Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt

NT

hãy lập bảng thống kê các nhân vật chính trong các văn bản truyện lớp 6 mà em đã học

STT tên văn bản nhân vật chính tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính

H24
1 tháng 6 2020 lúc 20:03

1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học:

STT

Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích)

Tác giả

Thể loại

Tóm tắt nội dung (đại ý)

1

Bài học đường đời đầu tiên

(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài

Truyện đồng thoại

Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận.

2

Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)

Đoàn Giỏi

Truyện dài

Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo.

3

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện ngắn

Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình.

4

Vượt thác (tríchQuê nội)

Võ Quảng

Truyện dài

Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn.

5

Buổi học cuối cùng

An -phông-xơ Đô-đê.

Truyện ngắn

Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng.

6

Cô Tô

Nguyễn Tuân

Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô.

7

Cây tre Việt Nam

Thép Mới

Cây tre - người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

8

Lòng yêu nước

I-li-a Ê-ren-bua

Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

9

Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng)

Duy Khán

Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.

III. Câu và cấu tạo câu:

1. Các thành phần chính của câu:

Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ

Vị ngữ

Chủ ngữ

Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.

- Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, làm sao? hoặc là gì ?

- Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

- Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

- Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì?...

- Thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

VD: Trên sân trường, chúng em đang vui đùa.

2. Cấu tạo câu:

Câu trần thuật đơn

Câu trần thuật đơn có từ là

Câu trần thuật đơn không có từ là

Khái niệm

Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

- Vị ngữ thường do từ kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)...cũng có thể làm vị ngữ.

- Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.

+ Câu miêu tả: chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm...của sự vật nêu ở chủ ngữ.

+ Câu tồn tại: vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật.

Ví dụ

Tôi đi về.

Mèn trêu chị Cốc/ là dại.

Chúng tôi đang vui đùa.

C/ TẬP LÀM VĂN: Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người

Dàn bài chung về văn tả cảnh

Dàn bài chung về văn tả người

1/ Mở bài

Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì? Ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh? Ấn tượng chung?

Giới thiệu người định tả: Tả ai? Người được tả có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung?

2/ Thân bài

a. Bao quát: Vị trí? Chiều cao hoặc diện tích? Hướng của cảnh? Cảnh vật xung quanh?

b. Tả chi tiết: (Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)

* Từ bên ngoài vào (từ xa): Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?...

* Đi vào bên trong (gần hơn): Vị trí quan sát? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?...

* Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy (rất gần): Cảnh nổi bật? Từ ngữ hình ảnh miêu tả...

a. Ngoại hình: Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục ?...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

b. Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp)

* Nghề nghiệp, việc làm (Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé: Học, chơi đùa, nói năng...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

* Sở thích, sự đam mê: Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

* Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh: Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động? (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

3/ Kết bài

Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc: Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân?...

Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?...

Chú ý:

Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết