Văn bản ngữ văn 7

TX

Giới thiệu về tác giả Phạm Duy Tốn và tác phẩm "Sống chết mặc bay"

DC
15 tháng 8 2017 lúc 7:04

*Tác giả:Phạm Duy Tốn là một trong những nhà văn mở đầu cho văn xuôi hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX.Nội dung văn chương của ông chủ yếu phơi bày thực trạng thối nát, bất công của xã hội thuộc địa nửa phong kiến.Ông đã viết nhiều truyện ngắn:Nước đời lắm nỗi,Bực mình,Con người Sở khanh...Sáng tác của Phạm Duy Tốn xúc động lòng người bằng nghệ thuật tả chân thật những hiện tượng mà ông quan sát được

*Tác phẩm:"Sống chết mặc bay"được in lần đầu trên tạp chí Nam Phong,số 18 xuất bản năm 1918.Đây là một trong những truyện ngắn đầu tiên của nền văn xuôi Việt Nam được viết bằng chữ Quốc ngữ."Sống chết mặc bay"là 1 truyện ngắn được coi là bông hoa đầu mùa của nền văn xuôi hiện đại VN.

Bình luận (0)
EJ
15 tháng 8 2017 lúc 10:16

Phạm Duy Tốn (1881 – 25 tháng 2 năm 1924) là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở toà Thống sứ Bắc Kỳ. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối tây phương của văn học Việt Nam. Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An.[1] Một trong những người con của Phạm Duy Tốn là nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy.

Sống chết mặc bay được xếp vào thể loại truyện ngắn. Ở Việt Nam, khoảng đầu thế kỉ XX, khái niệm này còn khá mới mẻ. Thời trung đại cũng đã có truyện hoặc các tác phẩm có tính chất tự sự nhưng không có tác phẩm nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, đặc trưng cơ bản nhất của nó là ngắn. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn không hoàn toàn quyết định tính chất thể loại. Như trên đã nói, nhiều tác phẩm (có tính tự sự) thời trung đại nhưng không thể xếp vào loại truyện ngắn bởi ngoài tính chất về dung lượng, truyện ngắn còn có một số đặc trưng khác.
Khác với các truyện dài (ví dụ: tiểu thuyết) và truyện vừa thường tái hiện trọn vẹn cuộc đời một nhân vật, một sự kiện, hoàn cảnh,... truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc, một hiện tượng nổi bật (cũng có thể khác thường) của cuộc sống. Để đảm bảo với một dung lượng nhỏ mà chuyển tải được những ý nghĩa lớn, ngôn ngữ truyện ngắn phải hàm súc đến mức tối đa. Các chi tiết "thừa" (đối với việc thể hiện nội dung cốt truyện), các chi tiết rườm rà đều bị lược bỏ để tập trung vào những chi tiết chủ yếu nhất. Trong truyện ngắn, dường như hiện thực đời sống đã được "nén" chặt lại nhằm mục đích khắc hoạ nổi bật một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VC
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
AL
Xem chi tiết