Tập làm văn lớp 7

JJ

Em hiểu thế nào về nhan đề tác phẩm "cuộc chia tay của những con búp bê"?Hãy nêu cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc nhất của em về câu chuyện.Nếu được thấy nhân vật Thành và Thủy thì em nói gì với mọi người hôm nay ?

Giúp mk nhanh vs

NL
15 tháng 3 2018 lúc 12:53

Tự trọng là phẩm chất đạo đức hình thành nên nhân cách tốt đẹp của con người. Những người có lòng tự trọng thường được người xung quanh tôn trọng và tạo nên giá trị riêng cho bản thân mình. Chính vì thế đây cũng là vấn đề mà nhiều người cố gắng hướng đến. “Chết trong còn hơn sống nhục” là một câu tục ngữ tiêu biểu khi nói về tự trọng của con người.

“Trong” và đục” khiến chúng ta liên tưởng đến đặc điểm của nước ở trong một phạm vi nào đó, có thể là nước uống, nước ao hồ, sông suối. “Trong” ý chỉ nước sạch, không có tạp chất, bụi bẩn nào trái ngược với “đục” tức là nhiều tạp chất bụi bẩn. Nước trong thường sẽ đực tận dụng làm những việc tốt, yêu cầu đến vệ sinh còn nước bẩn chỉ làm việc xấu, thậm chí còn không thể sử dụng. Qua hai khía cạnh “đục” và “trong” để nói về nhân cách, lối sống của mỗi người trong cuộc sống. “Trong” biểu tượng cho người lối sống thanh sạch, sống đẹp, sống đúng với các chuẩn mực đạo đức và đúng pháp luật. Trái lại “đục” biểu hiện cho lối sống trái với luân thường đạo lý, làm cả những việc trái đạo đức, trái pháp luật chỉ để bản thân hưởng lợi. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta rằng phải sống tốt, trong sạch chứ không luồn cúi, làm trái lương tâm.Đúng vậy, câu tục ngữ là bài học sâu sắc ở mọi thời đại, trở thành lẽ sống cho nhiều người. Đứng trước cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách, đầy rẫy những cám dỗ của cuộc đời thì không phải ai cũng giữ vững lập trường của mình được. Để luôn giữ mình trong sạch, tránh xa cạm bẫy thì cần ở mỗi người sự kiên định rất lớn. Cũng có nhiều cái bẫy “ngọt ngào” mà nếu chúng ta không có đủ hiểu biết, không nhận xét, đánh giá được đúng sai và không ý thực được việc mình làm có ảnh hưởng như thế nào đến những người khác hay chính bản thân mình thì họ rất dễ vướng vào “bẫy”. Ở đời có khi cái tốt cách cái xấu trong gang tấc, chỉ sai một li thôi mà có thể đi cả dặm và khó có thể quay đầu. Vậy nên trước khi làm một việc gì đó chúng ta cần suy nghĩ lợi hại và có sự cân nhắc. Bên cạnh đó cũng không ít lần dòng đời đưa đẩy ta đứng trước hai lối rẽ, một bên là con đường gian truân, một bên trái lương tâm, luồn cúi để có được thành công, hay một bên giữ được nhân cách, phong cách riêng cho mình còn một bên là đánh mất bản thân.Chúng ta hãy cùng nhớ đến những nhà tù trong lịch sử hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Có rất nhiều người cộng sản, những nhà yêu nước bị bắt giam, bị tra tấn khủng khiếp để ép khai ra những cơ mật, hay những người khác. Khi đứng giữa ranh giới của sự sống, cái chết cùng mới sự mua chuộc của kẻ thù cũng có một vài người không chịu được trước những khổ hình mà phải khai ra nhưng hầu hết họ đều cắn chặt rang không khai nửa chữ, thà chết với vị thế là anh hùng, là đứa con của Tổ quốc chứ không làm bè lũ tay sai, bán nước. Đây quả là điều dáng khâm phục và là tấm gương cho chúng ta noi theo. Qua câu tục ngữ cũng đem lại cho chúng ta những giá trị to lớn về phẩm chất đạo đức đối với con người. Sống trên đời chúng ta cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, mỗi người cần tìm cho mình lý tưởng sống đúng đắn có như vậy cuộc sống mới ý nghĩa và nhiều niềm vui. Bởi mỗi khi ta làm việc gì sai trái ta sẽ cảm thấy lương tâm cắn rứt và chẳng vui vẻ được lâu dài.

Tự trọng là phẩm chất cần có ở mỗi người và nó còn được hình thành ngay từ những việc thường ngày trong cuộc sống và ngay từ khi chúng ta còn nhỏ. “Vô công bất thụ lộc”, tránh xa những cám dỗ của cuộc sống, không vì lợi ích của bản thân mà bán rẻ lương tâm làm những việc trái với luân thường đạo lý, dù “chết” không sờn giống như ông cha ta từng nói: “Chết vinh còn hơn sống nhục”.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết