Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

VA

Em hãy viết 1 bài văn giới thiệu về lanxang

mình đang cần gấp

help me for,please

HT
26 tháng 10 2016 lúc 14:24

Lịch sử dân tộc Lào ngày nay, mà trước kia là Vương quốc Lạn Xạng có nhiều thăng trầm, sự thăng trầm đó có ảnh hưởng từ các nước lân bang của Lào. Ngay từ khi bắt đầu thành lập nên vương triều của mình nó cũng là sự mâu thuẫn, xung đột vũ trang để đi đến thống nhất quốc gia. Sự ra đời của Vương quốc Lạn Xạng là một quá trình chinh phục các tiểu quốc lân cận của một vị anh hùng, vị anh hùng đó là Phà Ngừm .
Chúng ta phải nhận thấy rằng vào thế kỷ XI – XIII, trong các thung lũng của con sông Mê kông chảy qua miền bắc Lào đã hình thành nên những tiểu quốc như Mường Xinh, Mường Xay, Mường Hun… tại miền trung lưu song Mê kông có một số tiểu quốc lớn hơn như Mường Xoa, Mường Cam kớt, Bát Xắc… đa số các tiểu quốc này đều bị lệ thuộc vào vương quốc Campuchia ở phía Nam, còn ở phía đông là Đại Việt và tình hình ở các nước láng giềng có ảnh hưởng không nhỏ đối với sự thống nhất của nước Lạn Xạng lúc bầy giờ. Vào giữa thế kỷ XIV, trên bán đảo Đông Dương đã có nhiều biến đổi đáng kể.
Vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, Rama Khamheng (1280 – 1318) đã ra sức mở rộng biên giới của nước Xukhôthai và xây dụng đất nước thành một quốc gia hung mạnh, cùng lúc này còn tồn tại một đất nước khác tồn tại và phát triển đó là Ayutthaya đây chính là quốc gia đối đầu với Xukhôtthai sau đó thì Ayutthaya đã chinh phục được Xukhôtthai, đây chính là hai quốc gia phong kiến của Thái được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII và XIV.
Và suốt thế kỷ XIV vương quốc Ayutthaya đã thi hành chính sách ngoại giao phản động, bành trướng đánh chiếm và gây chiến tranh với nhiều quốc gia trong khu vưc lúc bấy giờ như: bán đảo Mã Lai, rồi vương quốc Khơ Me, phía băc xâm lược Xukhôtthai và Xiêng Mai. Cũng vào cuối thế kỷ XIII thì Mông Cổ với cuộc xâm lược vào vương quốc Pagan sự thất bại của Pagan trước quân Mông Cổ đã làm cho Pagan đi vào thời kỳ chia cắt lãnh thổ kéo dài non ba thế kỷ. Đất nước phân ra thành nhiều tiểu quốc đới địch nhau.
Tóm lại, tình hình chung của các nước xung quanh Lạn Xạng không yên ổn, Xukhôtthai đi đến giải thể, Khơ Me suy yếu, Pagan bị chia cắt, Ayutthaya lao vào các cuộc chiến tranh liên miên, nhưng đây cũng lại là điều kiện khách quan thuận lợi, mở đường cho sự ra đời nhà nước thống nhất độc lập của Vương quốc Lạn Xạng.
Năm 1353, sau những ngày tháng lãnh đạo nhân dân Lạn Xạng chiên đấu anh dũng thì Phà Ngừm thống nhất đất nước, Phà Ngừm lên ngôi vua ở Xiềngđông – Xiềngthông ( sau này Xiềng đông – Xiềng thong là Luông Phabang). Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh quyết liệt để chống lại tình trạng phân chia đất nước và sự lệ thuộc ngoại bang.
Đôi nét về Phà Ngừm, Ông sinh năm 1316, con của Thao Pha Ngiêu. Vì sự bất hòa trong triều đình, Phà Ngừm và cha của mình đã phại tạm lánh sang Angco ngày nay là Camphuchia ngay từ thời thơ ấu. Đến tuổi trưởng thành ông cũng trở thành phò mã của Vương quốc này, sau đó Phà Ngừm trở về đấtt Lào, nuôi chí lớn thống nhất đất nước. Ông đã khéo léo lợi dụng tình hình khách quan đương thời để đấu tranh cho Lạn Xạng thoát ly khỏi sự lệ thuộc vào Xukhôthai và Campuchia, đồng thời xây dựng một nhà nước thống nhất đầu tiên.
Vào giữa thế kỷ XIV, nhân lúc Campuchia và Ayuthaya (Thái Lan ngày nay) đang có mâu thuẫn gay gắt với nhau, Phà Ngừm đã chỉ huy một đạo quân “ 10 vạn người” từ Campuchia tiến về đất Lào. Đạo quân của Phà Ngừm đã thâm nhập được vào thung lũng sông Mê kông và chinh phục được hàng loạt các tiểu quốc như: Mường Paccôt, Mường Caboong, Mường Phanamhưng, Mường Phuông, rồi tiến lên Đông Bắc Lào sát tận Phông Xalỳ, sau đó trở xuống Pạc U sát kinh thành Xiêngđông – Xiềngthông.
Phanha Khămhiếu, chú của Phà Ngừmđang làm vua ở Xiềng đông – Xiềng thông, cho quân tiến đánh Phà Ngừm ba lần tại Pạc U nhưng đều thất bại. Sau khi biết không thể nào chống được đội quân hùng mạnh của Phà Ngừm, Khămhiếu cùng vợ phải uống thuốc độc tự tử còn các Xêna Amát, tức các triều thần, sau khi làm lễ an táng cho vua và hoàng hậu liền kéo tất cả đi đón chào Phà Ngừm tại Pạc U. Phà Ngừm vào Xiềng đông – Xiềng thông và được tôn lên làm vua. Ông lên ngôi năm 1353, vào lúc 37 tuổi.
Sau khi làm vua được một năm thì Phà Ngừm trao quyền nhiếp chính cho hoàng hậu Noongkéo thay mặt nhà vua xử lý việc triều chính, nắm giữ binh quyền, còn Ông lại cất quân đi chinh phục Lạn Na ( một vương quốc Thái ở phía bắc Thái Lan ngày nay). Hầu hết các Mường phía Bắc đều bị Pà Ngừm chinh phục cả.
Qua hai năm chinh phạt, Phà Ngừm trở về Xiêng đông – Xiêng thông . Đến năm 1356 ông cho quân tiến đánh Viêng-chăn. Nhưng chính ở đây Phà Ngừm đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt. Thành phố nằm giữa một hàng rào tre đầy gai góc, lũy tre là bức tường kiên cố để bảo vệ thành phố một cách hiệu nghiệm. và để tiến sâu vào thành phố thì Phà Ngừm đã tiến hành việc công thành hết sức mưu trí. Ông ra lệnh cho các tướng găm những vòng vàng và bạc vào các mũi tên và cứ thế bắn liên tiếp trong ba ngày, sau đó rút quân về gặp nhà vua để nhận lệnh. Dân thành phố bắt đầu đẵn tre để lấy vật quý. Lợi dụng tình hình ấy, quân đội của Phà Ngừm đã nhanh chóng tấn công công và chiếm được Viêng-chăn, để ghi nhớ chiến thắng này, thành phố lấy tên là Viêngkhăm. Sau khi chiếm được Viêng- chăn thì Phà Ngừm cho quân tiến xuống cao nguyên Cọrạt dọc theo bờ song Mê kông và buộc nhà vua Ayuthaya, lúc này đang bận chiến tranh với vương quốc Campuchia, phải thừa nhận Lạn Xạng có quyền hạn đối với lãnh thổ phía tây sông Mê kông.
Phà Ngừm kéo quân trở về Viêng- chăn tổ chức ăn mừng chiến thắng. cuộc liên hoan kéo dài trong bảy ngày bảy đêm. Nhân dân Lạn Xạng đã nói với Phà Ngừm rằng: “ nhà vua mới làm cho chúng tôi được quang vinh, chiến thắng được tất cả các nước, chúng tôi đội ơn người, và chúng tôi muốn đón người lên làm vua Lạn Xạng một lần nữa”.
Trước quân sĩ và dân chúng kéo về nhà vua đã đọc lời huấn thị kêu gọi mọi người phải giữ gìn công lý, chăm lo giữ gìn bờ cõi đất nước.
Đây cũng là sự kiện đánh giấu bước ngoặt trong lịch sử nước Lạn Xạng nói riêng và của lịch sử Dân tộc Lào, đất nước Lào nói chung, kể từ đây thì lịch sử Lào chấm dứt thời kỳ phong kiến cát cứ, thời kỳ bị phụ thuộc lệ thuộc vào các quốc gia khác, vì một nhà nước thống nhất, độc lập đã ra đời vào giữa thế kỷ XIV trên đất nước Lào đo chính là nhà nước Lạn Xạng, do Phà Ngừm là người có công lao to lớn xây dựng nên.
Sau khi đất nước độc lập, thống nhất thì Phà Ngừm băt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhà vua luôn quan tâm đến việc thiết lập một chính quyền tập trung vững mạnh, vì thế, ngay trong quá trình tiến đánh các mường , Phà Ngừm đã bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới tại đó, ở một số mường thí nhà vua vẫn sử dụng các đại biểu cũ đã thần phục chính quyền mới, những kẻ nào không chịu khuất phục đều được thay bằng những người thân tiến của nhà vua.
Nhờ vậy mà, ngay sau khi lên ngôi vua 1353 tại Xiềng đông – Xiêng thông, Phà Ngừm đã thiết lập được một hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà vua Lạn Xạng mang danh hiệu Châuxivit-“ chủ nhân của những sinh mệnh”. Sau khi bị Phà Ngừm loại bỏ những lãnh chúa còn sống sót chịu thần phục Phà Ngừm , họ phải mang nợ suốt đời với nhà vua, và họ đều là thần dân của nhà vua. Trên danh nghia thì của cải, dất đai đều thuộc của nhà nước nhưng trên thực tế nó tập trung vào tay nhà vua và các hoang thân. Vậy nên vua được coi như là người chủ tối cao của đất nước và của hoàng gia.
Sự thống nhất đất nước Lạn Xạng vào thời kỳ Phà Ngừm là một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển lịch sử của đất nước Lào. Từ đây, nước Lạn Xạng đã bước vào một thời kỳ tiến triển mạnh mẽ, và đã viết nên nhiều trang sử vẻ vang. Tuy nhiên so với các quốc gia phong kiến tập quyền phương đông khác thì nhà nước Lạn Xạng thống nhất ít tính chất tập trung hơn. Các tiểu quốc hợp thành vương quốc này vẫn giữ khá nhiều tính độc lập của nó. Các mâu thuẫn vẫn duy trì trong nội bộ của vương quốc Lạn Xạng, tính độc lập của các tiểu quốc ngày càng mạnh mẽ hơn, cụ thể là các mường vẫn duy trì quyền thế tập của mình. Vì thế chưa có sự thống nhất vững chắc, cho nên những người kế vị Phà Ngừm phải dựa vào một trong những nhóm quý tộc này hay nhóm quý tộc khác để trừng phạt các nhóm quý tộc có tư tưởng chống đối. Ngoài ra yếu tố địa hình tạo thêm điều kiện để duy trì tình trạng cát cứ địa phương trong hoàn cảnh kinh thế chưa được thật phát triển. Trong lịch sử thì ở Lạn Xạng luôn diễn ra tình trạng mâu thuẫn của các châu mường tự trị, vì vậy muốn xây dựng đất nước phát triển thống nhất, các vua Lạn Xạng đều rất quan tâm đến việc xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh để răn đe các tiểu quốc nếu có tư tưởng tưởng chống đối, sự hùng mạnh cũng là cái uy quyền. Sau hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển đất nước, quốc gia Lạn Xạng trở thành một vương quốc khá hung mạnh ở vùng bán đảo Đông Dương và nhờ vậy đã tự bảo vệ, chống lại quân xâm lược.

Bình luận (2)
LH
6 tháng 1 2017 lúc 17:32

Phà Ngừm là dòng dõi của thủ lĩnh (chao muang) xứ muang Sua (Luangprabang ngày nay). Lúc nhỏ, cha con ông bị bắt vào Angkor làm con tin của triều đình Khmer. Ở Angkor, Phà Ngừm quy y theo đạo Phật rồi được gả công nương trong hoàng tộc Khmer. Năm 1351 khi miền Bắc có loạn, triều đình Khmer lúc ấy đã suy yếu, sai Phà Ngừm cầm quân lên cao nguyên Khorat đánh dẹp. Phà Ngừm giỏi việc binh nên bình định được các chao muang địa phương năm 1354, thống nhất xứ Lào, xưng quốc hiệu là Lan Xang. Kinh đô đặt ở Xieng Dong Xieng Thong ở xứ Muang Sua cũ. Biên cương nước Lan Xang rộng lớn nhất nhì Đông Nam Á lúc bấy giờ, bao gồm Cao nguyên Khorat cùng lưu vực sông Mê Kông, bắc giáp Trung Hoa, nam đến Sambor của đế quốc Angkor, đông giáp Đại Việt, tây là rặng Dong Phaya Yen.

Năm 1373, dân Lan Xang không phục nên Phà Ngừm phải bỏ ngai vàng, lưu vong sang xứ muang Nan (nay thuộc tỉnh Nan, Thái Lan) rồi mất ở đó. Con Phà Ngừm là Samsenethai lên kế vị, người có công chỉnh đốn triều chính thêm quy củ, lấy Mandala và Phật giáo Thượng tọa bộ làm gốc. Trong nước thì Samsenethai thu phục được các thủ lĩnh địa phương. Đối ngoại thì Lan Xang giao hiếu với Quốc vương nước Ayutthaya của người Thái, ngày càng hùng mạnh. Samsenethai cũng tìm cách liên minh với các xứ lân bang, cưới công chúa xứ Lan Na ở phía đông bắc rồi lại cầu hôn, rước một công chúa Ayutthaya về Lan Xang.

Kế vị Samsenethai là Lan Kham Deng, trị vì không lâu thì mất. Lan Xang bước vào thời kỳ nhiễu loạn.

Loạn lạc, chiến tranh và trùng hưng

Con cả của Lan Kham Deng là Phommathat lên kế vị nhưng chỉ ở ngôi được 10 tháng thì bị sát hại. Quyền lực bấy giờ do Nang Keo Phimpha, em gái Samsenethai nắm cả. Phimpha lập con mình là Khamtum lên làm vua nhưng Khamtum cũng chỉ ở ngôi được 5 tháng thì bị ép nhường ngôi cho Meunsai - con trai thứ của Samsenethai. Meunsai ở ngôi được 6 tháng lại bị Nang Keo Phimpha giết đi rồi đưa Fa Khai lên kế vị. Fa Khai cũng chỉ ở ngôi được khoảng 3 năm.

Thời kỳ truất phế do các phe phái trong triều tranh giành nhau kéo dài 20 năm đến năm 1442 thì Xaiyna Chakhaphat lên ngôi vua, tái lập trật tự. Xaiyna Chakhaphat khôn khéo sắp xếp cho sáu người con làm trấn thủ ở những nơi trọng yếu, rồi lại đề cao Phật giáo, xây dựng chùa chiền lấy đó làm nền tảng cai trị. Trong khi đó bang giao với Đại Việt gặp khó khăn vì tranh chấp ở xứ Bồn Man, dãn đến chiến tranh Đại Việt - Lan Xang (1467-1480). Quân Đại Việt vượt biên giới, đánh sâu vào Lan Xang; kinh đô thất thủ. Sử sách Lào ghi là may có hoàng tử Suvanna Banlang đang trấn thủ xứ muang Nan, hiệp với quân nước Lan Na, đẩy lui được quân Đại Việt, tái chiếm kinh đô. Suvanna Banlang lên trị vì không lâu thì mất.

Kế vị là La Saen Thai (em của Suvanna Banlang, ở ngôi: 1486–96), rồi đến Somphu (con của Suvanna Banlang, ở ngôi: 1496–1501), và Vixun (em của Suvanna Banlang, ở ngôi: 1501–1520). Dưới áp lực của Đại Việt, vua Lan Xang cố dựa vào Vương quốc Ayutthaya của người Thái. Từ đó Lan xang càng chịu ảnh hưởng của Ayutthaya từ mọi mặt: chính trị, văn hóa và thương mại.

Thời kỳ vàng son

Lan Xang dưới các triều vua Vixun (1501–20), Phothisarat (1520–47) và Setthathirath (1548–71) hưởng thời kỳ vàng son, thịnh trị. Ba vị vua này giữ nguyên phép cai trị cũ trong khi nâng cao Phật giáo của các tiền triều. Pho tượng Phật Phra Bang vốn được coi là quốc bảo được triều đình rước từ Viêng Chăn về Xieng Dong Xieng Thong và từ đó kinh đô Lan Xang mang danh hiệu "Luangprabang" (nơi đặt Phra Bang).

Với pho tượng Phật Phra Bang, Lan Xang tự đặt mình vào trung tâm Mandala, chiêu dụ được các xứ phên giậu về tòng phục. Triều vua Phothisarat cũng thành công củng cố phép cai trị, kiểm soát từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, quan hệ kiểm soát này chủ yếu vẫn dựa trên quan hệ cá nhân giữa vua tôi chứ không theo hàng ngũ hành chánh nào cả. Triều đình Lan Xang giữ ngôi bằng cách liên minh cưới gả với các lãnh chúa trong khi nguy cơ phản loạn và ly khai vẫn tiếp tục như trường hợp Bồn Man dấy binh chống lại Lan Xang năm 1532.

Khi vua nước Lan Na mất, trong triều chia bè phái tranh nhau; Ayutthaya lấy cớ đó phái binh lên đánh Lan Na. Lan Xang phải gửi binh tiếp viện đẩy lui quân Ayutthaya vào năm 1536. Triều đình Lan Na lập con của Phothisarat là Sethathirat lên làm vua, biến Lan Na thành chư hầu của Lan Xang.

Năm 1563, Vương quốc Taungoo của người Miến hùng mạnh, uy hiếp cả khu vực. Vua Lan Xang là Setthathirath phải thiên đô về Viêng Chăn, cùng rước tượng Phật Ngọc (Phra Keo) từ Lan Na về Viêng Chăn. Nước Lan Xang từ đó có hai pho tượng quý: Phật Phra Bang ở Luangprabang và Phật Phra Keo ở Viêng Chăn.

Trong khi đó Taungoo mở cuộc xâm lăng về phía đông. Lan Xang và Ayutthaya cùng là tộc người Thái nên tìm cách liên minh nhưng quân Miến quá mạnh. Ayutthaya thất thủ năm 1568 rồi bị quân Miến đốt phá tan hoang. Taungoo sau đó chuyển quân lên đánh Viêng Chăn. Setthathirath cầm quân đẩy lui được quân Miến nhưng rồi qua đời một cách bí ẩn khi đi tuần du ở Hạ Lào.

Suy vong

Sau cái chết của vua Setthathirath năm 1571, Lan Xang một lần nữa rơi vào cảnh tranh giành ngôi báu. Taungoo đã nhân cơ hội này can thiệp vào Lan Xang, chính thức đưa Lan Xang thành chư hầu của mình suốt 30 năm. Chuyện tranh giành ngôi báu vẫn tiếp tục. Mãi đến năm 1638, khi vua Surinyavongsa lên cai trị, khủng hoảng chính trị mới chấm dứt. Nhưng đến khi vị vua này qua đời vào năm 1695, Lan Xang lại tiếp tục rơi vào khủng hoảng bởi tranh giành nội bộ, và kết quả là nó đã chính thức chấm dứt khi bị phân chia thành ba vương quốc nhỏ là Vương quốc Luang Phrabang ở phía bắc, Vương quốc Viêng Chăn ở trung tâm và Vương quốc Champasak ở phía nam vào năm 1707.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NB
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TJ
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết