Giúp em giải chi tiết với ạ . Tuy hơi nhiều nhưng ai biết câu nào thìchỉ em câu đó . Cảm ơn nhiều ạ !!!!
Bài 1 : Một vật có khối lượng 4 kg chịu tác dụng của một lực overrightarrow{F} không đổi . Biết vật chuyển động thẳng nhanh dần đều , trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là 2s thì quãng đường sau dài hơn quãng đường trước 4m . Tính độ lớn của lực F .
Bài 2 : Vật có trọng lương 60N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa vật và mặt bàn là 0,5 . Người ta kéo...
Đọc tiếp
Giúp em giải chi tiết với ạ . Tuy hơi nhiều nhưng ai biết câu nào thìchỉ em câu đó . Cảm ơn nhiều ạ !!!!
Bài 1 : Một vật có khối lượng 4 kg chịu tác dụng của một lực \(\overrightarrow{F}\) không đổi . Biết vật chuyển động thẳng nhanh dần đều , trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là 2s thì quãng đường sau dài hơn quãng đường trước 4m . Tính độ lớn của lực F .
Bài 2 : Vật có trọng lương 60N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa vật và mặt bàn là 0,5 . Người ta kéo với 1 lực nằm ngng F=20N . Khi đó lực ma sát giữa vật và mặt bàn là bao nhiêu ?
Bài 3 : Hai học sinh cùng kéo một lực kế . Số chỉ của lực kế sẽ là bao nhiêu nếu mỗi học sinh đã kéo bằng lực 10N ( Mỗi em một đầu )
Bài 4 : Một vật có khối lượng m = 1kg chuyển động với vận tốc 5m/s đến va chạm vào vật thức 2 đang đứng yên . Sau va chạm vật thứ nhất chuyển động ngược lại với vận tốc 1m/s , còn vật thứ 2 chuyển động với vận tốc 2m/s . khối lượng của vật thứ 2 là bao nhiêu ?
Bài 5 : Hai quả cầu đồng chất đặt cách nhau một khoảng nhất định nào đó . Nếu bào mòn đều sao cho bán kính mỗi quả cầu giảm đi 3 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ giảm đi bao nhiêu ?
Bài 6 : Một vật nhỏ có khối lượng m . Nếu đặt vật trên mặt đất thì nó có trọng lượng là 12N . Biết Trái Đất có bán kính R , để vật có trọng lượng là 3N thì phải đặt vật ở độ cao nào so với tâm Trái Đất ?
Bài 7 : Điều gì sẽ xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực ép giữa 2 mặt tiếp xúc tăng lên ?
A. Tăng lên B. Giảm đi C.Không thay đổi D. Chưa biết được
Bài 8 : Đơn vị của hằng số hấp dẫn G là :
A . \(\dfrac{m^3}{kg.s^2}\) B.\(\dfrac{N.m}{kg^2}\) C. \(\dfrac{N.kg^2}{m^2}\) D.\(\dfrac{N.m}{kg}\)