Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

HN

Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ??

TA
24 tháng 2 2017 lúc 20:28

-Để góp phần giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, em sẽ:

+Bảo vệ, giữ gìn di dản văn hóa

+Thức hiện các biện pháp, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa

+Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hay các cơ quan nhà nước khi di sản văn hòa bị mất hoặc có nguy cơ bị hủy hoại

+Thực hiện quy định của pháp luật về việc bảo vệ di sản văn hóa,di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Bình luận (0)
NT
25 tháng 2 2017 lúc 19:15

+ Phát hiện cổ vật,bảo vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm

+ Giữ gìn sạnh đẹp di tích,danh lam thắng cảnh

+ Nhắc nhở mọi người giữ gìn,bảo vệ di sản văn hóa

+ Tổ chức tham quan , tìm hiểu di tích lịch sử

+ Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật

+ Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hóa

Bình luận (7)
LG
24 tháng 2 2017 lúc 19:36

Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:

+ Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

+ Không vứt rác bừa bãi

+ Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

+ Tham gia các lễ hội truyền thống.

Bình luận (5)
PL
24 tháng 2 2017 lúc 19:44


Di sản văn hóa không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, mà còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Di sản văn hóa là một lĩnh vực được quan tâm đặc biệt, huy động được nhiều sự đóng góp của nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị. Nhà nước ta từ Trung ương đến địa phương đã ban hành các văn bản về quản lý di sản. Nhiều đề tài khoa học, nhiều dự án quy hoạch được thực hiện; nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật truyền thống, diễn xướng dân gian được khôi phục, bảo tồn, khai thác và phát huy; một số di sản văn hóa phi vật thể nằm ở tầng sâu của văn hóa dân gian đã được nghiên cứu, khôi phục và trở thành di sản văn hóa thế giới như: Hát Xoan Phú Thọ; Ca trù Việt Nam và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương…

Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng còn nhiều bất cập. Nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể và sự xuống cấp của các di tích lịch sử vẫn còn ở mức báo động; việc phát huy giá trị các lễ hội truyền thống còn nhiều hạn chế, hiện tượng thương mại hóa trong lễ hội chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả; sự hạn hẹp về kinh phí để bổ sung hiện vật cho bảo tàng; nạn trộm cắp, buôn bán cổ vật vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng lấn chiếm di tích, danh lam, thắng cảnh; hiện tượng xây dựng trái phép, tu bổ di tích sai nguyên tắc chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời…

Trong khi cuộc sống xã hội ngày càng sôi động, thì không gian dành cho các loại hình văn hóa truyền thống ngày càng thu hẹp hoặc bị thay đổi. Giới trẻ hiện nay số đông không hiểu hết giá trị của các di sản văn hóa, mà có xu hướng ưa chuộng những hình thức nghệ thuật mới, hiện đại, ít quan tâm tìm hiểu cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy được các giá trị của di sản văn hóa đã có lúc trở thành nguy cơ tiềm ẩn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Thực tiễn đã chứng minh không ai có thể giữ gìn di sản văn hóa tốt hơn, hiệu quả hơn chính chủ nhân của các loại hình di sản văn hóa ấy. Di sản văn hóa không thể đứng ngoài sinh hoạt của cộng đồng dân cư, hoặc đứng ngoài không gian văn hóa của nó. Ðể có thể duy trì sức sống cho di sản văn hóa vốn đã được nhân loại tôn vinh, thì trước hết, các di sản văn hóa ấy phải được bảo tồn như nó vốn có, phải được "sống", được tôn vinh, được người dân thừa nhận ngay trong chính đời sống của cộng đồng. Cho nên, cần ứng xử với di sản văn hóa bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp, bằng cái cảm sự tinh túy các di sản văn hóa.

Muốn có được điều ấy, chúng ta cần tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục sự hiểu biết các tri thức văn hóa nói chung và di sản văn hóa dân tộc nói riêng, từ đó khơi dậy và nhân lên niềm đam mê, ý thức bảo vệ di sản trong thế hệ trẻ. Phương thức giáo dục của chúng ta từ xưa đến nay là gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với địa phương. Nội dung các môn học đều có đề cập đến giáo dục giá trị truyền thống (hay giáo dục di sản). Trong chương trình xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, có 2 nội dung liên quan đến bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa: Tổ chức đời sống văn hóa tinh thần trong nhà trường gắn với việc khai thác văn hóa dân gian; chăm sóc di sản gắn với tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa. Có nghĩa là bao gồm cả việc giáo dục di sản và giáo dục thông qua di sản, làm cho học sinh hiểu biết về di sản, từ đó có tình cảm, đạo đức, niềm tự hào về các giá trị truyền thống của dân tộc, đất nước.

Những hoạt động giáo dục di sản cho thế hệ trẻ cũng đã được ngành Giáo dục và toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên phải thừa nhận rằng, hoạt động giáo dục di sản chưa thu hút được sự quan tâm đầy đủ của các cấp quản lý, của các ngành, các nhà trường và của toàn xã hội. Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục di sản cũng như các điều kiện dành cho nó (kinh phí, thời gian, nhân lực…) chưa được đầu tư đúng mức. Các nội dung giáo dục di sản cũng chưa được vận dụng linh hoạt vào đặc điểm của từng địa phương, chưa khai thác sâu và rộng, nói cách khác là tiềm năng của di sản chưa được phát huy. Các hoạt động vẫn chỉ mang tính phong trào, vận động. Việc phối hợp các lực lượng giáo dục di sản cũng chưa chặt chẽ, cơ chế và sự vận hành phối hợp chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, để việc giáo dục di sản cho thế hệ trẻ phát huy hết hiệu quả của nó, cần phải có chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện đầy đủ của các cơ quan chức năng.

Trước hết cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của giáo dục di sản. Các hoạt động giáo dục di sản văn hóa rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em học sinh là ham tìm tòi, khám phá, trải nghiệm; giảm thiểu sự hàn lâm hóa kiến thức trong dạy học. Chính việc giáo dục di sản sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết của học sinh về văn hóa, xã hội, bồi đắp thêm lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống của dân tộc. Cũng thông qua giáo dục di sản, sẽ huy động mọi lực lượng trong xã hội cùng tham gia vào bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa.

Các ngành liên quan cần phối hợp xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục di sản, như hướng dẫn tổ chức học tập ở các bảo tàng, di tích, thư viện, danh lam thắng cảnh; biên soạn tài liệu giới thiệu di sản vật thể và phi vật thể một cách hoàn chỉnh; lập website về di sản; tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục di sản; từng bước đưa nội dung giáo dục di sản vào đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, trường văn hóa nghệ thuật, Trường Đại học Hùng Vương.

Cần nâng cao chất lượng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Khuyến khích các địa phương tiếp tục chủ động, sáng tạo những mô hình mới, sáng kiến mới trong giáo dục di sản và tổ chức tổng kết, phổ biến các kinh nghiệm hay, lời nói phải…

Vẫn biết rằng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là nhiệm vụ của toàn dân, toàn xã hội song ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Di sản văn hóa các cấp sẽ có vai trò to lớn trong việc phổ biến, giáo dục khoa học nâng cao trách nhiệm của nhân dân và huy động nguồn lực trong cộng đồng tham gia sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Bằng các giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ như: Kiểm kê phổ thông di sản văn hóa, lựa chọn, lập hồ sơ xếp hạng di sản văn hóa; khai quật các di tích khảo cổ học; trùng tu, tôn tạo, khôi phục di tích lịch sử; nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng các sưu tập hiện vật trưng bày trong bảo tàng; nghiên cứu giá trị khoa học các di sản; tổ chức lễ hội truyền thống; tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa; nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục, truyền dạy và phổ biến; lập quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử… nhằm đưa tài nguyên di sản văn hóa thành những sản phẩm văn hóa tinh thần độc đáo của nhân dân; đồng thời đưa tiềm năng giá trị di sản văn hóa thành những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng thực sự hấp dẫn du khách, làm cho những di sản văn hóa không những chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn trở thành tài nguyên để phát triển du lịch bền vững, đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Di sản văn hóa là một bộ phận rất quan trọng của nền văn hóa dân tộc; là chứng tích cho sự phát triển của cộng đồng. Nhân dân lao động vừa là chủ nhân, vừa là lực lượng nòng cốt để xây dựng nên kho tàng di sản văn hóa ấy. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là trách nhiệm của toàn dân và của cả xã hội. Giáo dục ý thức và trách nhiệm về di sản văn hóa cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình “Trường học thân thiện học sinh tích cực” do ngành VH,TT&DL, ngành GD&ĐT và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Thế hệ trẻ là chủ nhân của đất nước, là người sở hữu các di sản văn hóa. Giáo dục di sản văn hóa và giáo dục thông qua các di sản văn hóa cho thế hệ trẻ là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bình luận (6)
AK
5 tháng 5 2017 lúc 20:38

+ Giứ gìn sạch sẽ di sản văn hóa địa phương

+ Đi tham quan, tìm hiểu các di sản văn hóa

+ Phát hiện và thông báo kịp thời cho nhà nước hay chủ sở hữu biết khi có những kẻ có hành vi ăn cắp cổ vật, di vật

+ Không vứt rác bừa bãi

+ Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.

Bình luận (0)
NB
24 tháng 3 2018 lúc 9:42

đừng làm gì cả

Bình luận (0)
KK
8 tháng 5 2018 lúc 5:23

- Làm vệ sinh khu di tích, danh lam thắng cảnh

- phát hiện kịp thời sự xuống cấp, hư hỏng của di tích và báo cho cơ quan chức năng biết

- tuyên truyền giá trị của di sản văn hóa

- giúp những ng có trách nhiệm bảo vệ và ngăn chặn các hành vi xâm phạm DSVH.

Bình luận (0)
H24
2 tháng 1 2019 lúc 19:58

đốt chùa , các danh lam thắng cảnh khác

hút thuốc nhiều

gọi tên anh Bảo đẹp trai

Bình luận (2)
NT
16 tháng 12 2019 lúc 10:29

- Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm

- Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh

- Phải tuân thủ quy định khi đi tham quan bảo tàng

- Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa

- Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử

- Đi tham quan không được vễ bậy lên cổ vật và không được chụp hình cổ vật

- Giúp cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hóa

- Tuyên truyền giá trị của di sản văn hóa cho mọi người xung quanh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
KM
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết