Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tập làm văn lớp 7

NN

Giải thích câu tục ngữ:"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thuong nhau cùng"

NS
28 tháng 3 2018 lúc 21:21

Cho bạn mấy cái link để tham khảo nek:

Giải thích câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một ...

giải nghĩa câu tục ngữ nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong ...

Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương ...

Giải thích câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một ...

Giải thích câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương ... - Văn mẫu hay

Giải thích câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một ...

Bình luận (0)
NH
28 tháng 3 2018 lúc 22:07

Trong kho tàng ca dao tục ngữ VN có câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" Câu ca dao này đã nêu lên được tình yêu thương và đoàn kết dân tộc. Bên cạnh đó còn có một câu ca dao cũng nói lên điều này và đồng thời cũng là câu mà em yêu thích nhất, đó là : "Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng" Đầu tiên, ta phải hiểu ở đây "nhiễu điều" và "giá gương" có nghĩa là gì? Nhiễu điều là một tấm vải lụa đẹp và có giá trị. Giá gương là vật dụng đặt trên bàn thờ tổ tiên, là một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất thường được thiết vàng. Vậy, nhiễu điều phủ lấy giá gương để làm gì? Nhiễu điều phủ lên giá gương để bảo vệ cho giá gương được sáng trong, đẹp đẽ và trang trọng. Còn nhiễu điều thì phô ra được vẻ đẹp của mình. Người trong một nước cũng vậy, cũng có mối quan hệ như nhiễu điều và giá gương nên phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Tác giả của câu ca dao này đã mượn hình ảnh cụ thể về nhiễu điều và giá gương nhân dân ta đã nêu đượcmột bài học đạo lí có giá trị giáo dục rất sâu sắc: Người dân trong cùng một đất nước thì phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn cũng như lúc bình thường. Chắc tới đây cá bạn sẽ đặt ra câu hỏi là:" Tại sao người trong cùng một đất nước phải thương nhau cùng?". Tại sao ư? Vì chúng ta cùng chung một cội nguồn Con Rồng cháu tiên, Cùng chung một nền văn hóa lâu đời, chung lịch sử và truyền thống. Huyền thoại bọc trăm trứng là một minh chứng cho lời ca:" Người trong một nước phải thương nhau cùng." Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần phải tránh quan điểm:" Đèn nhà ai người ấy rạng", có thái độ dửng dưng trước nỗi đau của họ hàng, làng xóm,... Mà ngược lại chúng ta phải thể hiện tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ đồng bào Tây Nguyên đã từng" Hạt muối cắn đôi" với anh bộ đội cụ Hồ. Tình người, tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của lòng yêu nước, tạo nên sức mạnhđể vượt qua khó khăn gian khổ, chiến thắng thù trong giặc ngoài. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc đã được biểu hiện qua những việc làm cụ thể như: nhường cơm sẻ áo; giúp thuốc men, lương thực cho nhau khi gặp thiên tai dịch bệnh; giúp đồng bào Miền Trung ngăn lũ lụt; chăm lo cho những người già neo đơn, những em nhỏ cư nhỡ,... Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số người luôn thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là những khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe hay gặp tai nạn nhưng không ai chịu dừng lại dừng lại vài phút thậm chí còn vây quanh họ khiến họ rất khó xử. Hay những cánh tay nỡ lòng nào mà xua đuổi đi những em bé ăn xin tội nghiệp,... Con người ngày càng ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến mình, sợ bị lừa, sợ bị hại. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là một ít người trong xã hội mà thôi. Chúng ta vẫn có thể giúp họ thay đổi, giúp họ mở rộng trái tim, nâng cao tình cảm hơn,... như thế sẽ giúp đất nước ngày càng phát triển. Nhân dân ta nên sống có lòng nhân hậu, yêu thương và đoàn kết. Dù trên lãnh thổ của chúng ta có nhiều thứ tiếng khác nhau nhưng 54 dân tộc VN vẫn luôn anh em, mỗi người luôn là một thành viên không thể thiếu trong đại gia đình VN. Đó là những điều mà câu ca dao đã muốn nói với chúng ta. Hãy cùng nhau đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau để giúp đất nước chúng ta ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu như những gì Bác Hồ dã mong đợi ở chúng ta.

Chúc bạn học tốt, có thể có và lỗi sai chính tả mình mong bạn bỏ qua.

Bình luận (0)
LH
3 tháng 5 2018 lúc 14:49

Bài làm:

T/thần tương thân tương ái, t/thống tốt đẹp ngàn đời của d/tộc VN. Tinh thần ấy được đúc kết, tích lũy và phát huy cho đến ngày hôm nay. Ông cha ta đã luôn nhắc nhở con cháu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Vậy câu ca dao trên có nghĩa như thế nào? “Nhiễu điều” là loại vải màu đỏ mềm, mịn. Hiểu một cách đơn giản thì là tấm vải quý phủ lên giá gương để bảo vệ gương khỏi những ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như bụi nắng,... Hình ảnh tấm vải quý giá, đẹp đẽ bao bọc, che chở để tấm gương mãi sáng trong, lành lặn là một hình ảnh đẹp của sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Từ hình ảnh giản dị đó, ông cha ta đưa ra lời khuyên: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Người trong một nước cũng cần như nhiễu như gương, phải biết che chở, bao bọc cho nhau trong c/sống, “phải thương nhau cùng”. Chẳng những nhiễu giữ cho gương được sạch, trong sáng mà đến lượt mình, gương cũng giúp nhiễu phô được vẻ đẹp của nó. Câu ca dao tuy g/dị, mộc mạc nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Từ câu chuyện của “nhiễu điều”, “giá gương”, ông cha ta hướng tới lẽ sống tốt đẹp trong mối quan hệ giữa người và người. Con người cần phải yêu thương, đùm bọc, đoàn kết, chia bùi sẻ ngọt cùng nhau. Đó là đạo lý làm người của con người Việt Nam ta từ bao đời nay.

Vậy tại sao “người trong một nước phải thương nhau cùng”? Tự thuở xa xưa, con người Việt Nam đã có t/thuyết Con rồng cháu tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Lạc Việt. Chúng ta là anh em nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà n/dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau. Mặt khác, cuộc sống có rất nhiều khó khăn, vất vả. Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chủ yếu dựa vào nghề nông, hằng năm lại gặp nhiều thiên tai nên “thương nhau cùng” là điều tất yếu. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người có thể tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Không những thế “thương nhau cùng” để cùng nhau đánh đuổi giặc ngoại xâm, để cùng đưa đất nước tiến lên… Nhân dân ta hàng nghìn năm qua đã yêu thương, đoàn kết như thế để đánh đuổi giặc Minh, giặc Thanh, giặc Pháp, giặc Mĩ; đã thương nhau để tạo nên những quỹ “Vì người nghèo’, những chương trình “Nối vòng tay lớn”,… giúp nhau vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Có thể khẳng định, yêu thương, đ/kết, tương trọ lẫn nhau đã, đang và sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao để cả dân tộc vượt qua sự đói nghèo, lạc hậu và cùng nhau phát triển.

Lời nhắn nhủ, khuyên bảo yêu thương, đ/kết còn đc nhắc đến qua nhiều c/dao, tục ngữ:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…

Vậy ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? Đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đ/giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta g/bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. T/giới ngoài kia đang đầy rẫy những bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được g/đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, x/hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười h/phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những h/động x/hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc b/vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho t/giới này trở nên v/minh hơn, tốt đẹp hơn. Là h/s, chúng ta thể hiện tình yêu thương bằng những h/động cụ thể và thiết thực nhất như ủng hộ bão lụt, tham gia ủng hộ “Tiếp sức đến trường”, “Quà Tết giúp bạn vui xuân’,... cùng bố mẹ đi từ thiện ở các trại trẻ mồ côi,…

Câu ca dao trên ngoài việc răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
VA
Xem chi tiết