Trồng trọt

LC

Giong cây trồng có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất,chất lượng sản phẩm cây trồng?

Nêu ví dụ chứng tỏ những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng,phát triển của cây

Thực hiện các biện pháo kĩ thuật trong gieo trồng,chăm sóc và phòng trừ sâu,bệnh hại cây trồng có tác dụng như thế nào?

DH
21 tháng 8 2019 lúc 8:32

Ý 3:

Diệt trừ mầm mống, nơi ẩn náu của sâu bệnh

Tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh

Tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây

Làm giảm sự sinh trưởng của sâu, bệnh

Hạn chế sâu, bệnh

Bình luận (0)
XY
21 tháng 8 2019 lúc 8:34

Câu 2 :

- Cá rô phi Việt Nam chết ở dưới 5,6°C và trên 42°C, sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở 30°C.

- Thiếu vitamin A mắt trẻ em bị khô giác mạc.

- Thức ăn thiếu prôtêin động vật gầy yếu, chậm lớn và dễ mắc bệnh.


Bình luận (1)
XY
21 tháng 8 2019 lúc 8:36

Câu 3 :

Phòng trừ tổng hợp dịch bệnh hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp một cách hợp lý nhằm phát huy ưu điểm của từng biện pháp, khắc phục nhược điểm nếu có. Với mục đích làm cho cây trồng khỏe, bảo tồn thiên địch, phát hiện sâu bệnh kịp thời và giúp nông dân trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Nắm vững kiến thức để có thể áp dụng thực tiễn cũng như phổ biến cho người khác. Phòng trừ tổng hợp gồm 5 biện pháp chính như sau: 1. Biện pháp kỹ thuật:

Biện pháp kỹ thuật là một trong những biện pháp phòng trừ chủ yếu nhất. Cụ thể là cày bừa, vệ sinh đồng ruộng, bón phân, tưới nước, luân canh cây trồng,…

Cày bừa: tác dụng diệt trừ sâu hại trong đất. Vệ sinh đồng ruộng: phá hủy nới ẩn nấp của sâu bệnh. Phân bón, tưới tiêu: giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nâng cao khả năng kháng bệnh. Luân canh cây trồng: không cho sâu bệnh sống lâu với một loại cây trồng. Kiểm tra thường xuyên: nhằm phát hiện sâu bệnh kịp thời. Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện. Nhược điểm: hiệu quả khá lâu, khó ngăn chặn khi sâu, bệnh phát triển thành dịch. 2. Biện pháp sinh học:

Là biện pháp sử dụng vi sinh vật, các sản phẩm vi sinh để ngăn chặn dịch hại và giảm thiệt hại do sâu, bệnh gây ra. Tham khảo phương pháp cải tạo đất phòng trừ nấm bệnh gây hại tại đây

Ưu điểm: sử dụng an toàn, thân thiện với môi trường. Nhược điểm: khó áp dụng và chuyển đổi, có ảnh hưởng bởi thiên nhiên. 3. Chọn giống kháng sâu, bệnh:

Là biện pháp sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại.

Ưu điểm: không gây hại đến môi trường. Nhược điểm: tạo giống khó khăn, giống còn hạn chế. 4. Biện pháp tác động cơ giới, vật lý:

Đây là biện pháp quan trọng. Cụ thể là các biện pháp như bẫy ánh sáng, mùi vị, bắt vợt hoặc bằng tay,…

Ưu điểm: diệt trừ dịch hại trực tiếp, dễ tiến hành. Nhược điểm: khó thực hiện với dịch lớn. 5. Biện pháp điều hòa:

Là biện pháp giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở một mức độ nhất định nhằm giữ cân bằng sinh thái.

Ưu điểm: Giữ cân bằng sinh thái. Nhược điểm: đòi hỏi kiến thức rộng hơn, hiểu rõ về hệ sinh thái cây trồng. Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch bệnh hại cây trồng ?

Hiện nay có rất nhiều bà con sử dụng biện pháp hóa học để diệt trừ sâu bệnh mà không dùng các biện pháp tổng hợp trên. Ngoài sự tác động của các hoạt chất hóa học gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái thì có 4 lý do cho thấy cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại:

Sâu bệnh có thể kháng lại thuốc trừ sâu hóa học: Khi hóa chất được sử dụng nhiều lần, sâu bệnh có thể phát triển tính kháng thuốc trừ sâu. Thông qua lựa chọn tự nhiên, nơi các sâu bệnh tồn tại khi áp dụng các hóa chất sẽ chuyển gen của chúng tới con cái. Điều này dẫn đến việc tạo ra sâu “siêu cường”. Sâu “siêu cường” khó tiêu diệt hơn và gây thiệt hại nhiều hơn.

Duy trì cân bằng hệ sinh thái: Sử dụng thuốc trừ sâu sẽ gây hại đến hệ sinh thái, đặc biệt là vi sinh vật và các loài thiên địch. Ngược lại khi áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trừ có thể diệt trừ sâu bọ trong khi đó không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các sinh vật có lợi.

Phòng trừ dịch hại tổng hợp sẽ khiến khả năng xuất hiện dịch hại thấp.

Bảo vệ sức khỏe con người: Khi sử dụng thuốc trừ sâu lên cây trồng sẽ khiến chúng nhiễm “độc”. “Độc” này có thể biến mất theo thời gian nhưng có trường hợp nó không biến mất. Người ăn phải thức ăn chứa “độc” này sẽ bị bệnh, khả năng ung thư trên người cũng sẽ tăng.

Bình luận (0)
XY
21 tháng 8 2019 lúc 8:41

Câu 1 :

- Ảnh hưởng tới năng xuất, khả năng chống chịu của cây trồng.

- Khả năng sinh trưởng và cho ra sản phẩm.

Bình luận (0)
VT
21 tháng 8 2019 lúc 10:04

a)

+ Ảnh hưởng tới năng xuất, phẩm chất và khả năng chống chịu sâu, bệnh, hạn hán....của cây trồng.

+ Khả năng sinh trưởng, phát trển và cho ra nắng xuất , chất lượng sản phẩm khác nhau.

b)

Ví dụ: cây lúa nếu mà lạnh quá thì cây lúa sẽ không thể phát triển được ==> làm giảm năng suốt giống cây trồng.

c)

+ Thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật trong gieo trồng , chăm sóc và phòng trừ sâu,bệnh hại cây trồng giúp cây phát triển tốt, khỏe mạnh và cho năng suất cao.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
QH
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết