Tập làm văn lớp 7

TN

hãy giải thích câu nói của nê lin học,học nữa, học mãi

MN
11 tháng 5 2019 lúc 9:30

Lê nin đã từng nói học học nữa học mãi, truyền thống đó đã ngấm vào máu thịt của con người Việt Nam, những truyền thống đó đã vẻ vang và tạo nên những truyền thống mang những giá trị lớn lao và mang ý nghĩa sâu là giáo dục mỗi người chúng ta.

Mỗi người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành đều cần phải có những kiến thức quan trọng nó không chỉ góp phần trong cuộc sống của chúng ta mà nó mở rộng tầm hiểu biết sâu rộng thầm kín trong mỗi con người chúng ta, những câu nói hay để lại giá trị cho cả một dân tộc đã là bài học quý giá và nó được xem như là liều thuốc tinh thần cảnh tỉnh và thúc dục chúng ta cần phải cố gắng học tập để cùng góp phần xây dựng một đất nước văn minh giàu đẹp hơn. Câu nói của Lên Nin trên đã tạo nên một nền tảng mạnh mẽ trong mỗi con người nó không chỉ tạo những giá trị lớn về lòng thức tỉnh chúng ta cần phải học tập và rèn luyện bản thân, ngoài ra chúng ta cũng cần tạo nên những niềm tin to lớn cho những tầm hiểu biết sâu rộng mà ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển vì vậy sự hiểu biết và vốn hiểu biết từ bên ngoài đã tác động đến mỗi con người chúng ta.

Học học nữa học mãi đó là một câu nói về sự học hỏi của chúng ta là không ngừng, nó tạo nên những niềm tin và những ý thức tự học của mỗi người, tầm quan trọng đó là một nền tảng tinh thần to lớn đã tác động đến con người chúng ta, chúng ra không chỉ dừng lại ở việc học bắt buộc trên chương trình mà chúng ta cũng cần phải có những thói quen tốt đó là tìm hiểu những kiến thức khác không ngừng học hỏi và phát triển bản thân một cách toàn diện, học học nữa học mãi con đường học là không bao giờ ngừng nghỉ, nó chỉ ngừng nghỉ khi chúng ta đã nhắm mắt xuôi tay những hành động đó chứng tỏ chúng ta biết nắm vững những kinh nghiệm mà ông cha ta đã để lại, học tập là vô cùng quan trọng chúng ta cần phải ý thức và cảnh giác được điều đó có như vậy mới phát triển bản thân một cách sâu rộng và vô cùng hấp dẫn tới sự chú ý của người khác.

Những kinh nghiệm quý báu đó đã được nhân dân ta tiếp thu và ngày càng có những tiếp thu mang tính tích cực hơn, chúng ta nắm được tầm quan trọng của nó vì vậy trong quá trình phát triển nó chúng ta cần phải có những niềm tin tươi sáng và tốt đẹp về một thời kì của dân tộc Việt Nam, mỗi người đều cần phải ra sức học tập có học tập mới nâng cao được tri thức của mình, nó góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí. Mỗi ngày chúng ra đều cần phải học tập cho bản thân, nó góp phần làm cho bản thân ngày càng giàu đẹp và văn minh hơn, những điều đó không chỉ đem lại những điều thật sự tuyệt vời mà nó có ý nghĩa rất sâu sắc.

Mỗi người đều cần phải học hỏi và phát huy những kinh nghiệm của bản thân qua đó cùng góp phần xây sựng một đất nước giàu đẹp và văn minh lịch sụ hơn. Chúng ta không chỉ học và hoàn thành những chương trình bắt buộc trên lớp mà chúng ta cần phải học hỏi nhiều kiến thức khác không chỉ những kiến thức trên sách vở mà chúng ta cần phải học hỏi những kiến thức ngoài thực tế nó đem lại cho chúng at một tầm hiểu biết mới sâu rộng hơn, mang cho chúng ta một tầm hiểu biết toàn diện và trong đó con người cần phải học và học nữa học mãi, học không ngừng nghỉ và điều đó mới tạo cho chúng ta có một thói quen tốt từ đó giúp chúng ta phát triển bản thân toàn diện và nó gắn bó chặt chẽ tới con người và nhiều những vấn đề mang tính chất quan trọng và nó ảnh hưởng sâu sắc tới mỗi con người chúng ta.

Học học nữa học mãi là câu nói mà vị lãnh tụ Lê Nin đã để lại nó vừa có ý nghĩa giáo dục ý thức tự học và tìm hiểu của con người, qua đó còn thức tỉnh những con người chúng ta có ý thức hơn trong việc rèn luyện để có thể tự mình học hỏi và phát triển được những vốn kiến thức và tầm hiểu biết mang tính hiệu quả và tích cực đến con người, mỗi chúng ta đều phải tự phát triển bản thân trên đà phát triển của xã hội, khi xã hội ngày càng phát triển con người thường có những xu hướng đó là lệ thuộc vào công nghệ mà không chịu học hỏi tiếp thu những điều đó có ý nghĩa tiếp thu và sự thức tỉnh sâu sắc, chúng ta cần phải ý thức được một điều rằng khi xã hội ngày càng văn minh lịch sự thì con người càng phải có những hiểu biết riêng nó tạo nên một thói quen tốt và lịch sụ của con người.

Câu nói đó như một lời nhắn nhủ và nó là kim chỉ lan để chúng ta học tập và phát huy, câu nói đó đã để lại bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta về tinh thần tự học tập và phát huy theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những truyền thống đó sẽ được người đời lưu giữ và bảo tồn phát triển hơn.

Bình luận (0)
TV
11 tháng 5 2019 lúc 9:32

Con người có thể tìm thấy nguồn tri thức rộng lớn cho mình từ những cái mà họ bắt đầu. Và để phát triển toàn diện hơn nữa. Nguồn tri thức rộng lớn ấy đã khởi nguồn trong tiềm thức con người cái gọi là tri thức sáng tạo và tìm hiểu- cái gọi là học tập. Con người đã định hướng được tầm quan trọng của việc học từ thời xa xưa, những tri thức ấy dần dà được tích lũy và truyền đạt cho thế hệ ngày nay. Và việc học có tầm quan trọng vô cùng lớn lao. Vì ý thức được tầm quan trọng ấy của việc học, Lê-nin đã đưa ra một câu nói: “học, học nữa, học mãi”. Xét cho cùng, cái ý nghĩa nằm trong đó chứa đựng rất nhiều điều.

Câu nói đó chính là một lời khuyên, một quan niệm đúng đắn. Điều quan trọng mà việc học mang lại chính là tri thức, một thứ tri thức lớn lao, thứ tri thức quý giá của nhân loại. Thứ tri thức ấy góp phần định hướng khả năng của mỗi người, đưa con người tới bờ cõi của sáng tạo, tìm tòi và khám phá. Nó là điểm đến có giới hạn đối với sức của mỗi người mà họ tự đặt mục tiêu cho mình, để có sự cố gắng học thật nhiều hơn nữa.

Và đối với con người, sức học của họ luôn luôn có giới hạn, nhưng nguồn tri thức mãi mãi không có dấu chấm hết.

Câu nói của Lê-nin, xét cho cùng thì đó chính là chân lí của học tập, rằng việc học chưa bao giờ là trọn vẹn, chưa bao giờ là có giới hạn. Con người cho dù có học đến mấy đi chăng nữa thì nguồn kiến thức mà họ nhận được mãi mãi không bao giờ đầy, và tất nhiên là cũng không khi nào là đủ cả. Nhưng mỗi người không thể nào không cố gắng tích lũy những kiến thức của mình mà bỏ mặc nó, coi như không màng tới, như vậy là chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội được học, được sáng tạo. Câu nói đó muốn khuyên con người phải biết cố gắng học tập, tìm hiểu, dù ít, dù nhiều, cũng là kinh nghiệm sống lớn lao cho đường đời sau này.

Mgid

Trong câu nói, cái “học” ở đây chứa đựng một hàm ý bao quát của việc học, nhưng cũng không là sự đơn thuần của việc học. “Học” không chỉ đơn thuần là tích lũy thật nhiều kiến thức, mà nó còn là sự trau dồi, học hỏi thêm về lối sống đạo đức, những cái hay, cái đẹp của cuộc sống, con người từ trước đến nay được hình thành qua nhiều thế hệ. Đạo đức và nhân phẩm con người là một điều không thể thiếu, vì thế, cái đó cũng cần phải học, và cái đó cũng được coi là một thứ kiến thức sống tốt đẹp mà ai cũng phải học hỏi. Câu nói của Lê-nin muốn nhấn mạnh về những tri thức trong cuộc sống, nó chưa bao giờ có hạn, con người cũng không thể tự nhận thấy những thứ mình học đã đủ, họ cần phải nhận ra, mọi điều họ biết duy chỉ là một hạt cát nhỏ trong nguồn tri thứ vô tận không điểm dừng của nhân loại, của sự sống. Vì thế, ngày nào còn sống, ngày nào còn thấy mình còn sức thì hãy cứ học, hãy cứ tiếp thu những cái mới trong cuộc sống. Cuộc đời con người là cả một quá trình học tập. chưa bao giờ ngừng sáng tạo, ngừng ý tưởng, ngừng đấu tranh, nó là một cuộc đời cần có những việc làm có ý nghĩa, khoan hãy dừng lại và buông xuôi, để thấy chính mình có thể học và làm việc, thấy mình là người không sống một cách vô nghĩa.

Và một người, nếu như không chịu khó học tập, không nhận ra chân lí của việc học, bỏ quên kiến thức và cơ hội được tích lũy kinh nghiệm cho chính họ thì cả cuộc đời chỉ sống trong thế giới kiến thức hạn hẹp, giới hạn trong tâm tưởng, tầm nhìn về xã hội, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, nghèo nàn và trở nên nhàm chán. Ngược lại, một người, nếu biết cố gắng nắm bắt cơ hội học hỏi thật nhiều, tích lũy kiến thức, mở lối cho tri thức của chính họ, thì họ sẽ luôn nhận thấy sự hứng thú tìm hiểu nhiều hơn, cuộc sống từ đó đối với họ là mỗi một trải nghiệm mới hơn, không bao giờ là cũ.

Con người cần học tập để có thể làm được nhiều việc có ích cho xã hội và cho bản thân, cuộc sống là vô nghĩa nếu như không biết đấu tranh cho việc học tập, ngừng tìm hiểu về cuộc sống, về tri thức tức là tự mình bỏ qua cách sống thật sự ý nghĩa, thật sự trọn vẹn.

Nhận ra được chân lí trong câu nói của Lê-nin, là chúng ta đã phần nào định hình cho mình một cuộc sống mà tự mình nhận ra nó thú vị, luôn luôn mới mẻ. Học nữa, và học mãi chính là chân lí cho việc tìm hiểu nhiều hơn, mỗi chúng ta nếu không cố gắng học tập, thì đã tự giam mình vào một cái lồng của thứ kiến thức nhỏ bé, thứ kiến thức không có giá trị.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CM
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
BH
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết