em hãy kể một trường hợp tình huống nguy hiểm mà em biết, chỉ ra nguyên nhân và hậu quả của tình huống đó, em sẽ làm gì để khắc phục tình huống nghi hiểm đó
. Em hãy tìm hiểu về những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương em và nêu cách ứng phó với tình huống đó theo bảng mẫu sau:
Câu 1: Tình huống nguy hiểm là gì và hãy nêu hậu quả của nó đối với con người ?
Câu 1 thế nào là tình huống nguy hiểm? Cho ví dụ
Câu 2 : Kể ra các tình huống nguy hiểm ở địa phương do thiên tai thường xuyên xảy ra? Và cách ứng phó
Câu 3 :Thế nào là tiết kiệm? Nêu ý nghĩa của tiết kiệm? Cho ví dụ minh họa:
Câu 4 : xử lý tình tình huống : Khi trên đường đi học về em thấy có người đi sau mình và em nghi ngờ là họ có ý định bắt cóc mình. Vậy trong tình huống trên em sẽ có cách ứng phó như thế nào?
giúp mình với càng nhanh càng tốt nha
Thế nào là tình huống nguy hiểm? Nêu ví dụ.
Nhà hàng xóm không có ai ở nhà , nhưng em lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà , có thể là 1 cái gì đó bị cháy . Em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao em lại làm như vậy ?
Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Tình huống nguy hiểm. B. Ô nhiễm môi trường. C. Nguy hiểm tự nhiên. D. Nguy hiểm từ xã hội. Câu 2:Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội. Câu 3: Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội. Câu 4: Số điện thoại 115 là số điện thoại khẩn cấp của cơ quan, tổ chức nào? A. Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em B. Gọi cấp cứu y tế C. Gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh, trật tự D. Gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn Câu 5: Khi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần? A. Bình tĩnh. B. Hoang mang. C. Lo lắng. D. Hốt hoảng.
M trên đường đi học về thì có cơn mưa kéo tới, trong cơn mưa có cả giông sét. Gần đó có một cái cây to, M thấy một số bạn đang trú mưa dưới gốc cây đó. Nếu là M trong tình huống trên em sẽ là gì?
Cho tình huống sau: H là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau H còn có 2 đứa em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. H có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em. Nếu là H, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào? Vì sao?
Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội được gọi là
A. tình huống sư phạm. B. tình huống nguy hiểm.
C. tình huống vận động. D. tình huống phát triển.
Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ
A. con người. B. tự nhiên. C. tin tặc. D. lâm tặc.
Câu 3: Việc trang bị các kiến thức để ứng phó với các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống giúp mỗi cá nhân tránh được hậu quả to lớn do
A. tình huống nguy hiểm gây ra B. sự nghèo khổ mang lại.
C. vận đen mang tới cho mình. D. không tin vào may rủi
Câu 4: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin để thoát khỏi
A. nguy hiểm B. người tốt. C. bản thân. D. bố mẹ.
Câu 5: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta có thái độ như thế nào khi ứng phó với tình huống nguy hiểm trong cuộc sống
A. Lo sợ và hoảng loạn B. Lo sợ và rụt rè.
C. Bình tĩnh và tự tin. D. Âm thầm chịu đựng.
Câu 6: Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ
A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội.
Câu 7: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những những tình huống có nguồn gốc từ những hiện tượng
A. tự nhiên. B. nhân tạo. C. đột biến. D. chủ đích.
Câu 8: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
A. Sóng thần B. xúc tiến du lịch. C. Cứu hộ ngư dân D. Khắc phục sạt lở.
Câu 9: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
A. Cảnh báo sóng thần B. Lũ ống, sạt lở đất.
C. Cảnh báo sạt lở. D. Thủy điện xả nước
Câu 10: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
A. Hướng dẫn kỹ năng phòng chống sét. B. Dùng ô đi dưới trời mưa, giông sét.
C. Sử dụng ô che nắng khi tới trường. D. Tụ tập đe dọa bạn cùng trường.
Câu 11: Việc làm nào dưới đây có thể là nguồn gốc gây ra những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên ?
A. Phòng ngừa sạt lở đất. B. Khắc phục sạt lở đất.
C. Thông báo sạt lở đất. D. Đứng xem sạt lở đất.
Câu 12: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức
A. của cải vật chất. B. các truyền thống tốt đẹp.
C. các tư tưởng bảo thử D. lối sống thực dụng.
Câu 13: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức
A. thời gian, tiền bạc. B. các truyền thống tốt đẹp.
C. các tư tưởng bảo thử D. lối sống thực dụng.
Câu 14: Câu nói nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?
A. Năng nhặt chặt bị B. Vung tay quá trớn
C. Vắt cổ chày ra nước. D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.
Câu 15: Câu nói “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến việc thực hiện chưa tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Lãng phí, thừa thãi. B. Cần cù, siêng năng.
C. Trung thực, thẳng thắn. D. Tiết kiệm.
Câu 16: Đối lập với tiết kiệm là
A. xa hoa, lãng phí. B. cần cù, chăm chỉ.
C. cẩu thả, hời hợt. D. trung thực, thẳng thắn.
Câu 17: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Bắt nạt bạn cùng lớp. B. Giúp đỡ người khác.
C. Nô đùa trên đập tràn. D. Đứng xem sạt lở đất.
Câu 18: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Tụ tập, đe dọa bạn cùng trường. B. Nhắc nhở mọi người phòng dịch.
C. Xử phạt người vi phạm phòng dịch. D. Nô đùa chạy nhảy tại công viên.
Câu 19: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Tuyên truyền luật an ninh mạng. B. Phát loa cảnh bảo sạt lở đất.
C. Tuyên truyền chống bắt cóc trẻ em. D. Nô đùa chạy nhảy khi đi cầu thang
Câu 20: Tình huống nào là tình huống nguy hiểm từ con người gây ra?
A. Thủy triều lên xuống. B. Bão đổ bộ vào đất liền
C. Thả diều dưới dây điện D. Cảnh báo sạt lở đất
Câu 21: Khi gặp hiện tượng lũ ống, lũ quét công dân cần làm gì để tránh nguy hiểm cho bản thân?
A. Tiến lại gần xem cụ thể . B. Tìm nơi an toàn để trú ẩn.
C. Đóng cửa ở yên trong nhà. D. Tranh thủ vớt củi trên dòng lũ.
Câu 22: Biện pháp nào dưới đây giúp cá nhân phòng tránh đuối nước khi đi bơi?
A. Mặc áo phao đầy đủ. B. Đi bơi một mình.
C. Bơi trên dòng nước lũ. D. Tập bơi ở những chỗ nước sâu
Câu 23: Khi gặp hiện tượng giông lốc, sét, việc làm nào dưới đây có thể gây nguy hiểm cho bản thân?
A. Lấy được thoại ra chụp hình tia sét. B. Trú ẩn vào các nhà cao tầng.
C. Rút các thiết bị điện khỏi nguồn. D. Ở lại trường đợi tạnh mưa mới về
Câu 24: Khi gặp hiện tượng lũ ống, lũ quét việc làm nào dưới đây có thể gây nguy hiểm cho bản thân?
A. Vớt củi trên dòng nước lũ. B. Thông báo để mọi người biết.
C. Di chuyển ra xa khu vực lũ. D. Giúp đỡ mọi người di tán
Câu 25: Hành động nào sau đây không thể hiện sự tiết kiệm:
A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Tận dụng nước đã sử dụng để tưới cây. D. Dùng thời gian rảnh để đọc sách
Câu 26: Việc làm nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của việc tiết kiệm ?
A. Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bản thân
B. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
C. Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
D. Tiết kiệm là một nét đẹp trong hành vi của con người.
Câu 27: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tiết kiệm?
A. Tiết kiệm không mang lại giá trị cho cuộc sống.
B. Sống tiết kiệm là lối sống tốt đẹp của con người.
C. Chỉ những người nghèo mới phải sống tiết kiệm.
D. Người tiết kiệm là người sống keo kiệt.
Câu 28: Nhận định nào dưới đây là sai khi nói về tiết kiệm?
A. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động.
B. Người tiết kiệm sẽ tích lũy được nhiều tài sản.
C. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý.
D. Chỉ những người nghèo mới phải tiết kiệm.
Câu 29: Nhà em và nhà bác Hiệp chung nhau hành lang. Khi đang ngồi chơi trong nhà thì em phát hiện khói đen bay từ nhà bác Hiệp. Em vội chạy ra ngoài nhưng cầu thang đã bị khói vây kín, đen kịt. Để thoát ra khỏi đám cháy đó, em cần làm gì?
A. Đứng trong đó chờ người đến cứu.
B. Dùng khăn ướt bịt miệng và tìm cách đi ra ngoài
C. Tìm cửa số có ô thoát hiểm để nhảy xuống.
D. Đứng trong đó gọi điện thoại cho người thân
Câu 30: Khi đang chơi trong nhà, A thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà A để chơi. Nếu em là A em sẽ làm như thế nào?
A. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà.
B. Chửi mắng và đuổi người phụ nữ lạ mặt đi.
C. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác.
D. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết.
Câu 31: Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào?
A. Từ chối không giúp. B. Vui vẻ, nhận lời.
C. Phân vân, lưỡng lựa. D. Trả nhiều tiền thì giúp.
Câu 32: Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học bạn V đang bước thật nhanh để về nhà, thì có một người phụ nữ ăn mặt rất sang trọng, tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa V về nhà. Trong trường hợp này, nếu là V em sẽ làm như thế nào?
A. Vui vẻ lên xe để nhanh về nhà không nắng.
B. Khéo léo gọi điện cho bố mẹ để xác nhận thông tin.
C. Từ chối ngay và chửi mắng người đó là đồ bắt cóc.
D. Đi khắp nơi điều tra rõ xem người phụ nữ đó là ai.
Câu 33: Dù mẹ nhắc hai anh em không được ra suối vớt củi vì mấy hôm nay trời mưa to nhưng khi trời vừa nắng lên, hai anh em Quyên lại rủ nhau ra suối vớt củi. VIệc làm của hai em có thể dẫn tới tình huống nguy hiểm nào dưới đây?
A. Không vớt được củi do trời mưa
B. Bị sạt lở đất, hoặc lũ cuốn.
C. Không vâng lời cha mẹ.
D. Vớt được nhiều củi nhưng khó di chuyển
Câu 34: Tan học, Mai đạp xe về nhà. Bỗng mây đen kéo tới, sấm chớp ầm ầm, mưa rơi nặng hạt. Mai thấy một vài người trú tạm vào gốc cây to bên đường, người thì mặc áo mưa rồi đi tiếp. Việc làm của những người này có thể dẫn đến nguy hiểm nào dưới đây?
A. Bị sét đánh gây thương vong. B. Bị muộn giờ làm việc.
C. Ướt hết tư trang cá nhân. D. Phương tiện đi lại bị hỏng.
Câu 35: Hôm nay, Lan có nhiều bài tập về nhà cần làm xong nhưng tối có chương trình tivi Lan yêu thích. Lan định sáng mai sẽ dậy sớm làm bài. Nhưng do thức khuya, Lan ngủ dậy muộn, nên đi học không đúng giờ và không hoàn thành bài tập. Việc làm này thể hiện Lan chưa biết tiết kiệm
A. thời gian. B. tiền bạc. C. công sức. D. sức khỏe
Câu 36: Một nhóm bạn trong lớp 6A thường để nước tràn lênh láng khi rửa chân tay ở vòi nước phía sau khu nhà đang xây dựng trong sân trường. Các bạn ấy còn quên tắt điện, quạt trong lớp mỗi khi ra về. Việc làm này thể hiện các bạn chưa có ý thức thực hành lối sống
A. chăm chỉ B. tiết kiệm. C. trung thực. D. siêng năng
Câu 37: Khi đang chơi trước cửa nhà, Lan thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen, muốn gặp mẹ Lan để gửi đồ và trao đổi công việc. Lan mở cửa và lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà. Sau đó, Lan cảm thấy buồn ngủ và ngủ thiếp đi. Đến khi tỉnh dậy Lan thấy mẹ mình đang ngồi bên cạnh, trong nhà có nhiều người, có cả công an. Lan lơ mơ hiểu ra là nhà mình vừa bị mất trộm. Trong trường hợp nà Lan đã gặp phải tình huống nguy hiểm nào
A. Bị bắt cóc. B. Ép mua hàng. C. Trộm cắp tài sản. D. Bị xâm hại
Câu 38: Nghỉ hè, Hoa được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, Hoa bất ngờ bị dòng cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên Hoa cố gắng thoát ra khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì có một bác đang bơi ở gần đó thấy Hoa gặp nguy hiểm đã gọi cứu hộ trên biển và Hoa được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền. Hãy nhận xét về cách ứng phó của Hoa.
A. Hoa đã biết cách ứng phó khi bị đuối nước.
B. Hoa chưa biết ứng phó khi bị đuối nước
C. Hoa đã có kỹ năng ứng phó tình huống
D. Hoa thành thạo kỹ năng ứng phó
Câu 39: Linh và Tùng đang đi xe đạp trên đường về nhà thì bất ngờ gặp một trận mưa to có kèm theo sét. Hai bạn loay hoay tìm chỗ trú thì nhìn thấy trước mặt có một gốc cây to, tán lá rộng lớn. Tùng liền bảo với Linh: “Tớ có mang theo cái ô to đấy, hay là mình đến gốc cây kia rồi bật ô lên để trú mưa”. Linh thấy hợp lý, nên đã làm theo Tùng. Hãy nhận xét về việc làm của Linh và Tùng
A. Tùng có kỹ năng ứng phó thiên tai.
B. Linh có kỹ năng ứng phó mưa giông.
C. Hai bạn chưa có kỹ năng ứng phó giông, sét.
D. Hai bạn thành thạo kỹ năng ứng phó giông sét.
Câu 40: Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Em sẽ khuyên bố như thế nào để sử dụng tiết kiệm nước ?
A. Dùng nước ngoài ao để tưới rau. B. Không nói gì cả.
C. Em đồng tình với việc làm đó của bố. D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.
Câu 41: Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ:
A. Con người. B. Ô nhiễm.
C. Tự nhiên. D. Xã hội.
Câu 42: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người?
A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện.
B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.
C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.
D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.
Câu 43: Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ:
A. Chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy.
B. Thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh.
C. Gào khóc thật to để mọi người nghe thấy.
D. Ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào.
Câu 44: Tình huống nguy hiểm từ con người là:
A. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.
B. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
C. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản.
D. Biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
Câu 45: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là tình huống:
A. Xã hội. B. Môi trường.
C. Nguy hiểm. D. Nhân tạo.
Câu 46: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho
A. Con người và xã hội. B. Môi trường tự nhiên.
C. Kinh tế và xã hội. D. Kinh tế quốc dân.
Câu 47: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là:
A. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.
B. Những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.
C. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.
D. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.
Câu 48: Khi đang chơi trong nhà, A thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà A để chơi. Nếu em là A em sẽ làm như thế nào?
A. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà.
B. Chửi mắng và đuổi người phụ nữ lạ mặt đi.
C. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác.
D. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết.
Câu 49: Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào?
A. Từ chối không giúp. B. Vui vẻ, nhận lời.
C. Phân vân, lưỡng lự. D. Trả nhiều tiền thì giúp.
Câu 50: Dấu hiệu ban đầu nào dưới đây để chúng ta nhận biết về đám cháy?
A. Khói, mùi cháy khét. B. Ánh lửa, khói đen.
C. Ánh lửa, khói nghi ngút. D. Khói, ánh lửa, tiếng nổ, mùi cháy.
Câu 51: Khi có việc liên quan tới an ninh, trật tự chúng ta cần gọi:
A. 111. B. 112.
C. 113. D. 114.
Câu 52: Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học bạn V đang bước thật nhanh để về nhà, thì có một người phụ nữ ăn mặc rất sang trọng, tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa V về nhà. Trong trường hợp này, nếu là V em sẽ làm như thế nào?
A. Vui vẻ lên xe để nhanh về nhà không nắng.
B. Khéo léo gọi điện cho bố mẹ để xác nhận thông tin.
C. Từ chối ngay và chửi mắng người đó là đồ bắt cóc.
D. Đi khắp nơi điều tra rõ xem người phụ nữ đó là ai.
Câu 53: Tình huống nào dưới đây không phải là tình huống nguy hiểm từ con người:
A. Trời mưa, T bị trượt chân ngã trước cổng trường.
B. Trên đoạn đường đi học tiếp giáp hai thôn, L và H hay bị nhóm con trai trêu ghẹo, sàm sỡ.
C. Bác N đang điều khiển xe máy thị bị cướp giật, cả người và xe ngã xuống đường.
D. Trên đường đi học về, N thường xuyên bị nhóm thanh niên bắt nạt, dọa dẫm, đòi đưa tiền.
Câu 54: Đâu không phải là một tình huống nguy hiểm:
A. Bị bong gân. B. Bị axit rơi vào mắt.
C. Bị rắn cắn. D. Bị điểm kém vì không thuộc bài.
Câu 55: Vào một buổi chiều, L đi học về muộn hơn hàng ngày. Khi đang đi bộ đến đoạn đường vắng L bị một kẻ lạ mặt kéo tay định lôi lên trên xe máy. Trong trường hợp này, nếu là L em sẽ làm như thế nào?
A. Gào khóc thật to để người khác nghe thấy. B. Bỏ chạy, khóc và kêu cứu.
C. Nói thật to: “Dừng lại ngay đi”. D. Bỏ chạy.
Câu 56: Khi đang trên đường đi học về, hai bạn T và H gặp cơn mưa dông lớn, sấm sét ầm ầm. H giục T mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. Trong trường hợp này, nếu là T em sẽ làm như thế nào?
A. Rủ H cùng mình tìm nơi trú ẩn an toàn.
B. Mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà.
C. Tìm gốc cây to có tán rộng trú tạm đã.
D. Không mặc áo mưa nữa để chạy cho nhanh.
Câu 57: Đánh số thứ tự những việc cần làm để thoát khỏi dòng chảy xa bờ:
(1) Bơi theo hướng song song với bờ.
(2) Giữ bình tĩnh.
(3) Nhận diện được tình huống nguy hiểm của bản thân.
(4) Nếu gặp dòng chảy xiết nên thư giãn, thử nổi trên mặt nước hoặc đứng nước để giữ sức.
(5) Khi dòng chảy xa bờ suy yếu, bắt đầu bơi chéo góc để thoát khỏi nó và vào bờ.
A. 5-3-2-1-4. B. 4-3-2-1-5.
C. 3-2-1-4-5. D. 2-3-5-4-1.
Câu 58: Hai câu danh ngôn dưới đây nhắc nhở chúng ta ứng phó với điều gì?
- “Thà mất một phút trong đời còn hơn mất một đời trong một phút”.
- “Khi trời đẹp, hãy chuẩn bị cho lúc thời tiết xấu”.
A. Tình huống nguy hiểm. B. Ô nhiễm môi trường.
C. Nguy hiểm tự nhiên. D. Nguy hiểm từ xã hội.
Câu 59: Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là:
A. Tiết kiệm. B. Hà tiện.
C. Keo kiệt. D. Bủn xỉn.
Câu 60: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?
A. Vung tay quá trán. B. Năng nhặt chặt bị.
C. Vắt cổ chày ra nước. D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.
Câu 61: Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?
A. Sự quý trọng thành quả lao động. B. Tiêu xài thoải mái.
C. Làm gì mình thích. D. Có làm thì có ăn.
Câu 62: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa:
A. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.
B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần.
C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.
D. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa.
Câu 63: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm?
A. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ.
B. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác.
C. Người tiết kiệm là ngừơi biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
D. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
Câu 64: Tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của chúng ta:
A. Ổn định, ấm no, hạnh phúc. B. Bủn xỉn và bạn bè xa lánh.
C. Tiêu xài tiền bạc thoải mái. D. Bạn bè trách móc, cười chê.
Câu 65: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng. D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi
Câu 66: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?
A. Chơi rất nhiều thể loại game. B. Rủ bạn bè tụ tập nơi quán xá để ăn uống.
C. Lên Facebook nói chuyện với mọi người. D. Học bài, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.
Câu 67: Đối lập với tiết kiệm là:
A. Xa hoa, lãng phí. B. Cần cù, chăm chỉ.
C. Cẩu thả, hời hợt. D. Trung thực, thẳng thắn.
Câu 68: Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Nếu là V em sẽ làm gì?
A. Xin bố mẹ tiền để tổ chức ở nhà hàng cho sang trọng.
B. Tổ chức sinh nhật tại nhà đơn giản tiết kiệm đầm ấm, vui vẻ.
C. Chửi cho bạn một trận vì chả biết nghỉ cho gia cảnh nhà mình.
D. Mỗi năm sinh nhật có một lần nên phải tổ chức hoàng tráng.
Câu 69: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm?
A. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
B. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác.
C. Người tiết kiệm là ngừơi biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
D. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái.
Câu 70: Câu nói: “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến điều gì dưới đây?
A. Lãng phí, thừa thãi. B. Cần cù, siêng năng.
C. Trung thực, thẳng thắn. D. Tiết kiệm.