Bài 4: Lễ độ

FT

Em hiểu thế nào là

"Tiên học lễ ,hậu học văn"

GG
1 tháng 10 2016 lúc 18:18

Tiên Học Lễ
Tiên: Đầu Tiên
Lễ: Văn Hóa
Nghĩa: Đầu tiên, chúng ta phải học văn hóa trước.

Hậu Học Văn
Hậu: Sau
Văn: Kiến Thức
Nghĩa: Sau đó, chúng ta mới học kiến thức được.

Nghĩa toàn diện: Trước tiên, ta cần phải học văn hóa trước. Sau đó, ta mới có thể học kiến thức.
---------------CHÚC BẠN HỌC TỐT--------------
___________________________________

Bình luận (1)
HH
2 tháng 10 2016 lúc 20:08

Tiên học lễ , hậu học văn                                                      Đầu tiên chúng ta phải học lễ phép , rồi mới học đến văn hoá

Bình luận (0)
BT
1 tháng 10 2016 lúc 12:17

Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở Tiên học lễ, hậu học văn. Trải qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.

Quả thật, học lễ nghĩa đầu tiên là điều cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã được mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru, qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên, chúng ta lại được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử sự từ những điều đơn giản nhất, chẳng hạn lời cám ơn sau khi được cho quà, tiếng xin lỗi khi bị vi phạm, dạ thưa với người lớn tuổi, đi phải thưa, về phải trình... Rõ ràng lễ nghĩa đạo lí hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức, biết kính yêu những người thân, quý mến gần gũi bạn bè, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn. Như vậy ở môi trường nào, đạo lí cũng đóng vai trò chủ chốt và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một đứa con ở nhà không nghe lời cha mẹ, vô phép, bất hiếu thì không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc chắn, sau này cũng không thể nào là một công dân có ích. Nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật, không còn kỉ cương, nền nếp. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội rối loạn, hỗn độn thì không thể nào văn minh tiến bộ. Cuối cùng là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi. Bài học đạo lí không bao giờ cũ, cũng không bao giờ hết. Học kiến thức văn hoá ta có thể học mười năm, hai mươi năm. Nhưng học làm người có khi suốt cả cuộc đời ta vẫn chưa học hết. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời dạy đồng thời cũng là lời cảnh tinh vô cùng đúng đắn đối với tất cả chúng ta.



 

Bình luận (2)
ND
1 tháng 10 2016 lúc 12:35

"Tiên học lễ, hậu học văn" là câu nói thúc đẩy con người toàn diện về cả tài cả đức.

Bình luận (0)
ND
4 tháng 1 2017 lúc 23:12

Mình sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này

Tiên : trước tiên

Lễ : văn hóa ,đạo đức

Hậu : sau

Văn ; kiến thức ,tầm hiểu biết

Nghĩa của câu "tiên học lễ ,hậu học văn" muốn nhắc nhở ta rằng con người muốn khởi đầu trong công việc (học tập ,lao động...) nên có phẩm chất ,đạo đức tốt đẹp học đạo làm người và đó cũng là bước ngoặc ,dấu mốc mỗi con người ta phải nhớ trong cuộc đời ,nếu con người chúng ta có tài mà không có đức thì điều đó cũng sẽ trở nên vô nghĩa.

Chúc bạn học ngày càng giỏi !

Đừng quên chọn câu trả lời của mình nha !

Bình luận (0)
HD
24 tháng 9 2017 lúc 10:20

đầu tiên học lễ nghi, sau mới học các thứ khác

Bình luận (0)
SN
9 tháng 10 2017 lúc 21:32

tiên học lễ hậu học văn có nghĩa là học lễ phép trước, sau đó mới học làm văn

Bình luận (0)
ND
6 tháng 12 2017 lúc 22:38

"Tiên học lễ, hậu học văn" tức là phải học đạo đức, học làm người trước rồi mới học kiến thức khoa học(văn) sau.

Bình luận (0)
TY
6 tháng 5 2018 lúc 18:38

câu đó có nghĩa là trước tiên phải học lễ nghĩa, đạo làm người sau đó mới học kiến thức trong sách giáo khoa.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
SI
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
BD
Xem chi tiết
QD
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết