ai ra giỡn nước,
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm.
Biển bằng không có dòng xuôi ngược,
Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.

8. Nhớ Mẹ Năm Lụt

Năm ấy lụt to tận mái nhà
Mẹ con lên chạn – Bố đi xa
Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh
Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà.

Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc
Thương con lúc ấy biết gì hơn ?
Nước mà cao nữa không bè thúng
Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.

Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn
“Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”
Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng
Đáp lại từ xa một tiếng “ời”

Nước, nước… lạnh tê như số phận
Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau
Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn
Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.

Vậy đó mẹ ơi, đời của mẹ
Đường trơn bấu đất mẹ kiên gan
Nuôi con lớn giữa bao cay cực
Nước lụt đời lên mẹ cắn răng.

Năm ấy vườn cau long mấy gốc
Rầy đi một dạo, trái cau còi
Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc
Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi.

9. Sớm Mai Gà Gáy

Tiếng gà gáy ơi! Gà gáy ơi!
Nghe sao ấm áp tựa nghe đời
Tuổi thơ gà gáy ran đầu bếp
Trâu dậy trong ràn, em cựa nôi

Cha dậy đi cày trau kịp vụ,
Hút vang điếu thuốc khói mù bay.
Nhút cà, cơm ủ trong bồ trấu,
Chút cá kho tương mẹ vội bày.

Gà gáy nhà ta, gáy làng giềng
Ta nghe thuộc mỗi tiếng gà quen…
– Cha ơi, con chửa nghe gà chú!
– Nó cũng như mày hay ngủ quên.

Hàng cau mở ngọn đón ngày vào
Xóm nhỏ nép bên triền núi cao.
Gà lại gáy dồn thêm đợt nữa.
Nắng lên xoè quạt đỏ như mào.

Gà gáy ơi! Tiếng gà gáy ơi!
Nghe sao rạo rực buổi mai đời!
Thương cha lủi thủi không còn nữa
Chẳng sống bây giờ thôn xóm vui…

10. Say Mùa Hè

Ôi mùa hè sao mà rạo rực
Đã ve kêu: dầu phượng đỏ chưa về
Không khí bỗng xôn xao náo nức
Và lòng ta cũng thao thức trăm bề.

Những búp đa trên lề đường rụng thắm
Gọi trẻ em từ xa lắm, hè ơi!
Trời đất gọi, dẫu nhà cha mẹ cấm
Cũng ra đi – ve giục giã bồi hồi.

Yêu mùa xuân, lòng ta yêu lắm chứ
Nhưng mùa hè người mới thật mùa say
Trưa của ngày mặt trời cao tột đỉnh
Trưa của mùa, trời đất chín muồi đây.

Đời thân yêu, một ngày mai ta chết
Cho ta đi khi hè chói chang trưa
Để ta hiểu giã từ chưa phải hết
Nắm đất quen như hạt chín sang mùa.

11. Núi Bài Thơ

Vách đá bài thơ vạn thuở bền
Bút nghiên trời đất nét thiên nhiên
Khắc sâu lòng đá là chi nữa?
– Sóng gió, nào thơ có ngả nghiêng

12. Gió Chuyển Mùa

Đêm nay gió giữa hai mùa
Thổi sao vi vút, mây lùa một bên.
Mùa quê hương, tưởng đã quen,
Nửa đêm gió thổi, nằm yên được nào!

13. Hoa Giữa Nắng

Hoa chanh cánh tím mùi hương thoảng
Nở góc vườn em anh nhớ dai
Thơ giữa cuộc đời, hoa giữa nắng
Du xuân con bướm quạt hương dài.

14. Mây Trắng

Trời nóng đêm qua mây dậy ran
Ngỡ đàn trâu bạc phá tung ràn
Giữa hè ruộng vỡ mênh mông gió
Những luống cày xô nắng, chói chang.

15. Trăng Xuân

Đầu năm gió mát tựa hè
Nứt bung hoa gạo bốn bề trăng xuân
Sông là người đẹp khoả thân
Núi xanh mơn mởn bước gần bước xa
Lá ngôi lá mía rì rà
Áo đêm xuân khéo mượt mà dải tơ.

chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
BH
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết